Nhận diện 'virus' tin giả trên mạng giữa mùa dịch Covid-19
![]() | Chống nạn tin giả từ việc trau dồi kiến thức và kỹ năng báo chí |
![]() | Phao tin giãn cách xã hội tới 30/4, một người bị phạt 12,5 triệu đồng |
![]() | Tin giả về Covid-19 bùng nổ trên WhatsApp |
Ngoài các đối tượng như trên, lực lượng công an còn xác minh làm rõ một số tổ chức, đối tượng phản động, chống đối, lợi dụng không gian mạng để tung tin bịa đặt, xuyên tạc công tác phòng chống dịch của Đảng và Nhà nước.
Chỉ tính riêng trong những ngày gần đây, theo báo cáo của Bộ Công an, công an các đơn vị, địa phương đã làm rõ và triệu tập đấu tranh với gần 1.500 đối tượng, xử phạt trên 300 đối tượng tung tin xuyên tạc, gỡ bỏ gần 1.000 bài viết vi phạm; đã đăng tải, chia sẻ gần 35.000 bài viết định hướng tuyên truyền, phản bác xuyên tạc… trên không gian mạng.
Chia sẻ với báo chí về nguyên nhân dẫn đến việc tràn lan "virus" tin giả, Thượng tá Nguyễn Thành Lợi, Phó trưởng phòng Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an cho rằng: Những thông tin này đăng tải trên không gian mạng là do người dân tò mò, cho rằng những thông tin này là đúng và hữu ích nên chia sẻ, gửi đến bạn bè, người thân, dẫn đến đăng tải những thông tin mà họ không trực tiếp nhìn thấy hoặc lấy từ những nguồn không chính thống.
Theo các chuyên gia nhận định, “virus" tin giả đã tạo ra những hệ luỵ như gây hoang mang và ảnh hưởng đến xã hội. Trong khi đó, tiếp nhận và lan truyền thông tin trên mạng xã hội như một trào lưu mà không ý thức được trách nhiệm và rủi ro pháp lý mà mình có thể gặp phải. Việc xử lý các hành vi này vẫn chưa đủ sức răn đe vì tính đến thời điểm hiện tại, chưa có ai bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự...
Để nhận biết được tin giả, mới đây Bộ Công an đã đưa ra những hướng dẫn đối với người dân. Theo đó, người dân cần kiểm chứng cơ sở nguồn tin, xem thông tin đó đến từ nguồn nào, nếu đến từ một người lạ, thông tin không rõ ràng cần cảnh giác, có thể xem mục giới thiệu để kiểm tra; Kiểm tra tên miền của trang mạng đăng tải thông tin, thường nguồn phát của thông tin xuyên tạc, giả mạo thường là những trang mạng có tên miền nước ngoài (.com, .org), không có đuôi tên miền Việt Nam “.vn”; Kiểm tra tác giả, đọc kỹ nội dung để suy ngẫm xác định thông tin thật hay giả; tin tức giả hay bị lỗi chính tả hoặc có bố cục lộn xộn, các hình ảnh, video trong tin giả thường bị chỉnh sửa, cắt ghép, thay đổi nội dung, ngày tháng của sự kiện thường bị thay đổi.
Ngoài ra, để chắc chắn độ tin cậy của nguồn tin, người dân nên tìm các tin, bài viết trên các trang chính thống, uy tín có nội dung tương tự để đối chiếu hoặc xin sự tham vấn của các chuyên gia trên từng lĩnh vực; Lựa chọn thông tin đăng tải, chia sẻ từ những trang mạng xã hội nên tiếp cận các luồng thông tin chính thống; không tham gia đăng tải, chia sẻ, bình luận thông tin sai sự thật, hình ảnh phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục và văn hóa của dân tộc hoặc bôi nhọ, xúc phạm danh dự của tổ chức và cá nhân; thông tin trái với quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hoạt động vi phạm pháp luật hoặc thông tin mà chưa rõ nguồn gốc, chưa xác định được tính chính xác của thông tin.
Đặc biệt, để ngăn chặn tin giả, trong trường hợp phát hiện các hoạt động nghi có dấu hiệu vi phạm pháp luật cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý...
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
