agribank-vietnam-airlines

Nhà văn Phong Thu: Biết yêu từng khoảnh khắc

Hà Thư
Hà Thư  - 
Mỗi lần có việc đi qua phố Trương Hán Siêu (Hà Nội) tôi thường nhớ tới nhà văn Phong Thu. Khu tập thể nhà văn Phong Thu ở suốt mấy chục năm trời, phía dưới có thùng thư đề tên ông…
aa
Nhà văn Ma Văn Kháng: Không có cuộc sống thì không có văn chương Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: Tuổi thơ là “cội nguồn sáng tạo”

Nhà văn Phong Thu sinh năm 1934, quê ở Thái Bình, nhưng sống và viết tại Hà Nội. Ông mất ngày 30/12/2020. Như vậy, tính đến nay, ông đã rời xa bàn viết, bạn đọc tròn 3 năm. Sinh thời, cữ tháng 12 như thế này, thể nào ông cũng lui cui trong căn “buồng văn” nhỏ bé, nơi có chiếc hòm gỗ cũ kỹ với biết bao kỷ niệm, để ngồi viết những bài báo Tết. Ông cộng tác với nhiều tờ báo, và Tết đến, ngoài những tờ báo cộng tác thường xuyên, ông còn gửi bài cho nhiều tờ báo khác nữa…

Nhắc đến Phong Thu, nhiều người có thể nhớ đến một cuộc đời làm báo tận tụy, từ hồi làm báo Thiếu niên Tiền phong cho tới tận những ngày cuối đời. Nhưng ấn tượng hơn cả là những bài thơ, những truyện ngắn nhỏ mà ấm, ngắn mà động, như: “Bác Hồ - người cho em tất cả”, “Ong vàng biết quý thời gian”, “Năm cánh sao vui”, “Hoa thơm tặng chú thương binh”, “Đi tìm việc tốt”, “Cây bàng không rụng lá”, “Xe Lu và xe Ca”...

Vào những năm cuối đời, dù tuổi đã cao, nhưng ai đến thăm ông ở căn hộ trên tầng 5 của khu tập thể phố Trương Hán Siêu (Hà Nội), Phong Thu đều nhiệt tình tiếp đón. Với chiếc máy trợ thính, khuôn mặt và giọng nói toát lên vẻ nhẹ nhõm, ông cuốn người nghe vào câu chuyện của mình. Trò chuyện với ông, thấy tâm hồn nhà văn vẫn trẻ trung, có lẽ vì thế giọng văn của ông lúc nào cũng trong sáng, phù hợp với lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng.

Nhà văn Phong Thu
Nhà văn Phong Thu

Tình yêu của ông với thiếu nhi bắt đầu từ những năm tháng dạy bậc tiểu học cho các em nhỏ vùng cao ở Mai Đà (Mai Châu, Hòa Bình). Ông có 12 năm gắn bó với thiếu nhi, đặc biệt là thiếu nhi vùng cao, vừa phải dạy vừa phải hòa nhập vào cuộc sống của các em nên rất hiểu tâm lý, tình cảm lứa tuổi này. Sau đó, thầy giáo Phong Thu quyết định xin về báo Thiếu niên Tiền phong làm việc để có điều kiện đi nhiều, tiếp xúc rộng và viết về các em thiếu nhi nhiều hơn nữa.

Truyện đầu tay viết cho thiếu nhi có tên “Cái mỏ phấn” in trên Tiền phong Thiếu nhi (tờ phụ san của báo Tiền phong, 1955) ký tên Phong Thu và cả cuốn sách đầu tiên “Đi tìm việc tốt” được in năm 1966 ông cũng vẫn giữ gìn cẩn thận, có thể mang ra cho bất cứ ai muốn xem. Nhà văn Phong Thu hóm hỉnh nhớ lại, nhuận bút cuốn sách đầu tiên ấy là 7 đồng, tương đương với 23 bát phở ngon lúc bấy giờ. Ông cũng nhớ như in những tác phẩm mình sáng tác trong hoàn cảnh nào. Chẳng hạn truyện “Cua đồng thức giấc” là vào quãng năm 1964, 1965, lúc này ông đã là phóng viên báo Thiếu niên Tiền phong. Một lần, đang đạp xe về Hải Dương viết bài, thấy các em nhỏ đang bắt cua, ông hào hứng quá cũng xắn quần lội xuống bắt cua và vui đùa cùng với các em. Đêm đến, hình ảnh buổi bắt cua vẫn ríu rít trong đầu, thế là ngồi dậy viết một mạch. Hay truyện “Xe Lu và xe Ca” lại được viết trong lúc ông đạp xe đi khắp 5 tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên…

Có một điều thú vị, những tác phẩm văn chương và báo chí của nhà văn Phong Thu đều ra đời trên chính chiếc hòm được đóng bằng gỗ xoan. Cuối đời viết, khi đến thăm ông, tôi vẫn thấy nhà văn Phong Thu dùng chiếc hòm gỗ làm bàn viết. Những đêm mùa đông, ông chong đèn bàn, ngồi khoanh chân viết văn, viết báo…

Với Phong Thu, chiếc hòm gỗ xoan này là vật bất li thân của ông từ năm 1956, gắn bó với những ngày đi dạy học ở vùng sơn cước. Ông đóng chiếc hòm này một năm sau ngày viết truyện đầu tiên, và kể từ đó, “chiếc hòm gắn bó như người tình”. Đi đâu xa khoảng một tuần là ông đèo theo xe đạp. Và mặt hòm chính là chiếc bàn viết của nhà văn Phong Thu. Hàng trăm truyện ngắn, hàng ngàn bài báo, khoảng 80 đầu sách của ông đều được hoàn thành trên chiếc hòm này. Mặt trong của hòm, ông đề hai câu thơ: “Một kiếp văn chương say đắm thế/ Mấy đời cơm áo… hết hồn tôi”.

Có lần khi tôi hỏi, hơn nửa thế kỷ viết cho thiếu nhi, vậy điều gì đã khiến ông giữ được sự bền bỉ như thế? Nhà văn Phong Thu cười mủm mỉm mà rằng: Khi viết truyện ngắn đầu tiên mình là thầy giáo. Lúc đó mình thấy có vốn sống viết cho các em. Sau này viết thấy có kết quả thì mình tiếp tục viết. Mình không dám nói mình viết vì yêu thích thiếu nhi đâu, vì đó là cách nói cho hay ho mà thôi. Sự thực là mình thấy khi viết cho thiếu nhi “khoái” hơn viết cho người lớn. Khi viết truyện cho các em nhỏ, mình chỉ nghĩ đến điều vui vẻ, nhẹ nhõm. Dù đã viết hàng ngàn truyện cho các em, giờ mỗi khi ngồi viết mình đều không thấy bí đề tài, vẫn hào hứng lắm. Có được nguồn năng lượng ấy bởi mình biết yêu từng khoảnh khắc, tuổi thơ từng sống ở quê như những đứa trẻ nông thôn với đủ trò chơi thơ trẻ…

Nói rồi Phong Thu lại cười, cái cười của một người hiền. Sau cuốn sách này, nhà văn Phong Thu lại hoàn thành những sách mới của mình với tựa đề “Truyện kể ngày còn bé”, và “Cùng em học Văn”. Phong Thu đặc biệt quan tâm đến cách dạy và học môn Văn trong trường phổ thông. Ông đặc biệt nhấn mạnh, muốn viết được văn phải đọc nhiều sách, quan sát nhiều cộng với trí tưởng tượng bay bổng.

Khác với nhiều văn nghệ sĩ, Phong Thu là người giữ nếp sống chỉn chu, chữ viết tay của ông rất đẹp, những năm cuối đời dù mắt không còn nhìn rõ nữa, ông vẫn viết từng hàng chữ thẳng thớm, rồi mới dùng kính lúp để sửa lần cuối. Ông rèn được điều này chính là nhờ những năm tháng làm nghề dạy học trên miền sơn cước. Sau này chuyển sang làm báo, sự cẩn thận lại càng là một đặc tính cần thiết, để tránh xảy ra sơ sót.

Phong Thu không có thói quen đánh máy chữ như một số bạn văn cùng thời. Về già, khi nhà nhà máy tính, laptop nhưng nhà văn cũng không dùng vì ngại. Ông quen thuộc với tập giấy trắng và cây bút. Quen cả với việc lót giấy than dưới trang bản thảo. Cách viết này từng rất phổ biến hồi trước, khi máy photocopy chưa xuất hiện, và các nhà văn cũng chưa biết máy vi tính là gì. Thậm chí, có khi Phong Thu lót hai lượt giấy than, để có được hai bản lưu, nhỡ gửi đi mà ai đó làm thất lạc. Có lẽ đến lúc này, trong giới cầm bút nước mình, chỉ còn mỗi mình ông giữ thói quen này?

Trong “buồng văn” rộng chưa đến 10 m2 của mình, nhà văn Phong Thu sắp xếp ngăn nắp mọi thứ, nâng niu từng trang bản thảo, cẩn thận với từng câu, từng chữ... Giờ mỗi lần đi qua phố Trương Hán Siêu, khu tập thể vẫn còn kia, nhưng nhà văn Phong Thu thì đã đi xa…

Hà Thư

Tin liên quan

Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”.
Hà Nội: Bảo đảm công tác văn thư, lưu trữ thông suốt khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Hà Nội: Bảo đảm công tác văn thư, lưu trữ thông suốt khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Chỉ thị số 06/CT-UBND về việc tăng cường quản lý công tác văn thư, lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Chiều 11/4/2025, trong khuôn khổ hội nghị biểu dương lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020–2025 do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Đà Nẵng tổ chức, UBND TP. Đà Nẵng đã trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố cho ông Dương Quyết Thắng, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NHCSXH vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng chính sách, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng đang tiến hành lấy ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với tổng chiều dài dự kiến hơn 461km. Thông tin này vừa được công bố, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận về một dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Đà Nẵng biểu dương lao động giỏi

Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Đà Nẵng biểu dương lao động giỏi

Ngày 11/4/2025, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Đà Nẵng tổ chức hội nghị biểu dương lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020-2025. Đây là dịp để tôn vinh những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, đóng góp cho sự phát triển bền vững của hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn. Tham dự hội nghị có Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam Dương Quyết Thắng; Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cùng lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan và đại diện nhiều tổ chức hội, đoàn thể.
Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về bảo hiểm.
Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Ngày 11/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Hà Nội - VITM 2025, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Phát triển điểm đến xanh - Nâng tầm du lịch Việt Nam".
Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin - Hộp 1 tuýp 30g do không đạt chất lượng.
Nam A Bank Vietnam Footgolf Open 2025 chính thức khởi tranh

Nam A Bank Vietnam Footgolf Open 2025 chính thức khởi tranh

Ngày 11/4, tại Long An, Giải đấu Footgolf quốc tế đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á - Nam A Bank Vietnam Footgolf Open 2025 - chính thức khởi tranh tại sân golf Royal Long An Golf & Country Club, hứa hẹn mang đến sân chơi mới lạ, hấp dẫn và đầy thử thách cho cộng đồng thể thao.
Nợ bảo hiểm xã hội vẫn "tràn lan"

Nợ bảo hiểm xã hội vẫn "tràn lan"

Cố tình chây ì nợ bảo hiểm xã hội không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật, mà còn đánh mất niềm tin của người lao động. Hậu quả là không chỉ người lao động gánh chịu, mà chính doanh nghiệp cũng sẽ phải trả giá bằng sự quay lưng của xã hội.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data