Nguy cơ dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn cao
![]() | Hà Nội xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi |
![]() | Cần nhanh chóng khống chế dịch tả lợn châu Phi |
Hiện nay, cả nước có 199 xã thuộc 72 huyện của 19 tỉnh, thành phố có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày. Cả nước có 98% số xã đã công bố hết dịch, bảo đảm các điều kiện cho chăn nuôi lợn tái đàn, tăng đàn lợn.
![]() |
Các hộ chăn nuôi lớn có tốc độ tăng đàn, tái đàn tốt |
Các ổ dịch chỉ xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không bảo đảm các điều kiện an toàn sinh học. Các hộ chăn nuôi lớn, gia trại, trang trại bảo đảm an toàn sinh học không để xảy ra dịch bệnh và có tốc độ tăng đàn, tái đàn tốt, ông Phạm Văn Đông chia sẻ.
Đối với dịch lở mồm long móng, từ đầu năm đến nay, cả nước xảy ra 138 ổ dịch type O tại 18 tỉnh, thành phố; số gia súc mắc bệnh là 5.114 con. Số gia súc chết và tiêu hủy là 122 con, giảm gần 3 lần so với năm 2019. Các ổ dịch vừa qua chủ yếu xảy ra trên đàn gia súc chưa được tiêm phòng vắcxin lở mồm long móng. Nguy cơ dịch lở mồm long móng tiếp tục phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao, đặc biệt đối với đàn gia súc chưa được tiêm phòng vắc xin.
Theo đại diện Bộ NN&PTNT, ngân sách Trung ương đã hỗ trợ tổng cộng 6.232 tỷ đồng cho phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (trong đó năm 2019 đã cấp 4.970 tỷ đồng, năm 2020 đã cấp 1.262 tỷ đồng). Các địa phương hỗ trợ khoảng 7.000 tỷ đồng. Hiện, Bộ NN&PTNT đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt cơ chế, chính sách hỗ trợ công tác phòng, chống dịch năm 2020. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng đã hỗ trợ người chăn nuôi lợn tại 63 tỉnh, thành phố cơ cấu lại thời hạn trả nợ với dư nợ 606 tỷ đồng; miễn, giảm lãi vay 163,61 tỷ đồng dư nợ; cho vay mới phục hồi sản xuất 479 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các doanh nghiệp tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn theo hướng bảo đảm an toàn sinh học. Nhờ đó, tỷ lệ tái đàn lợn của các địa phương lên cao, góp phần đưa giá lợn hơi dần xuống mức hợp lý. Đến cuối tháng 7/2020, tổng đàn lợn của cả nước đạt khoảng 25,18 triệu con (bằng 81,9% so với tổng đàn lợn trước khi có bệnh dịch tả lợn châu Phi).
Có 12 tỉnh, thành phố tái đàn và tăng đàn lợn trên 100%, trung bình là 118,3% so với thời điểm trước khi có dịch (tháng 12/2018). Đứng đầu là Bình Phước đạt 164,7%; tiếp đến là Bình Định, Kon Tum, Đắk Nông, Quảng Ngãi... 9 tỉnh có tỷ lệ tái đàn từ 90 đến dưới 100%, trung bình tái đàn 94,3% so với thời điểm 31/12/2018; có 20 tỉnh, thành phố tỷ lệ tái đàn đạt từ 70 đến dưới 90%.
Theo ông Nguyễn Văn Trọng, hiện khâu tái đàn đang tích cực, sắp tới nguồn cung con giống đủ, giá thành sản xuất giảm xuống, giá lợn sẽ tiếp tục xuống. Dự kiến cuối quý III và đầu quý IV/2020 mới có thể cân đối cung - cầu, khi đó giá thịt lợn sẽ cơ bản ổn định.
Nhận định về dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản trong những tháng cuối năm, nhiều chuyên gia về nông nghiệp nhận định, nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao do mật độ đàn và khối lượng đàn chăn nuôi lớn. Cùng với đó, quý IV thường có khối lượng các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản luân chuyển rất lớn nên rủi ro gây ra dịch bệnh lan truyền rất cao. Ngoài ra, biến đổi khí hậu, các yếu tố cực đoan của thời tiết, chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng lớn cũng là các yếu tố tác động.
Do đó cần chủ động thực hiện các giải pháp đảm bảo về nguồn lực, kinh phí phòng, chống dịch bệnh. Cùng với việc tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức người chăn nuôi về những dịch bệnh nguy hiểm, phải quyết liệt trong chỉ đạo lực lượng thú y cơ sở chủ động phát hiện sớm, cảnh báo ổ dịch nghi ngờ và xử lý dứt điểm, không để lây lan diện rộng.
Ông Nguyễn Văn Long - Phó cục trưởng Cục Thú y cho biết, các địa phương cần triển khai tiêm phòng vắc xin đàn gia súc, gia cầm bảo đảm kế hoạch đề ra. Đồng thời rà soát, nắm chắc tổng đàn vật nuôi và các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ để có biện pháp kiểm soát phù hợp, hiệu quả, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
Đồng thời, các địa phương tăng cường hoạt động quản lý chuyên ngành công tác thú y coi biện pháp phòng là chính, cả hệ thống phải vào cuộc từ khu vực quản lý nhà nước từ các doanh nghiệp, doanh nhân và người dân phải thực hiện nghiêm các quy trình về dịch tễ để đảm bảo làm sao chúng ta giữ được an toàn. Giải pháp quan trọng nhất hiện nay là người chăn nuôi và doanh nghiệp phải tiêm phòng triệt để cho đàn gia cầm.
Tin liên quan
Tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới
