agribank-vietnam-airlines

Nguồn vốn FDI dồi dào thúc đẩy phân khúc bất động sản công nghiệp

Hồng Hạnh
Hồng Hạnh  - 
Việt Nam đang thu hút làn sóng FDI thứ tư vào các lĩnh vực công nghệ cao như điện tử, bán dẫn và năng lượng tái tạo, làm tăng nhu cầu về nhà xưởng và hạ tầng công nghiệp, đồng thời thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp xanh.
aa
Bất động sản công nghiệp hưởng lợi từ sự phát triển của ngành bán dẫn Bất động sản công nghiệp phục hồi nhờ dòng vốn FDI mới Các doanh nghiệp đua nhau đầu tư, mở rộng khu công nghiệp
Làn sóng FDI lần này tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao như điện tử, bán dẫn tác động trực tiếp đến bất động sản công nghiệp.
Làn sóng FDI lần này tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao như điện tử, bán dẫn tác động trực tiếp đến bất động sản công nghiệp.

Căn hộ dịch vụ tại Hà Nội có nguồn cầu ổn định

Theo báo cáo nửa đầu năm 2024 của Savills, nguồn cung căn hộ dịch vụ quý II/2024 đạt 6.096 căn, tăng 0,3% so với quý I/2024. Tỷ lệ lấp đầy đạt 83%, tăng nhẹ 1 điểm % theo quý và theo năm. Giá thuê trung bình của sản phẩm nhà ở này cũng đạt mức tốt hơn, ở 601.000 đồng/m2/tháng, tăng 4% theo quý, và 5% theo năm.

Hiện tại, căn hộ hai phòng ngủ chiếm lần lượt 58% và 53% nguồn cầu căn hộ dịch vụ ở khu vực trung tâm và các khu vực khác. Trong khi đó phần lớn khách thuê ở khu phía Tây lại chuộng loại căn hộ có diện tích nhỏ, như studio hay một phòng ngủ.

Đánh giá về sự tác động của nguồn vốn FDI đến thị trường căn hộ dịch vụ, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết, dòng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam đã thu hút nhiều chuyên gia quốc tế đến làm việc, tạo nên một phân khúc khách hàng chủ chốt cho thị trường căn hộ dịch vụ. Họ thường lựa chọn thuê căn hộ dịch vụ do các đơn vị quốc tế quản lý vận hành, đáp ứng được nhiều yêu cầu về chất lượng dịch vụ.

Sự phát triển cơ sở hạ tầng cũng là yếu tố có vai trò to lớn trong việc tăng tính hấp dẫn của phân khúc căn hộ dịch vụ. Theo báo cáo của Savills, Hà Nội dự định sẽ đẩy nhanh việc triển khai các dự án then chốt, bao gồm: Cầu Thượng Cát, Cầu Vạn Phúc bắc qua sông Hồng, đường gom phía Đông cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và tuyến đường nối Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính. Những tuyến đường này được kỳ vọng giúp giảm thời gian di chuyển từ trung tâm Hà Nội - nơi tập trung nhiều căn hộ dịch vụ tới những khu công nghiệp lân cận.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, từ năm 2024, có khoảng 5.909 căn hộ dịch vụ sẽ được cung cấp từ 17 dự án sắp tới. Một số dự án tiêu biểu bao gồm PARKROYAL Serviced Suites Hà Nội, Epic Tower, Fusion Suites và Tây Hồ Complex. Thêm vào đó, Swiss-Belhotel International, một đơn vị vận hành quốc tế, sẽ gia nhập thị trường Việt Nam thông qua dự án Epic Tower. Dự kiến, các đơn vị vận hành quốc tế sẽ chiếm tới 55% trong tổng nguồn cung căn hộ dịch vụ trong tương lai để đáp ứng.

Tiềm năng bất động sản công nghiệp

Theo công bố của Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về tình hình thu hút vốn nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2024, có tới 70,4% tổng vốn FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Đồng thời, Việt Nam đang đứng trước cơ hội đón nhận làn sóng FDI lần thứ tư.

Làn sóng FDI lần này có thể tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao như điện tử, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và năng lượng tái tạo. Sự phát triển của các lĩnh vực này tác động trực tiếp đến bất động sản công nghiệp nhờ việc gia tăng nhu cầu về nhà xưởng đáp ứng tốt yêu cầu cơ sở hạ tầng, dịch vụ.

Nhu cầu đa dạng hóa hóa chuỗi cung ứng của các nhà đầu tư trong bối cảnh việc đặt nhà máy ở Trung Quốc không còn là sự lựa chọn tối ưu về chi phí cũng giúp Việt Nam trở thành một điểm đến được nhiều nhà đầu tư cân nhắc. Mới đây tập đoàn Nvidia từ Hoa Kỳ cam kết đưa Việt Nam thành một trung tâm công nghệ mới với thỏa thuận trị giá 200 triệu USD; hay Hana Micron từ Hàn Quốc và Intel với những dự án có quy mô lên tới hàng tỷ USD.

Xét về khu vực phát triển, theo dữ liệu từ Cục Đầu tư Nước ngoài, Bắc Ninh vẫn là điểm đến được các nhà đầu tư ưa ái với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2,58 tỷ chiếm 17% tổng của cả nước. Đứng thứ hai là Ba Rịa - Vũng Tàu với 1,54 tỷ USD, và Quảng Ninh xếp vị trí thứ 3 với 1,36 tỷ USD. Tiếp theo lần lượt là Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, ông Thomas Rooney - Quản lý Cấp cao Bộ phận Bất động sản Công nghiệp tại Savills Hà Nội chia sẻ, vấn đề lớn nhất mà các khu công nghiệp hiện tại đang gặp phải là năng lượng. Một số nhà đầu tư yêu cầu mức năng lượng lớn, lên tới 10-30 megawatt. Đây là một con số khá khó đáp ứng đối với các khu công nghiệp ở thời điểm hiện tại.

Để sớm khắc phục vấn đề về truyền tải điện, Chính phủ đã lên kế hoạch triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện tại xã Quỳnh Lập tỉnh Nghệ An, với công suất 1500 megawatt, dự kiến vận hành vào năm 2029-2030. Đây là những nỗ lực đáng chú ý để duy trì sức hút của thị trường Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, ông Thomas cũng chia sẻ, các khu công nghiệp cần chú ý đến xu hướng xanh để tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư thì phát triển khu công nghiệp xanh là một xu hướng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu. Vì vậy, ngày càng nhiều nhà đầu tư tập trung vào nền kinh tế tuần hoàn. Việt Nam đặt mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

Do đó, nhu cầu bất động sản công nghiệp xanh không chỉ đến từ việc phát triển bền vững trong ngành sản xuất mà còn từ yêu cầu của Chính phủ. Trở ngại lớn nhất hiện nay có lẽ sẽ là các vấn đề tài chính và quy định của Chính phủ. Dù vậy, các nhà đầu tư chắc chắn sẽ hợp tác giải quyết trong tương lai.

Dựa trên dữ liệu sơ cấp từ quá trình làm việc với khách hàng, ông Thomas đánh giá khoảng 80% - 85% các nhà đầu tư nước ngoài có yêu cầu về tiêu chuẩn ESG. Đồng thời, Việt Nam đang thích ứng với xu hướng này.

Theo dữ liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến năm 2030, khoảng 40% - 50% các tỉnh thành trong cả nước sẽ lên kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện có thành khu công nghiệp sinh thái, và 8% - 10% các tỉnh thành sẽ có định hướng xây dựng các khu công nghiệp sinh thái mới.

Hồng Hạnh

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội quý I/2025 đang trên đà khởi sắc rõ rệt, ghi nhận mức hấp thụ ròng diện tích bán lẻ cao so với quý trước, cho thấy sức hút mạnh mẽ của thị trường. Giá thuê tại khu vực trung tâm cũng ghi nhận mức tăng trưởng đáng chú ý.
Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Nguồn cung nhà ở xã hội (NƠXH) tại Việt Nam vẫn còn hạn chế, trong khi nhu cầu về loại hình nhà ở giá rẻ này ngày càng bức thiết. Để khơi thông nút thắt, Bộ Xây dựng đề xuất nâng mức lợi nhuận tối đa cho chủ đầu tư NƠXH từ 10% lên 13%. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đầu tư và hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn hộ NƠXH, nhưng liệu đây có phải là giải pháp bền vững để đáp ứng nhu cầu an cư của người thu nhập thấp?
Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Theo nghiên cứu của Công ty DKRA, trong quý 1/2025, thị trường bất động sản nhà ở khu vực TP. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận ghi nhận sự cải thiện đáng kể về sức cầu ở một số phân khúc so với cùng kỳ năm trước.
Niềm tin người mua nhà được củng cố

Niềm tin người mua nhà được củng cố

Tại cuộc họp về Tiêu điểm Thị trường Bất động sản quý 1/2025 diễn ra mới đây, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Trưởng bộ phận tiếp thị Nhà ở CBRE Việt Nam nhận định, ba tháng đầu năm 2025, nguồn cung nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục hạn chế, với 350 căn hộ và 58 căn nhà phố, biệt thự xây sẵn mở bán mới.
Thế hệ trẻ nan giải bài toán an cư

Thế hệ trẻ nan giải bài toán an cư

Trong khi thị trường bất động sản liên tục thiết lập những đỉnh giá mới, bỏ xa tốc độ tăng trưởng thu nhập, thế hệ trẻ đang phải đối mặt với bài toán an cư ngày càng nan giải.
Lừa đảo mua nhà ở xã hội: Cẩn thận tiền mất, tật mang

Lừa đảo mua nhà ở xã hội: Cẩn thận tiền mất, tật mang

Là mái ấm mơ ước của nhiều người thu nhập thấp, nhưng nhà ở xã hội đang trở thành “miếng mồi béo bở” cho những kẻ lợi dụng sự cả tin của người dân để trục lợi. Thời gian gần đây, tại TP. Đà Nẵng, nhiều thủ đoạn lừa đảo tinh vi đã bị phát hiện, cho thấy thực trạng đáng lo ngại trong giao dịch nhà ở xã hội…
“Kiềng ba chân” bảo chứng cho lợi thế kinh doanh vững chắc tại Asia Vibe

“Kiềng ba chân” bảo chứng cho lợi thế kinh doanh vững chắc tại Asia Vibe

Sự kiện khởi công vòng xuyến dự án Vinhomes Golden Avenue (TP Móng Cái, Quảng Ninh) đã góp phần nâng giá trị bất động sản tại đây lên tầm cao mới. Trong đó, dòng sản phẩm shophouse deluxe Asia Vibe càng trở nên đắt giá nhờ hội tụ “kiềng ba chân”: hạ tầng bứt phá, tiềm năng kinh doanh đa dạng và chính sách ưu đãi hấp dẫn.
Mở ra cơ hội cho người trẻ mua nhà

Mở ra cơ hội cho người trẻ mua nhà

Nhiều lao động trẻ hiện nay vẫn loay hoay với bài toán làm sao có thể sở hữu cho mình căn nhà đầu tiên khi chưa đáp ứng được điều kiện mua nhà ở xã hội và cũng chẳng đủ khả năng tài chính để mua nhà ở thương mại.
Sốt đất ảo tại Quảng Nam, chính quyền tăng cường kiểm soát

Sốt đất ảo tại Quảng Nam, chính quyền tăng cường kiểm soát

Những ngày gần đây, thị trường bất động sản tại Quảng Nam, đặc biệt là khu vực giáp ranh TP. Đà Nẵng, đang nóng lên bất thường trước tin đồn về việc sáp nhập hai địa phương. Giá đất tại một số khu vực thuộc thị xã Điện Bàn tăng mạnh chỉ trong thời gian ngắn, khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ sốt ảo, thổi giá.
Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 1/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data