Người bạn đồng hành
![]() |
Ảnh minh họa |
Tác giả Nguyễn Thị Hải Giang qua bài viết: Hành trình “bạn” đến bên tôi kể. Từ nhỏ do một cơn bệnh, chị đã phải bước đi khập khễnh, người nghiêng hẳn một bên. Trong một lần được người thân đưa đến Trung tâm phục hồi chức năng để chờ chụp phim với ý định phẫu thuật cho chân được thẳng, thì tình cờ gặp một đoàn bác sĩ nước ngoài đến khám và tư vấn miễn phí.
Họ đề nghị chị không nên mổ và lấy hai chiếc nẹp gỗ bó vào chân chị, quấn băng lại bảo bước thử. Thật diệu kỳ và hạnh phúc, khi chị bước đi mà không cần nhờ đến cánh tay tì vào chân làm điểm tựa. Từ đó, hai chiếc nẹp gỗ đã trở thành “bạn đồng hành” cùng chị, dù phải gian nan luyện tập… để rồi dần dần mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.
Ở bài dự thi của Nguyễn Hữu Minh như một lời tự sự khi viết: “Thư gửi bạn - Người biết lắng nghe”. Anh cho biết, suốt tuổi thơ quanh quẩn trong nhà, phải di chuyển bằng mông và tay. Cho đến một ngày, khi mẹ bảo rằng: “có cách giúp con bước ra khỏi bốn bức tường của ngôi nhà để khám phá thế giới…”.
Vậy là anh vô cùng háo hức, mộng mị hàng đêm về một phép màu có thật. Tác giả gọi chiếc xe lắc ba bánh mà mẹ đã được Hội Chữ thập đỏ tặng là “Em”. Vậy là nhờ “Em” mà lần đầu anh gần với biển, lần đầu thấy những con đường dài mênh mang và gặp được những người bạn cùng cảnh ngộ.
Sau thời gian không ngừng nỗ lực hòa nhập cộng đồng, anh đã có một mái ấm cùng người vợ hiền và cô con gái xinh. Tác giả nhắn gửi: Chúng ta phải tiếp tục sống bằng cách này hay cách khác và quan trọng phải sống thật có ích, nếu khó khăn quá thì xin đừng ngần ngại tìm kiếm một “người bạn đồng hành”, tin rằng khi đó chặng đường sẽ dễ dàng hơn…
Lê Thị Dịu Châu qua bài viết “Người bạn ân tình”, kể lại, từ nhỏ đôi mắt chị đã không có khả năng cảm nhận ánh sáng. Vào năm 1992, chị may mắn được vào trường chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu, khi trường này vừa thành lập để nuôi, dạy văn hóa chữ nổi cho trẻ em khiếm thị.
Nơi đây, chị cũng được học thêm về kỹ năng hòa nhập, tự chăm sóc phục vụ bản thân và định hướng di chuyển với dụng cụ là chiếc gậy dò đường. Chiếc gậy đã trở thành thân quen, gắn bó với chị như người bạn không thể thiếu trong cuộc sống. Chị xác định con đường duy nhất để thay đổi số phận chỉ có thể là học tập. Chị học hết cấp 3 rồi thi trúng tuyển vào khoa ngoại ngữ Đại học Duy Tân. Cuối niên khóa 2007, chị tốt nghiệp Cử nhân Anh văn loại khá cùng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm loại giỏi và được đề bạt giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội người mù TP. Đà Nẵng.
Dù vậy, theo chị Dịu Châu: “Với tôi niềm vui không nằm ở thành tích hoặc chức vụ, không vì tiền vì quyền mà ở chỗ tôi đã đủ năng lực để đem lại lợi ích tinh thần, vật chất cho mình và nhiều người cùng cảnh ngộ…”.
Bên cạnh những nỗ lực bản thân, sự may mắn đến với họ kể từ khi gặp được “người bạn đồng hành” - dụng cụ trợ giúp người khuyết tật đã đem đến cho họ một phép lạ kỳ diệu, mở ra một chân trời mới lạc quan… đã đem lại sự thay đổi tích cực cho bản thân người khuyết tật.
Cứ thế, mỗi tác phẩm dự thi là một câu chuyện đời rất thật của chính tác giả. Cũng chính vì vậy, mỗi tác phẩm dự thi của người khuyết tật viết về “người bạn đồng hành” của mình vừa có tính nhân văn vừa có tính thuyết phục, lan tỏa, tuyên truyền rộng rãi đến cộng đồng về những tấm gương đầy nghị lực, vượt khó đi lên.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
