Ngày cuối cùng của khuyến mại 50%
![]() | Một số chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 3/2018 |
![]() | CMC Telecom được bình chọn là Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cho DN tốt nhất Việt Nam |
Nhiều điểm bán thẻ cào điện thoại hôm 28/2 vừa qua thực sự bị quá tải. Trên nhiều con phố tập trung các cửa hàng bán sim, thẻ tại Hà Nội, như Tây Sơn, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Cừ… tình cảnh chung là người mua xếp lớp vòng trong vòng ngoài. Nhu cầu mua thẻ nạp tiền điện thoại di động tăng vọt khiến khả năng đáp ứng của nhiều cửa hàng bị “vỡ trận”.
![]() |
Các cửa hàng bán thẻ điện thoại đều đông khách trong ngày 28/2 vừa qua |
Lý do dẫn tới nhu cầu nạp thẻ cào, nạp tiền điện tử tăng cao là bởi 28/2 là ngày cuối cùng các mạng viễn thông di động được khuyến mại đến 50% giá trị tiền nạp đối với thuê bao trả trước. Kể từ ngày 1/3, khi Thông tư số 47/2017/TT-BTTTT quy định hạn mức khuyến mại đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất có hiệu lực, mức khuyến mại đối với đối tượng nêu trên tối đa chỉ còn 20%.
Theo đó, nhiều hãng viễn thông cho biết sẽ mở đợt khuyến mại cuối cùng 50% giá trị nạp tiền cho thuê bao trả trước trong ngày 28/2, đồng loạt nhắn tin thông báo chương trình này cho thuê bao. Rất nhiều người dân không mua được thẻ cào, sau đó đã tham gia vào “cuộc vật lộn” nạp tiền trực tuyến.
Một người bạn của tôi cho biết, từ sáng 28/2 anh đã bỏ lại mọi công việc để “canh me” nạp tiền điện thoại. Nhưng đến chiều tối, anh cũng mới nạp được 3 triệu đồng cho 2 số thuê bao. Anh này nạp liên tục, mỗi lần nạp 500 nghìn đồng, nhưng mạng tắc nghẽn. “Tôi định nạp tiền tổng cộng 10 triệu đồng cho 2 thuê bao để hưởng khuyến mại 5 triệu đồng, nhưng không thể thực hiện được”, anh bạn cho hay.
Nhiều người khác, sau những nỗ lực nạp tiền không thành, đã đăng lên mạng xã hội nhờ người khác có tài khoản nạp tiền vào số điện thoại của mình và sẵn sàng thanh toán ngay khi được thông báo nạp tiền thành công, kèm theo một chút phí cho người nạp giúp.
Chưa có thông tin nào cho biết tổng số tiền, số lượng thuê bao trả trước đã nạp tiền thành công trong ngày 28/2 vừa qua, nhưng chắc chắn đó phải là một con số vượt trội so với ngày thường.
Các chủ thuê bao trả trước, qua việc nỗ lực mua thẻ, nạp tiền, cho thấy đang muốn “níu kéo” chính sách khuyến mại tối đa 50%, hưởng lợi lâu nhất có thể. Động thái đó gợi mở khả năng các chủ thuê bao trả trước, nếu vẫn tiếp tục quan tâm đến mức khuyến mại cao, có thể sau khi sử dụng hết giá trị nạp và khuyến mại mà họ đã nỗ lực đạt được hôm 28/2 vừa qua, có thể sẽ ra quyết định chuyển thuê bao trả trước thành trả sau, hình thức mà cơ quan quản lý đang rất muốn đạt được. Bởi theo Thông tư 47 kể trên, giá trị khuyến mại tối đa cho thuê bao di động trả sau vẫn ở mức 50%.
Điều chỉnh này của cơ quan quản lý, khi tác động đến các thuê bao trả trước, là nhằm quản lý chặt chẽ hơn với hình thức này – một bước tiến khác, quan trọng, sau khi siết chặt thuê bao trả trước qua giảm mức khuyến mại tối đa từ 100% xuống 50% vào năm 2016.
Bởi trên thực tế, do thuê bao trả trước không phải cung cấp nhiều thông tin cá nhân khi đăng ký, thậm chí có thể mua SIM trả trước mà không phải xuất trình giấy tờ cá nhân, được nhà mạng khuyến mại nhiều nên nhiều một số chủ thuê bao đã lợi dụng đăng ký thuê bao trả trước nhằm sử dụng cho hoạt động nhắn tin quảng cáo, lừa đảo, có nội dung độc hại…
Việc làm trên của cơ quan quản lý tỏ ra khá hiệu quả. Một số tờ báo trích thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết tính đến hết năm 2017, tổng số SIM thuê bao có dấu hiệu nghi vấn được phát hiện là hơn 28 triệu, trong đó đã có khoảng 4 triệu SIM đã đăng ký lại thông tin hoặc đã bị hủy, khóa (do hết thời hạn sử dụng…); tổng số thuê bao bị khóa tài khoản, thu hồi là hơn 24 triệu SIM thuê bao.
Đồng thời, sau 7 tháng triển khai cam kết ngăn chặn tin nhắn rác, từ tháng 5-11/2017, số lượng tin nhắn rác chặn được trên toàn mạng là 214 triệu tin nhắn, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã tiếp nhận 68.610 lượt phản ánh tin nhắn rác đến đầu số 456…
Mặt khác, việc giảm hạn mức khuyến mại tối đa nói trên, theo hướng kiểm soát thuê bao trả trước và phát triển thuê bao trả sau, cũng đảm bảo nền tảng cạnh tranh lành mạnh hơn trên thị trường dịch vụ thông tin di động, bảo đảm an toàn, an ninh xã hội. Vì trên thực tế, thuê bao trả sau thường là nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ lâu dài, cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà mạng khi đăng ký dịch vụ, lại rất ít được hưởng chính sách khuyến mại.
Tóm lại, điều chỉnh chính sách này của cơ quan quản lý sẽ thúc đẩy thị trường viễn thông di động có những chuyển dịch mới. Cạnh tranh duy trì và giữ thuê bao trả sau có thể sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới – một thay đổi có lợi cả về mặt quản lý thuê bao, tạo bình đẳng trong cạnh tranh trên thị trường, có lợi cho người dùng.
Trích Điều 3, Thông tư 47: 1. Tổng giá trị tối đa dùng để khuyến mại trong một chương trình khuyến mại cho thuê bao dịch vụ thông tin di động trả trước không được vượt quá 20% tổng giá trị của dịch vụ thông tin di động, hàng hóa viễn thông chuyên dùng đối với dịch vụ thông tin di động được khuyến mại. 2. Tổng giá trị tối đa dùng để khuyến mại trong một chương trình khuyến mại cho thuê bao dịch vụ thông tin di động trả sau không được vượt quá 50% tổng giá trị của dịch vụ thông tin di động, hàng hóa viễn thông chuyên dùng đối với dịch vụ thông tin di động được khuyến mại. |
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
