agribank-vietnam-airlines

Ngập lụt do... quy hoạch

Bài và ảnh Nghi Lộc
Bài và ảnh Nghi Lộc  - 
Cần quy hoạch lại hệ thống thoát nước, tương xứng với tốc độ phát triển của đô thị...
aa
Đà Nẵng: Mưa lớn, nhiều tuyến đường ngập sâu
Phía sau sự phát triển nóng của Nha Trang

Quy hoạch bất cập

10 ngày sau những trận mưa lịch sử, việc thành phố bị ngập nặng lại đang làm “nóng” kỳ họp HĐND TP. Đà Nẵng lần thứ 9, khóa 9 nhiệm kỳ 2016 - 2021. Tại phiên họp, nhiều đại biểu cho rằng, còn có những bất cập trong công tác quy hoạch, khiến cho Đà Nẵng một thành phố liền sông, liền biển lại có thể dễ dàng ngập lụt đến như vậy.

Ngập lụt do... quy hoạch
Tốc độ đô thị hóa nhanh đang để lại những hệ lụy ở Đà Nẵng

Trước đó, trận mưa lịch sử trong hai ngày 8 và 9/12/2018 đã khiến nhiều nơi ở TP. Đà Nẵng chìm trong biển nước. Khắp thành phố nơi nào cũng thấy ngập, nước dâng cao với hàng nghìn ngôi nhà bị nước tràn vào. Đặc biệt, trên các tuyến phố ở trung tâm như, Hàm Nghi, Phan Đăng Lưu, Núi Thành, Tống Phước Phổ... nhiều xe hơi ngập sâu trong biển nước.

Nhiều tuyến đường bị ngập sâu từ 0,3 đến 1m, nhiều đường kiệt cũng ngập sâu hơn 1m, đặc biệt là kiệt 640 Trưng Nữ Vương bị ngập sâu đến 1,8m... Có thể nói, đây là trận ngập lụt nặng nề nhất của thành phố trong nhiều năm gần đây.

Trước hậu quả nặng nề của đợt mưa lũ, một số cơ quan chức năng ở địa phương đã đưa ra lý giải rằng, hệ thống thoát nước không vận hành kịp, khó trụ nổi với lượng mưa trên 100mm. Tuy nhiên, ý kiến của nhiều chuyên gia quy hoạch đô thị lại bác bỏ quan điểm này.

Theo KTS Hồ Duy Diệm - nguyên Trưởng Ban quy hoạch tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nguyên Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch TP. Đà Nẵng, lượng mưa 100mm hay hơn 600mm không phải là vấn đề mà mấu chốt là mưa bao lâu, liên tục hay không và thoát nước được bao nhiêu?

Theo ông Diệm, ngoài những yếu tố bất lợi do thiên tai thì những bất cập trong công tác quy hoạch, lỗ hổng trong quản lý vận hành hệ thống thoát nước cũng đã khiến xảy ra tình trạng ngập lụt như trong cơn mưa vừa qua.

Trên thực tế, các vùng chứa nước tự nhiên vốn là vành đai xung quanh thành phố đến nay cơ bản không còn, thay vào là các cao ốc, khu đô thị. Ngoài ra, việc quy hoạch các tuyến đường ven bờ sông, ven hồ, ven biển khi xây dựng những con đường cao hơn đất trong thành phố khiến nước trong thành phố không thoát được.

Thậm chí, việc lấn chiếm mặt sông, tạo nền cao như ở ven sông Cổ Cò hay khu đảo Xanh ven sông Hàn… cũng góp phần ngăn việc thoát nước, khiến cho nhiều khu vực trung tâm bị ngập nặng mỗi khi có mưa lớn. Trên thực tế ở TP. Đà Nẵng cũng như nhiều đô thị lớn, các công trình, khách sạn hay resort, thường được thiết kế có cốt nền cao để không bị ngập. Còn lại mức độ ảnh hưởng đến việc thoát nước đối với các công trình xung quanh lại bị xem nhẹ.

Bên cạnh đó, diện tích các hồ chứa nước trên địa bàn thành phố cũng đang bị thu hẹp. Nhiều nơi, trước đây là khu vực đồng ruộng, vùng trũng làm nơi thoát nước hiệu quả nhưng nay không còn. Khu vực trung tâm còn rất ít hồ chứa nước, công viên, đất trống vùng trũng...

Quá trình phát triển đô thị đã làm giảm đi số lượng hồ điều tiết tự nhiên trong thành phố từ 42 hồ còn 30 hồ, tương ứng với diện tích hồ còn khoảng gần 200ha, với dung tích chứa khoảng 3,5 triệu m3; Thay thế vào đó là bê tông cốt thép khiến việc thoát nước càng thêm khó khăn.

Ngoài ra, theo nhiều người hiện hệ thống các cống thoát nước trên địa bàn thành phố cũng đang gặp những vấn đề. Ở một số đoạn, không được duy tu, nạo vét thường xuyên, không kiểm soát tốt tình trạng xả thải nước ngầm lẫn bùn đất của công trình thi công ra cống gây tắc cục bộ, càng khiến việc ngập nước trên địa bàn thêm trầm trọng.

Giải pháp khắc phục

Được biết, từ năm 1998 đến nay Đà Nẵng đầu tư hơn 5,2 nghìn tỷ đồng cho các dự án thoát nước trên địa bàn Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thành Tiến - Trưởng Ban đô thị HĐND TP. Đà Nẵng, qua giám sát thì hệ thống thoát nước của thành phố đã lạc hậu và không theo kịp sự phát triển đô thị. Thành phố cũng chưa duy tu, nạo vét hệ thống mương thoát nước trong thời gian dài; Chưa kiểm soát đượcxả thải nước ngầm lẫn bùn đất công trình thi công ra cống gây tắc cục bộ; Chưa có biện pháp hạn chế xả thải của nhiều dự án lớn, gây quá tải hạ tầng lên công trình thoát nước...

Để TP. Đà Nẵng thoát khỏi cảnh mưa là ngập như hiện nay, theo ý kiến của các chuyên gia, cần đánh giá tổng thể nhu cầu thoát nước của thành phố để xác định chính xác nguyên nhân. Từ đó, đầu tư nâng cấp các tuyến cống hiện tại và tuyến cống mới đảm bảo năng lực thoát nước phù hơp.

Cũng theo KTS Hồ Duy Diệm, trước mắt cần tiến hành khơi thông cống rãnh, đào dẫn dòng, vận hành kịp thời các cửa xả ven biển, ven sông; Phá dỡ đê quai thoát nước tại các công trình đang thi công, nạo vét các lòng hồ điều tiết như, Thạc Gián, Vĩnh Trung…

Về lâu dài là phải làm sao đưa về trạng thái cân bằng tự nhiên. Trong đó, cần tìm các khu đất trũng để biến thành hồ chứa nước thay cho các khu vực vùng trũng trước kia nay đã thành khu đô thị. Ngoài ra cần tính đến những vấn đề như thời điểm bất thường của thời tiết, lượng mưa… để có thông số thiết kế xây dựng phù hợp, đảm bảo chủ động an toàn trong những ngày mưa lũ.

Đồng quan điểm, theo ông Nguyễn Nho Trung - Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng, cần xây dựng kế hoạch duy tu, nạo vét định kỳ cho hệ thống thoát nước hiện trạng; Kiểm soát nghiêm việc xả thải thi công phần móng của các công trình xây dựng; Đồng thời, có lộ trình thay thế đồng bộ các cửa thu nước kết hợp các công tác tuyên truyền để bảo vệ không để rác thải vào cống gây tắc nghẽn cục bộ.

Để giải quyết căn cơ vấn đề thoát nước đô thị Đà Nẵng, ông Nguyễn Thành Tiến cho rằng, cần rà soát, đánh giá lại quy hoạch tổng thể thoát nước của Đà Nẵng. Qua đó, nhận diện những khu vực yếu thế, những khu vực phát triển tập trung của đô thị để cập nhật, bổ sung, tích hợp vào quy hoạch chung thành phố sắp tới. Trên cơ sở quy hoạch, tính toán, nâng cấp các tuyến cống hiện trạng và đầu tư tuyến cống mới đảm bảo năng lực thoát nước cho phù hợp.

Trong đó, đối với khu vực trung tâm như quận Hải Châu, Thanh Khê, cần tiếp tục đầu tư để khớp nối hệ thống thoát nước hiện có nhằm tăng khả năng chia sẻ thoát nước. Đối với các khu đô thị mới, cần quy hoạch cụ thể về diện tích hồ điều tiết để giải quyết bài toán thoát nước khu dân cư. Đặc biệt, đối với dự án thoát nước phía đông thành phố, cần thiết xem xét, đánh giá cẩn trọng việc bố trí sát biển, bởi sẽ là nguy cơ và rủi ro cao, ô nhiễm môi trường.

Bài và ảnh Nghi Lộc

Tin liên quan

Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”.
Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng đang tiến hành lấy ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với tổng chiều dài dự kiến hơn 461km. Thông tin này vừa được công bố, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận về một dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về bảo hiểm.
Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Ngày 11/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Hà Nội - VITM 2025, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Phát triển điểm đến xanh - Nâng tầm du lịch Việt Nam".
Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin - Hộp 1 tuýp 30g do không đạt chất lượng.
Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ ITE HCMC 2025 - hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam và khu vực hạ nguồn sông Mê kông lần thứ 19 sẽ diễn ra từ ngày 4-6/9/2025, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết, trong quý I/2025, Công ty đã tổ chức vận hành tuyệt đối an toàn 39.070 lượt tàu, phục vụ 4,78 triệu lượt hành khách, tăng 13,3% so với quý I/2024.
Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Ngày10/4/2025, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025 với chủ đề “Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam” đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE Hà Nội, Cung Văn hóa Hữu Nghị (Hà Nội).
NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

Ngày 10/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 2 bàn giao căn nhà sửa chữa tại khu phố Hưng Thạnh, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động nằm trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có hoàn cảnh khó khăn của ngành Ngân hàng thành phố.
TP. Hồ Chí Minh gấp rút hoàn thiện công tác chuẩn bị cho đại lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh gấp rút hoàn thiện công tác chuẩn bị cho đại lễ 30/4

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị gấp rút dồn mọi nguồn lực để tổ chức chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data