Ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua
Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ các nước châu Phi bảo đảm an ninh lương thực Tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh vật tư nông nghiệp Xu hướng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học tăng mạnh |
![]() |
Xuất khẩu rau quả ghi dấu ấn kỷ lục. |
Nhiều điểm sáng trong nông nghiệp
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, năm 2023, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Đáng chú ý, trong bối cảnh xuất khẩu chung của cả nước suy giảm thì tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 53,01 tỷ USD, xuất siêu đạt mức kỷ lục 12,07 tỷ USD, tăng 43,7% so với năm ngoái. Sáu mặt hàng trong năm xuất khẩu trên 3 tỷ USD là: rau quả, gạo, hạt điều, cà phê, tôm, gỗ và sản phẩm gỗ.
Tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 3,83%, cao nhất trong nhiều năm gần đây, đóng góp lớn vào mức tăng trưởng 5,05% của nền kinh tế.
Theo TS. Trần Hữu Hiệp - Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều loại nông sản đang tạo ra bước chuyển mới từ lượng sang chất. Sản lượng, giá trị, giá bán và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gạo năm 2023 đạt mức kỷ lục sau 34 năm nước ta quay trở lại thị trường xuất khẩu gạo thế giới. Gạo Việt đã vượt qua gạo Thái, đang có giá bán cao nhất.
Quyền thương lượng đã chuyển từ người mua gạo sang người bán khi ta đang nắm giữ nguồn cung quan trọng trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung lương thực trên toàn cầu. Cùng với gạo lên đỉnh thế giới là cà phê Việt liên tục lập đỉnh giá và đạt kim ngạch xuất khẩu gần 4,2 tỷ USD. Trong lịch sử xuất khẩu hơn 30 năm qua, giá cà phê năm 2023 đã tăng cao chưa từng có.
TS. Trần Hữu Hiệp cho hay, các mặt hàng nông sản xuất khẩu đã tạo ra 4 mảng màu sáng trong bức tranh xuất khẩu. Đó là quy mô xuất khẩu không ngừng được mở rộng và tăng trưởng khá cao; cơ cấu hàng hóa xuất khẩu được cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến; hàng xuất khẩu tiếp tục được mở rộng về quy mô, đa dạng, phong phú về chủng loại; xuất khẩu nông sản đóng góp quan trọng, giúp giữ cán cân thương mại xuất siêu nhiều năm qua.
Số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên tăng đều qua các tháng và đạt 11.000 sản phẩm (tăng 2.189 sản phẩm so với năm 2022). Một điểm nhấn của ngành chăn nuôi năm vừa qua là đã nghiên cứu, sản xuất thành công và xuất khẩu vaccine thương mại phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Đẩy mạnh mô hình tăng trưởng thực chất
Năm 2024 dự báo nền kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như: giá vật tư nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn ở mức cao, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; mưa lũ diễn biến bất thường, nắng nóng gay gắt hơn, nguy cơ hạn hán, thiếu nước nặng nề do tác động của El Nino…; đặc biệt là tác động từ xung đột, bất ổn của thế giới.
Mặc dù vậy, ngành Nông nghiệp vẫn đặt mục tiêu phát triển với các chỉ tiêu, như tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,0 - 3,5%, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản khoảng 54 - 55 tỷ USD.
Để đạt được những mục tiêu đề ra, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, toàn ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, hiện đại, kinh tế tuần hoàn; nhất là "Nông nghiệp bền vững, minh bạch và có trách nhiệm".
Năm 2024 là năm chuyển đổi mạnh mẽ tư duy đến hành động sang kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp sinh thái, hiện đại, tìm giải pháp kết nối cung cầu, thúc đẩy tiêu thụ nông sản vào vụ thu hoạch, nhất là kết nối đưa nông sản vào các hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng và sàn thương mại điện tử, tạo môi trường thuận lơi để thu hút đầu tư của doanh nghiệp.
Đẩy mạnh phát triển nông thôn, trọng tâm là thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 gắn với phát triển kinh tế nông thôn theo hướng đi vào chiều sâu, đảm bảo chất lượng và bền vững, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, cần nhất quán chuyển đổi mạnh mẽ từ tư duy đến hành động sang kinh tế nông nghiệp; quán triệt phương châm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Quyết tâm phải lớn, nỗ lực phải cao, hành động phải quyết liệt, hiệu quả, khẩn trương.
Đồng thời, quyết liệt trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện và tăng cường công tác phối hợp thông qua đẩy mạnh sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ số. Lựa chọn những giải pháp đột phá để định hướng sản xuất, như mở cửa thị trường xuất khẩu đồng thời coi trọng thị trường trong nước, áp dụng quy trình sản xuất tốt, an toàn, chất lượng…
Tin liên quan
Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá
![[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/11/14/220250411141315.jpg?rt=20250411141318?250411021821)
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025
