Ngành Ngân hàng tỉnh Hòa Bình: Nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Dấu ấn hoạt động ngân hàng
Theo Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021 của UBND tỉnh Hòa Bình, các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn đã tích cực triển khai các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, NHNN Việt Nam liên quan đến tiền tệ, tín dụng và lãi suất; đẩy mạnh công tác huy động vốn, tập trung các giải pháp mở rộng đầu tư tín dụng đi đôi với tăng cường quản lý chất lượng tín dụng, cho vay các chương trình ưu tiên. Tính đến 30/6/2021, tổng nguồn vốn của các TCTD trên địa bàn đạt 31.285 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cuối năm 2020; trong đó vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư ước đạt 24.172 tỷ đồng, tăng 9,8% so với cuối năm 2020. Tổng dư nợ toàn địa bàn đạt 26.781 tỷ đồng, tăng 8,8% so với 31/12/2020; dư nợ cho vay theo các chương trình tín dụng đạt 21.749 tỷ đồng.
![]() |
Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Xưởng phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác ngân hàng 6 tháng cuối năm 2021 |
Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm tháo gỡ khó khó khăn cho khách hàng bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Qua đó, đã thực hiện miễn, giảm 1,12 tỷ đồng tiền lãi của số dư nợ gốc 295,136 tỷ đồng đối với 55 khách hàng; cơ cấu lại, giữ nguyên nhóm nợ, thời hạn trả nợ cho 590 khách hàng với số tiền là 1.224,2 tỷ đồng; cho vay mới với lãi suất ưu đãi 1.129,8 tỷ đồng đối với 648 khách hàng; riêng Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã thực hiện gia hạn nợ cho 37 khách hàng với số tiền 1,36 tỷ đồng, cấp tín dụng 367 triệu đồng để người sử dụng lao động vay vốn với lãi suất 0% trả lương cho người lao động ngừng việc.
Cùng với đó, NHNN tỉnh đã chỉ đạo các ngân hàng, TCTD tiếp tục thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch, đảm bảo hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn an toàn, thông suốt. Đồng thời, tích cực triển khai thực hiện các giải giải pháp (theo Thông tư 03) nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; tiếp tục đồng hành với doanh nghiệp, khách hàng để nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện. Giải đáp kịp thời các kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp, người dân về hoạt động tín dụng, thanh toán của ngân hàng. Chỉ đạo các TCTD tăng cường quản lý đối với đầu tư cho vay lĩnh vực bất động sản, các hoạt động cho vay có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cao trên địa bàn.
Các NHTM đã thực hiện tốt công tác thanh toán, luân chuyển vốn cho khách hàng luôn đảm bảo kịp thời, chính xác, an toàn. Tập trung triển khai các biện pháp mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thanh toán không dùng tiền măt, thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn bảo mật trong thanh toán điện tử, đảm bảo chất lượng, an toàn hoạt động máy ATM, POS; vận hành thông suốt hệ thống thanh toán, đáp ứng nhu cầu thanh toán của các tổ chức và dân cư. Tăng cường cảnh giác đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao; chỉ đạo các đơn vị theo dõi chặt chẽ thông tin, vụ việc liên quan đến an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán để kịp thời khuyến cáo đối với khách hàng. Phối hợp với các sở, ban, ngành đẩy mạnh thanh toán qua tài khoản các dịch vụ công, như thuế, tiền điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn.
![]() |
Ông Phạm Kiên Cường - Giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình trao số tiền 200 triệu đồng cho Ủy ban MTTQ tỉnh, ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 |
NHNN tỉnh cũng chỉ đạo các TCTD trên địa bàn tiếp tục rà soát, thực hiện kịp thời các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận chính sách hỗ trợ của ngân hàng, nhất là DNNVV, lĩnh vực sản xuất và lưu thông hàng hóa thiết yếu, các lĩnh vực ưu tiên. Tiếp tục đôn đốc các TCTD thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội. Giám sát các TCTD chấp hành thực hiện tốt quy định của NHNN về lãi suất huy động, lãi suất và phí cho vay. Phối hợp với cơ quan Công an các cấp trong xử lý các vụ việc có liên quan đến tín dụng đen...
Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động
Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Hòa Bình, ông Bùi Văn Xưởng nhấn mạnh, trong những tháng cuối năm, NHNN chi nhánh tỉnh tích cực chỉ đạo các NHTM đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công trên địa bàn; không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và vận hành có hiệu quả hệ thống thiết bị phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt; bảo đảm chất lượng dịch vụ thanh toán, an ninh, an toàn hoạt động ATM, POS. Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuộc chức năng, nhiệm vụ của NHNN tỉnh. Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo với NHNN Việt Nam, cấp ủy chính quyền địa phương và trao đổi thông tin với các đơn vị ký kết quy chế, chương trình phối hợp công tác. Nắm bắt và giải trình kịp thời những vấn đề được Đại biểu Quốc hội và cử tri trên địa bàn quan tâm. Phối hợp với các đơn vị, cơ quan truyền thông tuyên truyền về điều hành chính sách tiền tệ của NHNN nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ của dư luận đối với hoạt động của ngành Ngân hàng.
![]() |
Agribank chi nhánh Kỳ Sơn - Hòa Bình ủng hộ phòng chống dịch Covid-19 |
NHNN tỉnh tiếp tục chỉ đạo các TCTD trên địa bàn theo dõi chặt chẽ số lượng khách hàng và dư nợ bị thiệt hại bởi dịch Covid-19 để thực hiện các giải pháp hỗ trợ cho khách hàng; thường xuyên tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong việc thực hiện nhằm đảm bảo đúng chính sách; phát hiện và xử lý kịp thời việc lợi dụng chính sách để trục lợi, phản ánh sai chất lượng tín dụng. Thực hiện nghiêm túc quy định của NHNN về lãi suất huy động, lãi suất và phí cho vay để ổn định mặt bằng lãi suất, ổn định thị trường tiền tệ; tiết giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay, đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động.
Chỉ đạo các TCTD tăng trưởng tín dụng có hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Mở rộng tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là cho vay với lãi suất ưu đãi để duy trì và khôi phục các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 của Quốc hội, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để khởi kiện, phát mại tài sản bảo đảm đối với những khách hàng có nợ xấu không còn khả năng trả nợ, không hợp tác trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với khoản nợ; thực hiện có hiệu quả Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đã được phê duyệt.
Tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt đối với các dịch vụ công trên địa bàn như: tiền thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội, cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ để hạn chế giao dịch trực tiếp; thực hiện các quy định của pháp luật, của NHNN, các quy định nội bộ để đảm bảo hệ thống ATM, POS hoạt động an toàn, thông suốt.
(Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/05/2020 của Chính phủ)
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
