Ngành Ngân hàng Đắk Nông nâng cao chất lượng tín dụng
6 tháng đầu năm 2023, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Đắk Nông cơ bản vẫn giữ được ổn định. Một số ngành, lĩnh vực có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ và đạt được những kết quả quan trọng và khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh, đạt 5,23%, đứng thứ 3/5 tỉnh khu vực Tây Nguyên.
Trong khi đó, về hoạt động ngân hàng, đến nay mạng lưới hoạt động trên địa bàn gồm có 14 TCTD, với 8 chi nhánh và 40 phòng giao dịch trực thuộc. Trong đó, có 4 chi nhánh NHTM có vốn Nhà nước, 6 chi nhánh NHTMCP, 1 chi nhánh NHCSXH và 3 quỹ tín dụng nhân dân.
Từ đầu năm 2023 đến nay, NHNN tỉnh đã thường xuyên bám sát chủ trương, định hướng, chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và chính quyền địa phương để quản lý, điều hành hiệu quả hoạt động ngân hàng trên địa bàn; kịp thời chỉ đạo các TCTD thực hiện tốt công tác huy động vốn, cho vay và xư lý nợ xấu; triển khai tích cực các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và theo định hướng của cấp trên; tổ chức, thực hiện các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ và các chương trình, sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng chính đáng của người dân, đặc biệt là khách hàng tại vùng sâu, vùng xa, khách hàng có thu nhập thấp, góp phần hạn chế tín dụng đen trên địa bàn…
![]() |
Các chương trình, sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng chính đáng của người dân, đặc biệt là khách hàng tại vùng sâu, vùng xa ở Đắk Nông. |
Trong đó, về hoạt động huy động vốn, các TCTD trên địa bàn đã tích cực đẩy mạnh nhiều hình thức huy động vốn, đa dạng hóa và tăng sức hấp dẫn của các sản phẩm huy động vốn thông qua việc triển khai các chương trình huy động tiết kiệm dự thưởng…
Đến 30/6/2023, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 17.295 tỷ đồng, tăng 755 tỷ đồng (4,56%) so với đầu năm. Trong đó, nguồn vốn huy động trên 12 tháng ước đạt 4.454 tỷ đồng, chiếm 25,75% tổng nguồn vốn huy động, tăng 389 tỷ đồng (9,58%) so với đầu năm, góp phần ổn định nguồn vốn cho vay trung, dài hạn tại các TCTD trên địa bàn
Về hoạt động tín dụng, thực hiện chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của NHNN và các chỉ đạo khác có liên quan, các TCTD trên địa bàn tiếp tục đồng hành với những khó khăn của người dân, doanh nghiệp, tiếp tục triển khai các chương trình, gói tín dụng ưu tiên, phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng chính đáng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, góp phần ổn định kinh tế địa phương.
Tổng dư nợ trên địa bàn đến 30/6/2023 đạt 41.937 tỷ đồng, tăng 2.429 tỷ đồng (6,15%) so với đầu năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn Ngành. Trong đó chủ yếu là dư nợ băng Việt Nam Đồng (chiếm khoảng 99,83%); tỷ lệ cơ cấu dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung, dài hạn lần lượt là 63%-37%.
![]() |
Mô hình vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển trang trại ở huyện Đắk Mil. |
Đặc biệt, trong thời gian qua các TCTD trên địa bàn cấp tín dụng trên cơ sở tuân thủ pháp luật, chấp hành các quy trình, quy định của Hội sở chính, đồng thời thường xuyên chú trọng và tăng cường triển khai các biện pháp thu hồi nợ đến hạn, xử lý nợ xấu bằng nhiều hình thức, nhờ đó tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ luôn ở mức thấp và giảm nhẹ qua các tháng đầu năm.
Đến 30/6/2023, nợ xấu tại các TCTD chỉ còn 181 tỷ đồng, giảm 14 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ chiếm 0,43%,
Về cho vay hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP, NHNN tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các NHTM trên địa bàn khẩn trương, quyết liệt tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP và Thông tư 03/2022/TT-NHNN; chủ động tiếp cận, đồng hành, hướng dẫn khách hàng, nhất là khách hàng thuộc đối tượng và đang có dư nợ thuộc ngành, lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất để khách hàng hoàn thiện hồ sơ, thủ tục được hỗ trợ lãi suất theo quy định; tăng cường công tác thông tin, truyền thông về chính sách hỗ trợ lãi suất… Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, tăng cường đối thoại trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng, đặc biệt là khách hàng thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất để kịp thời tháo gõ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng.
Nhìn chung, 6 tháng đầu năm 2023, ngành Ngân hàng Đắk Nông dù hoạt động trong bối cảnh khó khăn, thách thức, song vẫn đạt được những kết quả tương đối tốt, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được kiểm soát và giảm so với các năm trước. Hầu hết, hoạt động của các TCTD trên địa bàn tuân thủ nghiêm túc các chỉ đạo của NHNN và Hội sở chính; kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh, tăng trưởng tín dụng gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng... góp phần làm trong sạch, nâng cao vị thế của ngành Ngân hàng trên địa bàn.
![]() |
Ngành Ngân hàng Đắk Nông đang đẩy mạnh chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp. |
Chia sẻ về phương hướng, nhiệm vụ trong tâm 6 tháng cuối năm 2023, đại diện NHNN chi nhánh Đắk Nông cho biết, đơn vị sẽ tiếp tục triển khai các chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, NHNN Việt Nam và chính quyền địa phương về các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 của ngành Ngân hàng trên địa bàn. Trong đó, tập trung theo dõi, nắm bắt tình hình thực hiện các chương trình, chính sách tín dụng của Chính phủ, NHNN; đồng thời tăng cường chỉ đạo các TCTD trên địa bàn triển khai hiệu quả các chương trình phù hợp để kết nối ngân hàng với khách hàng, kịp thời nắm bắt các khó khăn vướng mắc của khách hàng để xử lý theo quy định, thực hiện tích cực các giải pháp hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp trong tiếp cận vốn…
Trong khi đó, đối với các TCTD trên địa bàn tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác huy động vốn, cho vay và xử lý nợ xấu; tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về lãi suất tiền gửi, triển khai các biện pháp và tiếp tục tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng; triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn. Đồng thời, triển khai phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu. Kiểm soát chặt chẽ nợ xấu phát sinh mới, thực hiện phân loại nợ và trích lập đầy đủ dự phong theo quy định, tăng cường xư lý nợ xấu, áp dụng triệt để các giải pháp xư lý nợ xấu. Đồng thời, đẩy mạnh các giải pháp góp phần thực hiện hiệu quả hoạt động chuyển đổi số ngành Ngân hàng theo chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và chính quyền địa phương.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
