Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Việt Nam phục hồi bao trùm và bền vững
![]() |
Đây là khoản tài trợ thứ hai và cuối cùng trong chuỗi hai chương trình Tài trợ Chính sách Phát triển (DPF), sau khoản tài trợ đầu tiên trị giá 221,5 triệu USD được phê duyệt vào năm 2021.
Mặc dù tác động từ khoản tài trợ này sẽ được đánh giá đầy đủ vào năm 2024, nhưng chương trình DPF đã đạt được những kết quả đáng kể. Hơn 140.000 doanh nghiệp đã nhận được hỗ trợ thuế thông qua gói giảm thuế vào năm 2021. Hơn 85.000 trẻ em được trợ cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em, qua đó thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc. Số lượng các dịch vụ công trực tuyến đã tăng gấp đôi.
Trong thời gian tới, những cải cách về thể chế và chính sách được hỗ trợ bởi chương trình này sẽ giúp thúc đẩy phục hồi nền kinh tế thông qua cải thiện môi trường thuế, tăng khả năng tiếp cận tài chính cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trẻ em có chất lượng.
Những cải cách thúc đẩy phát triển xanh và chuyển đổi số tập trung vào lĩnh vực đấu thầu mua sắm công, số hóa dịch vụ công, mở rộng quy mô năng lượng tái tạo và củng cố tính bền vững tài chính của ngành điện. Ngoài ra, những cải cách được hỗ trợ bởi chương trình này dự kiến sẽ giúp cải thiện hơn nữa việc cung cấp dịch vụ công cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết: “Những cải cách được hỗ trợ bởi khoản tín dụng này sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam sau đại dịch COVID-19 và các cú sốc giá hàng hóa sau đó, đồng thời mở đường cho sự phát triển bao trùm hơn, xanh hơn và thân thiện với kỹ thuật số. Chúng tôi mong muốn được hợp tác với Chính phủ trong quá trình thực thi những cải cách này và hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra”.Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
