agribank-vietnam-airlines

Ngân hàng hướng đến một tỷ lệ CIR tối ưu

P. Nguyễn
P. Nguyễn  - 
Đối với ngành ngân hàng, ngoài câu chuyện lợi nhuận, tỷ suất sinh lời, cổ tức, nợ xấu…, nhà đầu tư còn quan tâm đến CIR như một chỉ số phản ánh hiệu quả mỗi giai đoạn phát triển. Phía sau mỗi giai đoạn đó là chiến lược và khẩu vị ngân hàng lựa chọn.
aa

Việt Nam đã có những NHTM tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) chỉ quanh 20%, nhưng không hẳn đang có kết quả kinh doanh đối ứng tốt nhất.

Tỷ lệ CIR quanh 20% cũng là vùng thấp kỷ lục của hệ thống các ngân hàng Việt Nam từ trước tới nay. Tuy nhiên, chênh lệch giữa các ngân hàng vẫn khá lớn. Mùa báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023 cho thấy rõ điều này.

CIR chỉ mang tính tương đối và phản ánh tính thời điểm
CIR chỉ mang tính tương đối và phản ánh tính thời điểm

Vì sao nhiều khác biệt ?

Trên thế giới, CIR cao hay thấp còn tùy thuộc vào tầm phát triển của thị trường, của hệ thống ngân hàng mỗi quốc gia. Những ngân hàng đã phát triển ổn định hạ tầng thường chọn chiến lược tăng “mẫu số”, tức tăng thu nhập để tối ưu. Có ngân hàng chọn tập trung giảm “tử số”, tức giảm chi phí. Hoặc có lựa chọn hài hòa cả hai hướng trên để cải thiện CIR.

Tại Việt Nam, thoạt tiên có thể thấy các ngân hàng đều đang chạy đua giảm CIR. Nhưng đó không hẳn đã là lựa chọn ưu tiên tại cùng một thời điểm, bởi còn do đặc thù phát triển của mỗi thành viên, gắn với mỗi giai đoạn.

Trong bối cảnh ngành và thị trường Việt Nam đang phát triển, điểm chung tại các ngân hàng là đòi hỏi nguồn lực và chi phí đầu tư lớn. Ba trục đầu tư tốn kém nhất là hạ tầng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch, phát triển nhân sự, và cho công nghệ với cuộc đua chuyển đổi số.

Xuất phát điểm khác nhau, trải qua những thăng trầm khác nhau, CIR giữa các ngân hàng Việt cũng rất khác nhau. Mức thấp nhất hiện thuộc về VPBank với quanh 20%, của SHB cũng gần mức này, trong khi Vietcombank và VietinBank quanh 30%, Techcombank và HDBank từ 32% đến hơn 34%, một số nhà băng khác vẫn cao quanh 40%...

CIR chỉ mang tính tương đối và phản ánh tính thời điểm. Do đó, giới phân tích thường chọn mức bình quân hàng năm để có thể hướng tới sự đồng nhất hơn trong so sánh.

Mặt khác, như trên, do xuất phát điểm khác nhau, trải qua những thăng trầm hoặc khẩu vị kinh doanh và lựa chọn đầu tư khác nhau, do cân đối hiệu quả và quản trị chi phí rủi ro khác nhau, ở các giai đoạn khác nhau, CIR trong hệ thống trở nên khác biệt lớn giữa các nhà băng.

Hướng đến một tỷ lệ CIR tối ưu

Mùa báo cáo tài chính nửa đầu năm nay đang cho thấy một thực tế: không hẳn ngân hàng có CIR thấp nhất thì đạt kết quả lợi nhuận đối ứng tốt nhất. Theo đó, tối ưu CIR với bối cảnh đang phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay trước hết tùy thuộc vào khẩu vị lựa chọn của mỗi thành viên.

Tất nhiên, một tỷ lệ CIR cao trong một quá trình lâu dài thì hẳn hoạt động ngân hàng đó có vấn đề. Ngược lại, kiểm soát tỷ lệ này ở mức thấp hoặc bình thường, gắn với tăng trưởng lợi nhuận ổn định và bền vững đồng nghĩa với hướng ngày càng tối ưu.

Trả lời tại ĐHĐCĐ đầu năm nay, ông Phạm Quốc Thanh - Tổng Giám đốc HDBank từng lý giải liên quan đến cân đối và hướng tối ưu nói trên. Từ hai năm trước HDBank đã dồn lực đầu tư cho nhiều dự án công nghệ, chi phí theo đó phản ánh ở CIR khá cao. Cùng đó, Ngân hàng tập trung đầu tư cho đề án áp dụng toàn diện Basel III. Đến nay, khi độ trễ tác động đầu tư được rút ngắn, các dự án đi vào vận hành, Basel III triển khai toàn diện, các giá trị dần chuyển tiếp vào hiệu quả hoạt động, giúp cải thiện CIR.

Cụ thể, CIR của HDBank giai đoạn trước từng trên 40% nhưng đã nhanh chóng giảm trong năm 2021 và 2022, và đến nửa đầu năm nay chỉ còn 34,77%. Xu hướng từng bước tối ưu đang thể hiện, song CIR của HDBank còn có độ trễ khi đang và sẽ tăng cường đầu tư mở rộng loạt chi nhánh mới trên cả nước để phục vụ cho chiến lược phát triển trục nông nghiệp và nông thôn, các thị trường đô thị loại hai.

Tăng cường đầu tư, CIR có thể chưa giảm thấp, nhưng “giá trị tối ưu” còn phản ánh gián tiếp ở các kết quả khác. Cùng với tỷ suất sinh lời ROE ở top đầu hệ thống, tiếp tục đạt trên 22% trong kết quả vừa công bố, lượng khách hàng số và giao dịch trên nền tảng số của HDBank đã tăng trưởng cấp số nhất hai năm qua và tiếp tục tăng mạnh nửa đầu năm nay.

Hay tại Techcombank, thông tin trên báo chí về kết quả cuối năm 2022 đầu năm 2023, Tổng Giám đốc Techcombank Jens Lottner lý giải: CIR tăng mạnh quý 4/2022 do tăng thêm ngân sách đầu tư cho công nghệ, nhưng ngay quý liền sau đã giảm về mức bình thường 33,8%.

“Ngân hàng tiếp tục đầu tư vào số hóa và công nghệ điện toán đám mây, dẫn tới chi phí khấu hao tài sản cố định tăng 47% so với cùng kỳ, và chi phí công nghệ thông tin tăng 170%. Những khoản đầu tư này đã giúp ngân hàng tiếp tục nâng cao năng suất lao động của nhân viên”, thông tin từ Techcombank giải thích cho biến động ở quý 4/2022, gián tiếp cho thấy để từng bước tối ưu CIR và hiệu quả hoạt động trước hết luôn cần một quá trình đầu tư.

Theo hướng đó, tại Vietcombank - ngân hàng đang có lợi nhuận cao nhất hệ thống, CIR năm nay có thể sẽ có biến động. Thông tin vừa qua cho biết Vietcombank đang khởi động đề án chuyển đổi số, tìm nhà tư vấn nước ngoài để triển khai. Đề án này chắc chắn đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, gắn với hạ tầng công nghệ liên quan, trước khi hướng đến một tỷ lệ CIR thực sự được tối ưu.

P. Nguyễn

Tin liên quan

Tin khác

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

Với mục tiêu không ngừng mang đến dịch vụ tài chính vượt trội, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã triển khai tính năng thông báo biến động số dư bằng âm thanh thông qua ứng dụng ngân hàng số VPBank NEO, mang đến trải nghiệm thanh toán liền mạch, giúp các giao dịch trở nên an toàn, nhanh chóng và hiệu quả hơn bao giờ hết.
Techcombank: Cá nhân hóa tới từng khách hàng, tối ưu trên từng điểm chạm

Techcombank: Cá nhân hóa tới từng khách hàng, tối ưu trên từng điểm chạm

Techcombank khởi động chiến lược nâng cấp chi nhánh với phiên bản mới khác biệt vượt trội. Trong năm 2025, 19 chi nhánh tỉnh đầu tiên sẽ được đưa vào vận hành - đặt nền móng cho lộ trình nâng cấp toàn bộ chi nhánh trong giai đoạn sắp tới. Mô hình mới được kỳ vọng sẽ đem đến trải nghiệm hiện đại, số hóa giao dịch toàn diện, cá nhân hóa tới từng khách hàng, tối ưu trên từng điểm chạm và mở rộng mạng lưới tiếp cận khách hàng. Chiến lược này là một phần quan trọng trong hành trình “Chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống” của Techcombank với vị thế là Ngân hàng “top” đầu, tiên phong dẫn dắt ngành tài chính hướng tới chuẩn mực tốt nhất.
Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

Tại Việt Nam, hơn 98% doanh nghiệp hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Họ là những người bắt đầu từ những điều rất nhỏ: một cửa hàng cà phê tại góc phố, một tiệm bán đồ thủ công tại nhà, hay một thương hiệu thời trang local mới thành lập. Nhưng đằng sau quy mô khiêm tốn ấy lại là những kế hoạch phát triển dài hơi, những ước mơ mở rộng thị trường và mong muốn được bước ra sân chơi lớn.
Sacombank Pay nâng cấp phiên bản mới, gia tăng  trải nghiệm và tiện ích cho khách hàng

Sacombank Pay nâng cấp phiên bản mới, gia tăng trải nghiệm và tiện ích cho khách hàng

Khách hàng của Sacombank nay có thể cập nhật sinh trắc học nhanh chóng và thuận tiện thông qua kết nối trực tiếp với VNeID, bên cạnh các phương thức như quét chip thẻ căn cước/căn cước công dân (NFC) hoặc trực tiếp đến Ngân hàng. Đây là một trong những tính năng mới của Sacombank Pay phiên bản 2.4.4.
eCash “made in HDBank”: Từ sự thấu hiểu đến giải pháp thu hộ tiền mặt qua ứng dụng số dẫn đầu thị trường

eCash “made in HDBank”: Từ sự thấu hiểu đến giải pháp thu hộ tiền mặt qua ứng dụng số dẫn đầu thị trường

“Một giải pháp tài chính được thiết kế dựa trên sự thấu hiểu khách hàng nên doanh nghiệp như chúng tôi thụ hưởng rất nhiều lợi ích”, ông Lê Phát Trung - Giám đốc Công ty Xăng dầu Thuận An Yên (TP. Cần Thơ) nhận xét về ứng dụng số eCash của HDBank.
Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng

Chào tháng 3 nhiều niềm vui, thẻ tín dụng quốc tế HDBank gửi khách hàng ngàn “deal xinh”, như một lời mến chúc cùng những ưu đãi hấp dẫn theo cách riêng trong suốt tháng 3.
VNPAY hợp tác cùng New Sports, tiên phong số hóa thể thao Việt Nam

VNPAY hợp tác cùng New Sports, tiên phong số hóa thể thao Việt Nam

Ngày 7/3 vừa qua, VNPAY và Công ty cổ phần New Sports đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, mở ra một chương mới trong tiến trình chuyển đổi số ngành thể thao tại Việt Nam.
VietinBank mang đến giải pháp tài chính an tâm cho khách hàng thuộc Nghị định 178/2024/NĐ-CP

VietinBank mang đến giải pháp tài chính an tâm cho khách hàng thuộc Nghị định 178/2024/NĐ-CP

Với mong muốn đồng hành cùng các cán bộ, công chức viên chức theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP, VietinBank chính thức ra mắt Gói ưu đãi Điểm tựa tài chính – Kiến tạo tương lai” - giải pháp tài chính toàn diện giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn, ổn định tài chính và hướng tới tương lai bền vững.
Trúng 10 lượng vàng khi gửi tiết kiệm cùng Ngân hàng Số Vikki

Trúng 10 lượng vàng khi gửi tiết kiệm cùng Ngân hàng Số Vikki

Nhân dịp khánh thành tuyến Metro số 1 TP. Hồ Chí Minh (Bến Thành - Suối Tiên), Vikki Digital Bank - Ngân hàng Số thế hệ mới đồng hành với hệ thống thanh toán không tiền mặt - thẻ VikkiGO, sẽ triển khai chương trình tiết kiệm trực tuyến dự thưởng lớn nhất trong năm “Tiết kiệm Vikki - Trúng VÀNG ký” từ nay đến hết 31/5/2025.
Cập nhật sinh trắc học tại Sacombank dễ dàng qua VNeID

Cập nhật sinh trắc học tại Sacombank dễ dàng qua VNeID

Ngày 12/3/2025, Sacombank và Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) - Bộ Công an đã ký kết hợp tác để triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID, đánh dấu bước tiến mới của 2 đơn vị trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại mang lại tiện ích và tăng cường sự an toàn cho khách hàng.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data