Ngân hàng đồng hành cùng sự phát triển của Quảng Bình
Chia sẻ với phóng viên Thời báo Ngân hàng, ông Lương Hải Lưu, Phó Giám đốc phụ trách NHNN chi nhánh Quảng Bình cho biết, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng của kinh tế, chính trị của thế giới, song năm 2023 ngành Ngân hàng trên địa bàn Quảng Bình vẫn đạt được những kết quả tích cực...
Cụ thể, tính đến 31/12/2023, tổng nguồn vốn huy động đạt 66.150 tỷ đồng, tăng 18,4%, cao nhất trong nhiều năm; tổng dư nợ đạt 84.741 tỷ đồng, tăng 7,5% so với năm 2022. Cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, hỗ trợ tích cực quá trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội. Tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát.
![]() |
Ngành Ngân hàng đã và đang đồng hành cùng sự phát triển của Quảng Bình. |
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN các TCTD trên địa bàn đã vào cuộc mạnh mẽ, sử dụng nguồn nội lực tài chính của mình thông qua việc tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận… để giảm lãi suất nhằm góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. Nhờ vậy, lãi suất bình quân trên địa bàn giảm đáng kể, khoảng 1%- 2% so với đầu năm.
Cũng tính đến 31/12/2023, các TCTD trên địa bàn đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 516 khách hàng với tổng giá trị nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ lũy kế đạt 415 tỷ đồng; tổng số dư nợ của khách hàng có khoản nợ không bị chuyển sang nhóm nợ xấu do được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ 1.782 tỷ đồng. Các chương trình tín dụng tiếp tục được triển khai tích cực. Trong đó, cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn: dư nợ 38.459 tỷ đồng, chiếm 45% tổng dư nợ, tăng 3% so với năm 2022; dư nợ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách 5.243 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2022.
Hiện, trên địa bàn Quảng Bình có khoảng 8.350 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thuộc nhiều lĩnh vực. Cũng như cả nước, những khó khăn mà cộng đồng doanh nghiệp của Quảng Bình đã và đang phải đối mặt đó là: Sức mua của thị trường suy yếu, doanh thu sụt giảm, đơn hàng có dấu hiệu phục hồi nhưng chậm. Thiếu đơn hàng, sụt giảm doanh thu khiến không ít đơn vị chật vật trong việc giữ chân người lao động để chờ đợi thị trường phục hồi...
![]() |
Năm 2023, ngành Ngân hàng trên địa bàn Quảng Bình đã đạt được những kết quả tích cực... |
Trước những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp ở địa phương, từ đầu năm 2023 đến nay, NHNN chi nhánh Quảng Bình đã tổ chức 2 Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Tại hội nghị đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận cấp tín dụng giữa Vietinbank Quảng Bình và Tập đoàn Sơn Hải cho các gói thầu thuộc dự án “Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc- Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025” với số tiền 1.500 tỷ đồng; giữa Vietcombank Quảng Bình và Công ty cổ phần Dũng Nguyệt Anh cho dự án Nhà máy sản xuất viên nén gỗ với số tiền 110 tỷ đồng…
Ngoài ra, NHNN chi nhánh Quảng Bình thường xuyên chỉ đạo các TCTD đơn giản hóa quy trình, thủ tục cho vay; rà soát các loại phí, lệ phí TCTD đang áp dụng để cắt, giảm các loại phí, lệ phí không cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng .
Đặc biệt, sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD tiếp tục được giữ vững. Nợ xấu được tập trung xử lý và kiểm soát trong bối cảnh kinh tế - xã hội và sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Cao điểm trong tháng 5/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng lên đến 2,85%. Các đơn vị đã kịp thời sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, đưa tỷ lệ nợ xấu về mức 1,43% ngay trong tháng 6/2023 và đến 31/12/2023, tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn còn 0,95%. Đây là một thành quả rất lớn của ngành Ngân hàng Quảng Bình trong năm 2023, đặc biệt đặt trong bối cảnh nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn.
![]() |
Tăng cường kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp ở Quảng Bình góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng. |
Bên cạnh đó, công tác chuyển đổi số cũng được ngành Ngân hàng trên địa bàn đẩy mạnh. Trong năm, NHNN chi nhánh Quảng Bình đã tổ chức thành công Hội nghị Chuyển đổi số ngân hàng Quảng Bình, qua đó lan tỏa tinh thần, chuyển đổi nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng. Đồng thời, phối hợp với UBND TP. Đồng Hới triển khai Đề án phủ sóng thanh toán QR Code toàn Đồng Hới nhằm nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thanh toán qua QR Code nói riêng.
Ông Hoàng Ngọc Đan, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Đồng Hới chia sẻ, việc triển khai phủ sóng thanh toán QR Code toàn Đồng Hới, có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực về thói quen thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thanh toán QR Code nói riêng của người dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố, giúp giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt...
Có thể nói, trong thời gian qua nhiều giải pháp, chính sách, chương trình tín dụng được hệ thống Ngân hàng Quảng Bình triển khai đồng bộ, quyết liệt, tập trung mọi nguồn lực để đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh, trong đó đặc biệt là đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt hồ sơ vay, đẩy mạnh kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng…
![]() |
Du lịch tiếp tục là điểm sáng của bức tranh kinh tế Quảng Bình trong năm 2023. |
Những nỗ lực của ngành Ngân hàng trên địa bàn đã góp phần vào sự phục hồi, duy trì đà tăng trưởng kinh tế ở địa phương. Năm 2023, mặc dù còn nhiều khó khăn song nền kinh tế của tỉnh vẫn tiếp tục đà tăng trưởng ổn định. Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 7,2% so với năm 2022, đạt kế hoạch đề ra. Đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế năm 2023 là khu vực dịch vụ, tiếp đến là khu vực xây dựng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Điểm sáng của nền kinh tế Quảng Bình trong năm qua là hoạt động thương mại dịch vụ, với tổng mức bán lẻ hàng hóa ước tăng 10,1%; tổng lượng khách du lịch ước đạt hơn 4,5 triệu lượt khách, vượt hơn 29% so với kế hoạch đề ra, kéo theo doanh thu lưu trú và doanh thu dịch vụ lữ hành đều tăng trên 24%. Làng Tân Hóa, huyện miền núi Minh Hoá được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) vinh danh là “Làng du lịch tốt nhất thế giới” năm 2023…
Tiếp tục nỗ lực đồng hành với nền kinh tế địa phương, năm 2024, ngành Ngân hàng Quảng Bình phấn đấu tín dụng tăng 15%; tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 1%; tốc độ tăng trưởng về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt trên 20%...
![]() |
Công tác chuyển đổi số cũng được ngành Ngân hàng trên địa bàn Quảng Bình đẩy mạnh. |
Cũng theo ông Lương Hải Lưu, để đạt mục tiêu trên các TCTD trên địa bàn phải thực hiện các giải pháp tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát và xử lý nợ xấu. Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.
Đồng thời, tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng trên cơ sở rà soát, đơn giản hóa và rút ngắn quy trình, thủ tục, tăng cường ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số vào quy trình cấp tín dụng để đẩy nhanh tốc độ, thời gian xử lý đề nghị của khách hàng... Phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng ngân hàng phù hợp từng loại hình, nhu cầu sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, nhất là đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã và các nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống, tiêu dùng của người dân; tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận tín dụng, góp phần hạn chế tín dụng đen ở địa phương...
Tin liên quan
Tin khác

Ngân hàng tiếp sức, doanh nghiệp cất cánh

Đưa đồng vốn ngân hàng phát triển vùng phên dậu của Tổ quốc

OCB và VinaCapital hợp tác chiến lược, gia tăng lợi ích cho khách hàng ưu tiên

Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH

NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới

Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2 tổ chức chuỗi sự kiện hướng tới ngày Thống nhất đất nước

Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Agribank hỗ trợ 1,5 tỷ đồng mua ghe Ngo cho đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
