Ngân hàng "điểm lại" các chiêu lấy cắp thông tin tài khoản, khách hàng cần đề cao cảnh giác
![]() | Nhân viên ngân hàng “cứu nguy” nửa tỷ cho khách hàng |
![]() | Sacombank cảnh báo KH về các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản |
![]() | Ngăn chặn hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua thẻ thanh toán quốc tế |
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo các chuyên gia, cận Tết hằng năm luôn là thời điểm khách hàng có nhu cầu giao dịch tăng cao đột biến, nhất là các giao dịch mua sắm trực tuyến. Lợi dụng nhu cầu này, các đối tượng dẫn dụ khách hàng đăng nhập thông tin vào website giả mạo thông qua thông tin khuyến mại, mua bán hàng; Mạo danh cán bộ ngân hàng, công an, bưu điện yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản… nhằm lấy cắp thông tin chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng.
Gần đây nhất, Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 8 thanh niên ở tỉnh Quảng Trị có hành vi chiếm đoạt khoảng 4.000 tài khoản Facebook và ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng. Theo đó, các đối tượng cài ứng dụng Weebly trên điện thoại cá nhân, liên kết với 1 tài khoản email như 1 tài khoản đăng nhập. Sau đó, các đối tượng có thể thu thập thông tin tài khoản Facebook, ngân hàng của người truy cập vào đường link có đuôi là "weebly.com" bằng cách xem qua ứng dụng Weebly.
Trước các thủ đoạn lừa đảo tinh vi hơn, nhiều ngân hàng đã đưa ra các cảnh báo để khách hàng đề cao cảnh giác. Mới đây, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã đưa ra khuyến cáo cho khách hàng về những việc nên và không nên làm để bảo vệ tài khoản của chính mình dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Theo lời khuyên của ngân hàng thì khách hàng nên sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử để chủ động quản lý thẻ và tài khoản. Chỉ đăng nhập ngân hàng điện tử tại website chính thức hoặc ứng dụng được download trực tiếp từ Google Play hoặc Apple Store; Theo dõi sao kê và biến động số dư thường xuyên; Khóa thẻ, đổi mật khẩu đăng nhập ngân hàng điện tử và liên hệ với ngân hàng ngay khi phát sinh các giao dịch bất thường; Cảnh giác và xác minh rõ khi có yêu cầu nạp tiền, chuyển khoản; Chỉ thanh toán online tại các website có uy tín, đảm bảo sự tin cậy.
Đồng thời, khách hàng thực hiện "4 không" để bảo vệ tài khoản. Đó là không cung cấp thông tin bảo mật tài khoản như tên đăng nhập/ mật khẩu đăng nhập/ mã kích hoạt Smart OTP hoặc số thẻ cho bất kì ai, kể cả với nhân viên ngân hàng, người tự xưng là công an, cơ quan điều tra...; Không cung cấp thông tin hay đăng tải thông tin giao dịch lên mạng, đặc biệt là những giao dịch mua bán hàng online; Không thực hiện giao dịch Ngân hàng điện tử trên các website hoặc ứng dụng không phải website và ứng dụng chính thức; Không đưa thẻ cho nhân viên tại các điểm thanh toán như nhà hàng, quán ăn quẹt hộ mà không có sự kiểm soát.
Cùng thời gian này, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) cũng điểm một số thủ đoạn lừa đảo phổ biến đã được ghi nhận như: Giả mạo website, fanpage của ngân hàng và gửi đường link giả mạo để khách hàng nhập thông tin; Lừa khách hàng cài đặt phần mềm gián điệp; Giả danh nhân viên ngân hàng, tòa án, cảnh sát… và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin.
Trong cảnh báo này, Vietcombank khẳng định không bao giờ gửi đường link hoặc liên hệ với khách hàng để yêu cầu cung cấp thông tin bảo mật dưới mọi hình thức. Vì vậy, các yêu cầu cung cấp thông tin (nếu có) đều là giả mạo, khách hàng tuyệt đối không cung cấp thông tin khi nhận được các yêu cầu này.
Ngoài ra, kẻ gian có thể giả danh nhân viên ngân hàng, tòa án, cảnh sát, nhân viên bưu điện, viễn thông, giao hàng… yêu cầu khách hàng chuyển tiền đến tài khoản của kẻ gian. Vì vậy, khách hàng cần nâng cao cảnh giác, xác định đúng thông tin của người liên hệ. Đặc biệt, không thực hiện chuyển tiền, cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại. Đồng thời, báo cho cơ quan công an/cơ quan chức năng nơi gần nhất nếu thấy dấu hiệu nghi ngờ.
Với các giải pháp này, giới chuyên gia đánh giá cao việc ngân hàng đưa ra cảnh báo nhanh, kịp thời trước thời điểm các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tài khoản ngân hàng gia tăng dịp Tết. Điều này cho thấy, sự chủ động của các ngân hàng trong việc bảo vệ tài khoản, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng của mình.
Để phòng tránh rủi ro, sự chủ động của người dân vẫn là yếu tố hàng đầu. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, tại Việt Nam, khách hàng chưa có thói quen nâng cao tính bảo mật tài khoản vì tin rằng ngân hàng có thể bảo vệ tài sản cho họ.
"Để hạn chế những rủi ro, khách hàng cần phải biết cách tự bảo vệ mình, thường xuyên kiểm tra xem tài khoản của mình có giao dịch nào đáng ngờ hay không, thường xuyên thay đổi mật khẩu, điện thoại smart phone cài đặt phần mềm chống mã độc hại, thiết lập tính năng xác thực khi truy cập bằng mật mã hoặc vân tay…", chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ
