“Nếu biết bị xử lý hình sự, bị cáo sẽ không thực hiện bằng bất cứ giá nào”
![]() | Hà Văn Thắm nhượng bộ, đồng phạm đút túi gần 70 tỷ đồng |
![]() | Ông Hà Văn Thắm không tự khắc phục được sai lầm của mình |
Theo đại diện VKSND, qua quá trình thẩm vấn, nhiều nội dung vụ án chưa được giải quyết. Các vấn đề chưa được giải quyết không thể làm rõ tại tòa. VKSND đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra (Bộ Công an) để bổ sung làm rõ nội dung vụ án cũng như đánh giá chính xác hành vi phạm tội của các bị cáo và làm rõ nội dung vụ án.
![]() |
Trả lại hồ sơ cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung
Trước ý kiến của đại diện VKSND, HĐXX cho biết cũng thấy có nhiều vấn đề chưa được làm rõ tại tòa. Đồng thời xét thấy đây là vấn đề cần phải kiểm tra lại nên tạm nghỉ và thảo luận thêm.
Sau giờ hội ý, HĐXX đã quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung. Theo quan điểm của HĐXX, hành vi nhận 69 tỷ đồng thông qua Công ty BSC của Nguyễn Xuân Sơn là trái quy định, có dấu hiệu của tội Lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản. Sau khi về PVN, bị cáo Sơn vẫn chỉ đạo Nguyễn Minh Thu chi chăm sóc khách hàng của PVN. Số tiền bị cáo chiếm đoạt là 246 tỷ đồng. Số tiền này là của OceanBank.
Tuy nhiên cáo trạng xác định bị cáo tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế là chưa chính xác, nên cần thiết làm rõ để xác định đúng tội danh. Bên cạnh đó, việc PVN góp 800 tỷ đồng và bị thất thoát trong đại án này, HĐXX yêu cầu làm rõ trách nhiệm của Nguyễn Xuân Sơn và những người liên quan.
Trong giai đoạn 2011 - 2014 có hàng ngàn cá nhân, tổ chức nhận lãi ngoài, trong đó chủ yếu là khách hàng ngành dầu khí. Các khách hàng này có dấu hiệu móc ngoặc nhận lãi ngoài để hưởng lợi nên cần thiết phải điều tra làm rõ nhằm có căn cứ thu hồi thiệt hại của vụ án.
Các bị cáo là giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch không trực tiếp nhận chỉ đạo chi lãi ngoài nên việc quy kết các bị cáo là chưa chính xác nên cần thiết phải làm rõ.
HĐXX cũng xác định trong việc cho vay 500 tỷ đồng, Phạm Công Danh và Hứa Thị Phấn có dấu hiệu đồng phạm với Hà Văn Thắm về tội Vi phạm quy định cho vay, nên cần thiết điều tra làm rõ.
Việc tách hồ sơ liên quan đến 9 cá nhân với khoản tiền 137 tỷ đồng cần phải làm rõ trong vụ án này để đảm bảo sự công bằng của pháp luật.
BSC “thu phí” gần 69 tỷ đồng
Trước đó, sáng 8/3, phiên tòa xét xử vụ án Hà Văn Thắm tiếp tục phần xét hỏi các bị cáo nhằm làm rõ hành vi chi lãi ngoài và chăm sóc khách hàng và thiệt hại do hành vi này gây ra với ngân hàng, Nhà nước và cá nhân. Đa số các bị cáo đều khẳng định việc chi lãi ngoài là do chủ trương của lãnh đạo hội sở, đã được quán triệt đến các chi nhánh thông qua một số cuộc họp, giám đốc chi nhánh không trực tiếp chỉ đạo cấp phó chi trả khoản tiền này mà việc ai nấy làm sau khi đã được quán triệt.
Trả lời các luật sư, các bị cáo đều cho rằng, khoản tiền chi trả lãi ngoài và chăm sóc khách hàng được chuyển thẳng vào tài khoản cá nhân, họ không biết nguồn tiền từ đâu. Một số bị cáo còn cho biết có thể trích từ lợi nhuận của ngân hàng để cảm ơn khách hàng. Một số bị cáo thì cho rằng, không ngờ hành vi của mình lại phải chịu trách nhiệm hình sự như cáo buộc mà có chăng chỉ vi phạm hành chính. “Nếu biết bị quy trách nhiệm hình sự như bây giờ thì bị cáo sẽ không bao giờ thực hiện”, bị can Đỗ Đại Khôi Trang cho biết.
Liên quan đến hoạt động ký các hợp đồng dịch vụ, thu phí của Công ty BSC, cáo trạng của VKSND tối cao cho biết, Công ty BSC là công ty của Hà Văn Thắm, được thành lập ngày 10/01/2008, vốn điều lệ là 10 tỷ đồng; trụ sở làm việc tại số 48, Trần Nhân Tông, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Mọi hoạt động của Công ty BSC đều do Thắm chỉ đạo và quyết định...
Kết quả điều tra tại Công ty BSC xác định từ ngày 22/05/2009 đến ngày 31/01/2012, Công ty BSC đã “thu phí” được tổng số tiền: 70.974.250.810 đồng, trong đó: Thu chênh lệch lãi suất ngoài hợp đồng tín dụng bằng 521 hợp đồng dịch vụ, được 37.074.387.326 đồng (Cơ quan điều tra đã thu giữ được 515 hợp đồng bằng 36.921.724.426 đồng; còn 6 hợp đồng Công ty BSC cung cấp thiếu do kế toán làm thất lạc hoặc lưu chứng từ không đầy đủ bằng 152.662.900 đồng). Thu chênh lệch tỷ giá ngoài hợp đồng mua bán ngoại tệ bằng 200 hợp đồng dịch vụ, được 12.961.481.147 đồng (Cơ quan điều tra đã thu giữ 200 hợp đồng này). Thu phí dịch vụ mua bán bất động sản/tài sản có kỳ hạn bằng 80 hợp đồng repo, được 18.899.565.337 đồng (Cơ quan điều tra đã thu giữ 80 hợp đồng này).
Ngoài ra, Cơ quan điều tra còn thu giữ được 5 hợp đồng dịch vụ, Công ty BSC thu được 2.038.817.000 đồng, nhưng không xác định được có phải thu từ các nguồn nêu trên hay không; nên không có căn cứ kết luận là họp đồng dịch vụ khống, thu tiền trái pháp luật.
Như vậy, kết quả điều tra xác định được tổng số tiền Công ty BSC “thu phí” ngoài lãi suất hợp đồng tín dụng và ngoài tỷ giá hợp đồng mua bán ngoại tệ qua 721 hợp đồng dịch vụ là 50.035.868.473 đồng; cùng với số phí thu được 18.899.565.337 đồng qua 80 hợp đồng mua bán tài sản có kỳ hạn thì tổng số tiền Công ty BSC đã thu phí là 68.935.433.810 đồng.
Cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh và ghi lời khai của 253/590 khách hàng, trong đó 246 khách hàng đều khai: việc ký hợp đồng dich vụ và nộp phí cho Công ty BSC là theo hướng dẫn của cán bộ Ngân hàng; thực tế, họ không có nhu cầu về dịch vụ và Công ty BSC cũng không cung cấp dịch vụ gì, nhưng phải ký hợp đồng và trả phí để được Ngân hàng cho vay vốn hoặc bán ngoại tệ; 7 khách hàng khai có ký hợp đồng dịch vụ và nộp một khoản tiền theo hợp đồng dịch vụ cho Công ty BSC nhưng không nhớ lý do ký hợp đồng, số lượng 382 khách hàng còn lại là doanh nghiệp đã giải thể hoặc cá nhân đã thay đổi chỗ ở hoặc không có mặt tại địa phương nên không ghi được lời khai của họ.
Cáo trạng cũng cho biết, việc quản lý nguồn tiền thu của Công ty BSC từ việc ký các hợp đồng dịch vụ được Hà Văn Thắm giao cho Lê Thị Minh Nguyệt - nguyên là thành viên Ban kiêm soát Ngân hàng Đại Dương được Thắm nhờ quản lý tài chính của một số công ty, trong đó có Công ty BSC. Từ tháng 9/2009 đến tháng 11/2010, mỗi khi Nguyễn Xuân Sơn có nhu cầu về tiền, Thắm đều chỉ đạo Lê Thị Minh Nguyệt sử dụng nguồn tiền thu phí của Công ty BSC chi cho Nguyễn Xuân Sơn. Hoàng Thị Nhung kế toán BSC sẽ chuyển khoản hoặc lập chứng từ chi để Nguyễn Thị Hậu chi tiền mặt hoặc nộp tiền vào tài khoản cá nhân của các đối tượng mà Sơn yêu cầu.
Thực tế, Nguyễn Xuân Sơn không trực tiếp đến Công ty BSC ký chứng từ nhận tiền, nên Hoàng Thị Nhung và Nguyễn Thị Hậu phải ghi cụ thể nội dung chi trên các chứng từ (chi cho Sơn) để theo dõi và hạch toán. Kết quả điều tra xác định, từ ngày 23/9/2009 đến ngày 03/11/2010, Công ty BSC đã chi cho Nguyễn Xuân Sơn tổng số tiền là: 69.980.500.000 đồng (28 khoản).
Tin liên quan
Tin khác

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo
