agribank-vietnam-airlines

Nâng "chất" nguồn nhân lực: Chìa khóa thành công cho tổ chức tài chính

Lã Trần Minh
Lã Trần Minh  - 
Theo bà Lã Trần Minh - Trưởng phòng Cấp cao, Dịch vụ Tư vấn Chuyển đổi Nguồn nhân lực, PwC Việt Nam, để đảm bảo thành công cho ngành dịch vụ tài chính, việc nâng cao kỹ năng cần được xem như một hành trình lâu dài.
aa

Nền công nghiệp 4.0 là tương lai và thực tại không thể tránh khỏi của các doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn xã hội. Theo kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngành dịch vụ tài chính (DVTC) đóng vai trò tiên phong trong cuộc đua hướng tới chuyển đổi số toàn diện.

nang chat nguon nhan luc chia khoa thanh cong cho to chuc tai chinh
Bà Lã Trần Minh - Trưởng phòng Cấp cao, Dịch vụ Tư vấn Chuyển đổi Nguồn nhân lực, PwC Việt Nam

Tuy nhiên, trong cuộc đua này, việc tăng cường phát triển kỹ năng số cho nguồn nhân lực dường như chưa được nhìn nhận đầy đủ và tương ứng. Để đạt được định hướng chuyển đổi số toàn diện đòi hỏi các tổ chức và cá nhân liên tục tìm hiểu và áp dụng các chương trình nâng cao kỹ năng phù hợp.

Chuyển đổi kỹ thuật số có đủ cho tương lai?

Theo thống kê sơ bộ của Ngân hàng Nhà nước vào năm 2020, khoảng 95% các ngân hàng tại Việt Nam đã và đang có kế hoạch chuyển đổi số với nhiều định hướng khác nhau. Tại Việt Nam, đa số ngân hàng đang thực hiện việc số hóa, đồng thời cũng cho ra mắt các ngân hàng số như VCB Digibank của Vietcombank, MBBank của MB hay Yolo của VPBank.

Đây là minh chứng cho sự nhạy bén của ngành DVTC trong hành trình thích ứng với thế giới số nhưng việc phát triển, nâng cao các kỹ năng bền vững vẫn cần được ưu tiên song song cùng các chương trình chuyển đổi số.

Báo cáo Tương lai về việc làm do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố vào năm 2020 cho rằng, một trong năm công việc hiện nay trong ngành DVTC có nguy cơ biến mất và việc làm của một nửa số nhân viên trong ngành này có thể thay đổi đáng kể. Với tốc độ thay đổi chóng mặt này, ngành DVTC đứng trước nguy cơ bị gián đoạn cận kề. Vậy, để đảm bảo thành công trong tương lai, các tổ chức DVTC tại Việt Nam nên tiếp cận và triển khai công cuộc nâng cao kỹ năng như thế nào?

Chương trình hành động nâng cao kỹ năng của bạn đã sẵn sàng?

Củng cố các kỹ năng cần thiết cho nguồn nhân lực, đảm bảo con người và công nghệ có thể bổ trợ và vận hành tốt cùng nhau là mục tiêu quan trọng, cần được các doanh nghiệp chú trọng không kém so với các đầu tư về công nghệ. Chương trình nâng cao kỹ năng của tổ chức nên bao gồm sáu bước sau:

Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước khởi đầu. Để đảm bảo thành công, việc nâng cao kỹ năng cần được xem như một hành trình lâu dài. Tại khảo sát về Mức độ sẵn sàng về kỹ năng số do PwC Việt Nam thực hiện, 49% nhân viên ngành DVTC tại Việt Nam bày tỏ mong muốn học hỏi các kỹ năng số mới để nâng cao kiến thức và áp dụng công nghệ. Câu hỏi quan trọng cần được đặt ra chính là "Làm thế nào để nguồn nhân lực có thể duy trì giá trị của họ trong một thế giới luôn thay đổi và thực hiện các nhiệm vụ gia tăng giá trị cho doanh nghiệp?"

nang chat nguon nhan luc chia khoa thanh cong cho to chuc tai chinh

3 điểm cần chú ý của chương trình nâng cao kỹ năng

Để đảm bảo tính bền vững cho chương trình nâng cao kỹ năng, ngành DVTC cần đặc biệt chú ý đến 3 điểm sau đây để tối đa hóa tỷ suất hoàn vốn từ các sáng kiến nâng cao kỹ năng.

Xác định lỗ hổng kỹ năng: Hiện nay có rất nhiều mô hình tham khảo để xây dựng một chương trình nâng cao kỹ năng cụ thể. Trong đó, các tổ chức tài chính có thể xác định các lỗ hổng năng lực bằng cách phân loại những kỹ năng hiện hữu thành các nhóm khác nhau (ví dụ như: năng lực cốt lõi, năng lực lãnh đạo và năng lực chuyên môn).

Việc phân loại này sẽ giúp phát hiện sự chênh lệch giữa kỹ năng của nguồn nhân lực hiện tại và nhu cầu của tương lai. Từ đó, cần đặt trọng tâm cho chương trình nâng cao kỹ năng vào những công việc sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi công nghệ mới và các nhân viên chịu rủi ro cao thay vì áp dụng dàn trải cho cả tổ chức.

Tích hợp việc nâng cao kỹ năng với các hoạt động quản trị nguồn nhân lực: Việc nâng cao kỹ năng cần được liên kết với các quy trình như quản lý hiệu suất, khen thưởng cũng như các chính sách nhân sự hiện có. Sự liên kết này sẽ củng cố cam kết của tổ chức với nhân viên và giúp tăng cường sự tham gia của họ. Các tổ chức cần đạt được sự cân bằng hợp lý giữa năng suất và phúc lợi của người lao động. Cách tiếp cận phù hợp trong việc nâng cao kỹ năng sẽ tối ưu hóa cả hai yếu tố trên.

Dữ liệu là tài sản quý giá nhất: Dữ liệu luôn tồn tại ở mọi tổ chức, doanh nghiệp nhưng nó sẽ chỉ có giá trị nếu được áp dụng một cách chính xác trong quá trình ra quyết định. Để các tổ chức tài chính có thể tối đa hóa hiệu suất, điều quan trọng là nhân viên của họ phải áp dụng các kỹ thuật phân tích phù hợp để thu thập thông tin hữu ích từ dữ liệu. Các kỹ năng thu thập dữ liệu, mô hình hóa hay phân tích dữ liệu sẽ là điều tất yếu, không thể thiếu trong tương lai.

Hướng dẫn triển khai các công cụ kỹ thuật số và cách sử dụng dữ liệu hiệu quả nên nằm trong chương trình nghị sự của tất cả các tổ chức ngành DVTC. Sự sáng tạo và đổi mới cần thiết để thành công đòi hỏi cả công nghệ mới và cách thức làm việc mới - đây là điều có thể được xác định và hỗ trợ một cách thích hợp bởi dữ liệu.

Chuyển đổi kỹ thuật số hiện là trọng tâm của ngành DVTC, nhưng việc nâng cao kỹ năng cũng cần được chú trọng và triển khai chủ động hơn, hướng đến việc trang bị kỹ năng cho nhân viên của mình cho một tương lai đầy biến động. Trong thị trường thay đổi nhanh chóng, để đạt được thành công đòi hỏi các bước đi chiến lược cụ thể và trên hết, là sự tự tin trong việc triển khai chương trình nâng cao kỹ năng cho nguồn nhân lực.

Lã Trần Minh

Tin liên quan

Tin khác

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

Tại Việt Nam, hơn 98% doanh nghiệp hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Họ là những người bắt đầu từ những điều rất nhỏ: một cửa hàng cà phê tại góc phố, một tiệm bán đồ thủ công tại nhà, hay một thương hiệu thời trang local mới thành lập. Nhưng đằng sau quy mô khiêm tốn ấy lại là những kế hoạch phát triển dài hơi, những ước mơ mở rộng thị trường và mong muốn được bước ra sân chơi lớn.
PwC đồng hành cùng sinh viên bắt nhịp xu hướng ngành Thuế

PwC đồng hành cùng sinh viên bắt nhịp xu hướng ngành Thuế

Bà Giang Bảo Châu, Phó Tổng Giám đốc, Dịch vụ Tư vấn Thuế, PwC Thuế và Tư vấn Việt Nam chia sẻ: PwC Thuế và Tư vấn Việt Nam có thể trang bị cho sinh viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết để họ có thể dẫn dắt sự thay đổi và kiến tạo ngành thuế minh bạch, hiệu quả và bền vững.
Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: có thể cân bằng giữa khuyến khích đầu tư và bảo đảm nguồn thu ngân sách?

Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: có thể cân bằng giữa khuyến khích đầu tư và bảo đảm nguồn thu ngân sách?

Báo cáo về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đã làm rõ những thay đổi mang tính bước ngoặt nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đồng thời bảo vệ quyền đánh thuế của quốc gia. Từ việc thu hẹp ưu đãi thuế đến chính sách ưu tiên nghiên cứu phát triển (R&D), dự thảo không chỉ phản ánh xu hướng cải cách thuế quốc tế mà còn đặt ra câu hỏi: Liệu Việt Nam có thể cân bằng giữa khuyến khích đầu tư và bảo đảm nguồn thu ngân sách?
Các doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương đẩy mạnh cam kết phát thải ròng bằng 0

Các doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương đẩy mạnh cam kết phát thải ròng bằng 0

Đa số doanh nghiệp đang chuyển hướng sang các mục tiêu được khoa học xác thực để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình chuyển đổi xanh.
Y tế và giáo dục sẽ là tâm điểm các thương vụ M&A khủng năm 2025

Y tế và giáo dục sẽ là tâm điểm các thương vụ M&A khủng năm 2025

Báo cáo "Xu hướng M&A Toàn cầu của PwC: Triển vọng năm 2025" cho thấy, ba yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động M&A trong năm 2025 và những động lực thúc đẩy nhu cầu thực hiện thương vụ ngày càng tăng. Hoạt động M&A tại Việt Nam không nằm ngoài xu hướng toàn cầu này, với những hoạt động thương vụ sôi động trong một số ngành cụ thể.
Thị trường M&A năm 2025: Thương vụ "khủng", chiến lược thắng lợi và những yếu tố bất ngờ

Thị trường M&A năm 2025: Thương vụ "khủng", chiến lược thắng lợi và những yếu tố bất ngờ

Thị trường đang chứng kiến sự sôi động trở lại của các thương vụ “khủng”, đòi hỏi các nhà đầu tư phải có sự linh hoạt để thích ứng với những thay đổi bất ngờ.
Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và minh bạch hơn trong ngành bảo hiểm

Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và minh bạch hơn trong ngành bảo hiểm

Ngày 14/2, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 174/2024/NĐ-CP ngày 30/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
CEO khu vực Châu Á Thái Bình Dương bước vào năm 2025 với sự lạc quan và thận trọng

CEO khu vực Châu Á Thái Bình Dương bước vào năm 2025 với sự lạc quan và thận trọng

Khảo sát CEO Toàn cầu thường niên lần thứ 28 Khu vực châu Á Thái Bình Dương của PwC với chủ đề “Không ngừng đổi mới”, 1.520 CEO trong khu vực tham gia khảo sát đã thể hiện sự tự tin về nền kinh tế toàn cầu, tăng trưởng doanh thu và tính khả thi lâu dài của doanh nghiệp. Một số đã gặt hái được lợi ích từ AI và các hành động về khí hậu. Mặc dù đã có những bước tiến trong chuyển đổi kinh doanh, nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện mạnh mẽ việc đổi mới và sáng tạo.
Thanh toán điện tử tăng trưởng mạnh mẽ

Thanh toán điện tử tăng trưởng mạnh mẽ

Thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam chứng kiến sự phát triển vượt bậc, khẳng định vị trí ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data