Nâng cao quyền lợi người tiêu dùng
Theo Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, hiện có nhiều tình trạng hàng hóa bán trên các trang mạng xã hội chưa được cấp phép hoặc không có pháp nhân tại Việt Nam, không kiểm tra được thông tin người bán hoặc thông tin về giá cả, chất lượng, nguồn gốc hàng hóa… dẫn đến việc người mua nhận phải hàng kém chất lượng, không có hóa đơn chứng từ… Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ và rủi ro gây thiệt hại về sức khỏe hoặc tài chính vì ngày càng xuất hiện nhiều các thủ đoạn lừa đảo tinh vi và các hành vi gian lận thương mại trên môi trường trực tuyến. Dự báo trong những tháng cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán sẽ là thời điểm hàng tồn, hàng kém chất lượng sẽ len lỏi vào thị trường nhiều hơn.
![]() |
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng luôn là vấn đề cấp thiết và ngày càng trở nên quan trọng |
Đại diện Cục Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cho biết, lợi dụng nhu cầu mua hàng qua mạng gia tăng trong mùa dịch Covid-19, nhiều đối tượng đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân bằng những chiêu thức, thủ đoạn hết sức tinh vi. Gần đây, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các đối tượng gian thương tập trung nhiều vào các mặt hàng vật tư y tế như khẩu trang y tế, nước rửa tay khử khuẩn… để lừa đảo. Các đối tượng đã triệt để sử dụng những sơ hở trong quá trình thanh toán số của ứng dụng mua sắm trực tuyến, sự bất cẩn của người dân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó các đối tượng còn dùng các App lừa đảo mạo danh đầu tư vaccine Covid-19, thiết bị y tế. Người dùng bị dụ dỗ, lôi kéo đăng ký tài khoản tại một trang web hoặc App không rõ nguồn gốc, không có bản quyền công ty bảo hộ. Việc trao đổi thông tin với người hỗ trợ cũng như các thành viên khác được thực hiện qua nhóm chat trên Zalo, Telegram hoặc các ứng dụng mạng xã hội khác. Chính vì vậy nhiều người bị lừa hàng chục triệu đồng khi App sập, không thể rút lại tiền…
Có thể thấy, các sàn giao dịch TMĐT là nơi tập trung phần lớn giao dịch TMĐT B2C và C2C, nhưng đây cũng là nơi mà vấn nạn hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được phản ánh rõ nét nhất. Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương), từ đầu năm đến nay, các đối tượng, tổ chức lợi dụng, tình hình buôn lậu, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng cấm, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Đặc biệt lợi dụng bán hàng qua kênh TMĐT gia tăng. Theo đó, để ngăn chặn tình trạng này, ngoài công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, rất cần sự "chung tay" kiểm soát chặt chẽ hơn từ chính các sàn TMĐT nhằm bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.
Hiện nay, để bảo vệ quyền lợi của chính mình cũng như của người tiêu dùng, các sàn TMĐT cũng đang triển khai nhiều giải pháp. Ví như sàn Sendo sử dụng trí tuệ nhân tạo để sàng lọc những sản phẩm có nguy cơ giả mạo. Hay sàn Lazada sẽ xử phạt từ đình chỉ đến đóng cửa vĩnh viễn gian hàng nếu phát hiện hay nhận được cảnh báo về vi phạm liên quan tới hàng nhái… Nhiều sàn TMĐT như Lazada, Sendo, Shopee, Tiki... đã tham gia ký kết với Bộ Công thương cam kết “nói không với hàng giả trong TMĐT” cũng như áp dụng hệ thống quản lý và giải quyết phản ánh, khiếu nại, tranh chấp trong TMĐT.
Trong thời gian vừa qua, bên cạnh việc các lực lượng chức năng thường xuyên ngăn chặn tình trạng kinh doanh hàng nhập lậu, vi phạm sở hữu trí tuệ... trên môi trường mạng thì nhiều chính sách cũng đã được đưa ra nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1157/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2021-2025. Trong đó thực hiện xây dựng và tổ chức các chương trình khuyến khích doanh nghiệp thực hiện quy tắc đạo đức ứng xử với người tiêu dùng, tiêu chí, chuẩn mực trong kinh doanh nhằm tối ưu hóa lợi ích của người tiêu dùng. Bảo đảm 90% các khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng được tiếp nhận, tư vấn, hỗ trợ tại các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tại các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong đó tỷ lệ giải quyết khiếu nại thành công đạt trên 80% vụ việc được tiếp nhận. Chương trình sẽ phấn đấu đến hết năm 2025, hàng năm, tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (63/63) đều có hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam. Bảo đảm hàng năm ít nhất 200.000 người tiêu dùng trên cả nước được tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc được đào tạo kỹ năng về tiêu dùng…
Bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng luôn là vấn đề cấp thiết và ngày càng trở nên quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội ngày nay. Do đó, cần phát huy mọi nguồn lực để thực hiện tốt công tác này, nhất là vấn đề giải quyết tranh chấp, khiếu nại của người tiêu dùng.
Trong bối cảnh hiện nay, việc thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập, một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn, trong đó có các quy định về giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng. Trong thời gian tới, với vai trò là cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Bộ Công thương sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động nghiên cứu, lấy ý kiến từ xã hội nhằm hoàn thiện nội dung dự thảo Luật cũng như nâng cao hiệu quả thực thi công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam.
Cục TMĐT và Kinh tế số khuyến cáo: Người tiêu dùng chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công thương. Các website phải cung cấp đầy đủ các thông tin như: Thông tin về chủ sở hữu website (Tên đơn vị bán hàng, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế…), thông tin về điều kiện giao dịch chung, các chính sách như đổi trả hàng và hoàn tiền, chính sách giao nhận, vận chuyển, thanh toán, bảo mật thông tin cá nhân người tiêu dùng. Nếu mua hàng qua các mạng xã hội, cần phải tìm hiểu kỹ các đánh giá của người mua trước, tìm hiểu kỹ thông tin về người bán, xem xét về vấn đề nguồn gốc rõ ràng. Tuyệt đối không nên mua ở những Fanpage không có thông tin người bán và không có địa chỉ rõ ràng, hoặc khi hỏi thông tin thì cố tình giấu địa chỉ bán hàng, chỉ nhận đặt hàng qua tin nhắn (inbox), chỉ bán hàng online chứ không có cửa hàng cụ thể. |
Tin liên quan
Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2
![[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/10/15/10-420250410155228.jpg?rt=20250410155230?250410035943)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD
![[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/06/23/hoang-long20250406235705.jpg?rt=20250406235708?250407061122)
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định
