Nan giải bảo tồn động vật hoang dã
Đối mặt với thách thức
Theo Vụ Bảo tồn thiên nhiên (Tổng cục Lâm nghiệp), trong 5 năm qua, lực lượng kiểm lâm trong cả nước đã phát hiện và xử lý 3.823 vụ vi phạm về quản lý ĐVHD, tịch thu 58.869 cá thể, trong đó 3.078 các thể thuộc loài nguy cấp, quý hiếm.
![]() |
Công tác bảo tồn động vật hoang dã tại các VQG, KBTTN đang gặp rất nhiều khó khăn |
Đơn cử, quần thể voi rừng bị suy giảm mạnh trong những năm qua, trong đó từ năm 1975 – 1980 giảm 1.500-2.000 cá thể; từ năm 1995-2000 giảm 150-200 cá thể; từ năm 2006 đến nay giảm 70-130 cá thể. Nguyên nhân chủ yếu do diện tích rừng bị phá, môi trường sống bị thu hẹp, voi bị săn bắt lấy ngà, xung đột giữa voi và người.
Theo kết quả khảo sát của Cơ quan quản lý Cites Việt Nam (Tổng cục Lâm nghiệp), tại 21 địa điểm trong cả nước đã phát hiện 85 cửa hàng bán ngà voi với 2.300 mẫu vật, trong đó TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) có tỷ lệ bán mẫu vật ngà voi cao nhất cả nước.
Năm 2015, các vườn quốc gia (VQG), khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) đã để xảy ra 66 vụ cháy rừng với diện tích trên 107ha, diện tích cháy tăng gần 55ha so với năm 2014. Cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý 2.033 vụ vi phạm lâm luật, trong đó có 1.736 vụ khai thác rừng, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép.
Những con số thống kê đáng báo động trên được các chuyên gia đưa ra tại Hội nghị giao ban các VQG và KBTTN vừa được diễn ra mới đây tại Đăk Lăk.
Hiện công tác bảo tồn ĐVHD tại các VQG, đang đứng trước những thách thức lớn khi các đối tượng lâm tặc đang rình rập để phá rừng. Theo Tổng cục Lâm nghiệp, hiện cả nước có 31 VQG, 58 khu dự trữ thiên nhiên, 10 khu bảo tồn loài - sinh cảnh, 45 khu bảo vệ cảnh quan, 20 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học với tổng diện tích trên 2,1 triệu ha, là nơi cư trú của trên 7.000 loài thực vật bậc cao, 300 loài thú, 840 loài chim, 380 loài bò sát.
Theo các chuyên gia, những “địa chỉ” này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn các loài sinh học, các giá trị cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của vùng. Tuy nhiên, công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tại các VQG, KBTTN đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, dân số vùng đệm tăng, nhiều diện tích rừng bị thu hẹp để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội, tình trạng săn bắt động vật hoang dã, khai thác lâm sản trái phép ngày càng gia tăng.
Cần có biện pháp “mạnh tay”
Đăk Lăk hiện có trên 550.000ha rừng song công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phương này đang đối mặt với nhiều khó khăn. Trên địa bàn có 6 ban quản lý rừng đặc dụng, trong đó VQG Yok Đôn do Tổng cục Lâm nghiệp quản lý, 5 ban quản lý còn lại gồm: VQG Chư Yang Sin, KBTTN Ea Sô, Khu Dự trữ thiên nhiên Nam Ka, Khu rừng bảo vệ cảnh quan Hồ Lăk, Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh thông nước do tỉnh quản lý, với tổng diện tích trên 227.900 ha.
Theo kết quả tổng hợp, đánh giá, cập nhật danh mục động, thực vật hoang dã từ các rừng đặc dụng tại Đăk Lăk ghi nhận, riêng động vật có xương sống thuộc nhóm bốn chân có 618 loài thuộc các lớp thú, chim, bò sát, ếch nhái; thực vật có 1.825 loài thuộc 187 họ, trong đó có nhiều loài hiếm, nguy cơ bị đe dọa và là loài đặc hữu của vùng Tây Nguyên.
Tuy nhiên, theo các Ban quản lý VQG, lực lượng mỏng trong khi địa bàn rộng cả trăm ngàn hecta khiến công tác bảo vệ gặp nhiều khó khăn. Ông Trần Lê Trinh, Phó giám đốc KBTTN Ea Sô chia sẻ, mặc dù lực lượng kiểm lâm thường xuyên tuần tra, truy quét song tình trạng chống người thi hành công vụ ngày càng gia tăng, nhiều cư dân địa phương xâm nhập vào khu vực bảo tồn để săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã và khai thác gỗ quý hiếm hết sức phức tạp.
Trước tình trạng này, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Cao Chí Công yêu cầu, các VQG, KBTTN tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Trong đó tập trung tuần tra, truy quét những khu vực trọng điểm phá rừng, khu vực giáp ranh, xử lý nghiêm các vụ vi phạm.
Đồng thời, các địa phương, ngành chức năng cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về sự cần thiết bảo vệ thiên nhiên và các loài ĐVHD, từ đó thay đổi thái độ và hành vi của cộng đồng với các sản phẩm từ ĐVHD, đặc biệt là các sản phẩm như ngà voi…
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
