Mua bán xăng, dầu lậu chưa hạ nhiệt
![]() | Hàng lậu, hàng giả “đến hẹn lại lên” |
![]() | Nỗ lực kiểm soát hàng lậu |
![]() |
Ảnh minh họa |
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cà Mau mới đây phối hợp với lực lượng tuần tra của Đồn biên phòng Sông Đốc (Cà Mau) bắt quả tang phương tiện CM 99658 TS đang bơm dầu bán cho phương tiện KG 92909 TS và KG 91441 TS. Qua kiểm tra trực tiếp ở trên tàu, các thuyền trưởng bán dầu không xuất trình được hóa đơn, chứng từ mua bán dầu.
Chủ tàu sau đó khai nhận, từ đầu năm 2018 đến khi bị phát hiện, bắt giữ đã mua dầu trên biển tổng cộng 7 lần, mỗi lần mua 20.000 lít. Giá mua dầu rẻ nhất là 12.000 đồng/lít, giá đắt nhất là 13.500 đồng/lít, giá bán ra 14.500 đồng/lít.
Đặc biệt, tháng 5/2018, lực lượng chức năng đã liên tiếp phát hiện nhiều vụ mua bán xăng, dầu trái phép trên biển ở các vùng biển nước ta. Đó là vụ việc tại vùng biển Côn Đảo, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) phát hiện 2 tàu cá đang vận chuyển hàng chục nghìn lít dầu DO. Sau đó, thuyền trưởng 2 tàu đều không xuất trình được giấy tờ hợp pháp chứng minh nguồn gốc số dầu trên với lực lượng chức năng.
Tương tự, cách đây ít ngày, lực lượng như Cảnh sát biển 3 (đóng tại TP. Vũng Tàu) phát hiện một số tàu cá tại vùng biển Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu đang vận chuyển cả trăm lít dầu DO và các chủ thuyền đều không xuất trình được hóa đơn chứng từ của số dầu đang vận chuyển.
Tất cả những sự việc trên đều được cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để hạn chế và xóa sổ tình trạng mua bán xăng, dầu trên biển, nhiều chuyên gia cho rằng chúng ta cần sửa luật phù hợp với tình hình thực tế.
Thiếu tướng Ngô Thái Dũng, Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm ma túy Bộ đội Biên phòng, Phó trưởng Ban chỉ đạo 1389 Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho rằng, Chính phủ cần sớm chỉ đạo ban hành Thông tư liên tịch về hướng dẫn chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu để thay thế cho Thông tư cũ nhằm tránh những kẽ hở mà các đối tượng buôn lậu xăng dầu hay lợi dụng.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng cần đề xuất với Chính phủ bổ sung, sửa đổi Nghị định 162 năm 2013 (quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo, thềm lục địa) cho phù hợp với nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan đã được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 do Quốc hội ban hành và thực tiễn đấu tranh chống tội phạm buôn lậu trên biển.
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng cần tăng biên chế đối với lực lượng phòng chống tội phạm của Bộ đội Biên phòng và hiện đại hóa các trang bị kỹ thuật (xuồng cao tốc, hệ thống quan sát, theo dõi…) để lực lượng này đủ sức chống các loại tội phạm, trong đó có tội phạm buôn lậu trên biển.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
