agribank-vietnam-airlines

Mở rộng tín dụng, nhưng không hạ chuẩn

Hà Thành
Hà Thành  - 
Tại Họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2023, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, trong những tháng đầu năm, nền kinh tế phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, bởi dịch bệnh đã làm kiệt quệ nguồn lực của nhiều doanh nghiệp, người dân và cả ngân sách nhà nước.
aa
Mở rộng tín dụng vào kinh tế tập thể Khối ngoại mở rộng tín dụng tiêu dùng

Chính sách tiền tệ chịu nhiều sức ép

“Chưa bao giờ trong nhiều năm qua, việc điều hành chính sách tiền tệ phải chịu những khó khăn nhiều chiều như vậy. Phải cùng nhìn nhận, chia sẻ, đánh giá những khó khăn đó”, Phó Thống đốc nhấn mạnh. Trong bối cảnh đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành Ngân hàng đã không ngừng nghỉ triển khai mọi cơ chế chính sách, cố gắng nhất có thể đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Ngành là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng.

Cụ thể, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, linh hoạt, chủ động, kịp thời, hiệu quả, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng. Về lãi suất, qua 4 lần giảm lãi suất điều hành vừa qua, NHNN đã giảm từ 0,5%-2%/năm các mức lãi suất điều hành. Đồng thời, NHNN tiếp tục khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho hay, đến nay, lãi suất tiền gửi bình quân của các NHTM ở mức khoảng 5,8%/năm (giảm 0,7% so với cuối năm 2022); lãi suất cho vay bình quân VND ở mức khoảng 8,9%/năm (giảm 1,0%/năm so với cuối năm 2022). Mặc dù lãi suất giảm nhanh nhưng tín dụng vẫn tăng trưởng chậm. Đến ngày 15/6/2023, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,32 triệu tỷ đồng, tăng 3,36% so với cuối năm 2022, tăng 8,94% so với cùng kỳ năm trước.

Theo lãnh đạo NHNN, tháng 2/2023 NHNN đã giao room tín dụng cho các NHTM cả nước là 11%, theo định hướng cả năm tăng 14-15%. Đến nay mức 14-15% vẫn là mục tiêu cả năm. Có thể thấy hạn mức không thiếu, huy động vốn cũng không phải thấp, khả năng cung ứng vốn của các ngân hàng đầy đủ sẵn sàng. Vậy đâu là nguyên nhân tín dụng tăng thấp.

Tập trung tín dụng cho sản xuất
Tập trung tín dụng cho sản xuất

Theo đánh giá sơ bộ của Phó Thống đốc Đào Minh Tú, một số nguyên nhân chính khiến tín dụng tăng chậm đó là trong bối cảnh khó khăn chung, cầu tiêu dùng, đầu tư giảm nên cầu tín dụng giảm tương ứng. Các doanh nghiệp gặp khó về đơn hàng, dòng tiền đứt đoạn, tồn kho nhiều, một số doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, giá cả mặt hàng, nguyên vật liệu tăng giá dẫn đến giá thành sản xuất ra ảnh hưởng, sức mua cả thế giới lẫn trong nước suy giảm… Sức mua cũng suy yếu dẫn tới nhu cầu vay vốn thấp. Một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng không đáp ứng chuẩn cho vay của các NHTM có thể do vướng mắc pháp lý; hoặc năng lực tài chính suy giảm sau thời gian chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Bên cạnh đó, vốn tín dụng cho DNNVV, HTX chưa đáp ứng kỳ vọng do doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu vay vốn, trong khi quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ phát triển DNNVV hoạt động hạn chế - đây cũng là câu chuyện tồn tại lâu nay. Tín dụng tăng chậm bản thân ngành Ngân hàng rất sốt ruột. Tuy vậy, các tổ chức tín dụng cũng không thể vì thế mà hạ chuẩn cho vay, vì sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn hệ thống. “Sau thời gian kinh tế gặp khó khăn, mức độ rủi ro được đánh giá cao hơn, hoạt động của doanh nghiệp khó chứng minh hiệu quả nên các tổ chức tín dụng cũng khó khăn trong quyết định cho vay do không được hạ chuẩn tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống. Đây không phải lý do bây giờ mới có mà đảm bảo an toàn tín dụng là nguyên tắc "bất di bất dịch"”, Phó Thống đốc chia sẻ thêm.

Tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng

Mặc dù khó khăn, nhưng Phó Thống đốc NHNN nhấn mạnh, đẩy mạnh tín dụng vẫn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành Ngân hàng thời gian tới.

Hiện nay thanh khoản các tổ chức tín dụng đều đang rất dồi dào, kể cả các NHTM Nhà nước, các NHTM cổ phần lớn, nhỏ. Phó Thống đốc khẳng định, các doanh nghiệp, lĩnh vực kinh tế cần vốn và đảm bảo khả năng trả nợ chắc chắn sẽ được vay vốn. “Ngân hàng rất mong có người vay; người vay cũng muốn tiếp cận được. Tuy nhiên để giải quyết hài hoà giữa cung - cầu vốn giữa khả năng cho vay và hấp thụ vốn thì phải tìm ra điểm cân bằng. NHNN thấu hiểu doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ nhiều hơn nữa và xác định đó là những nhiệm vụ rất cấp bách lúc này. NHNN sẽ căn cứ chỉ đạo của Chính phủ, sự phát triển của ngành để điều hành. Làm sao giải quyết tích cực hơn nữa là nhiệm vụ 6 tháng cuối năm", Phó Thống đốc nhấn mạnh.

Về định hướng chính sách tiền tệ trong thời gian tới, Phó Thống đốc cho biết, NHNN vẫn điều hành linh hoạt thận trọng, chắc chắn để phù hợp với từng giai đoạn, đảm bảo được mục tiêu đặt ra... Về lãi suất, trên cơ sở đã giảm 4 lần lãi suất điều hành, NHNN tiếp tục vận động các tổ chức tín dụng tích cực giảm lãi suất cả huy động lẫn cho vay, nhưng trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc của kinh tế thị trường, quyền của NHTM. Trong một vài ngày tới, NHNN sẽ tiếp tục làm việc với các NHTM về vấn đề này. Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt, NHTM phải tiết giảm chi phí hoạt động, để giảm lãi suất. Tuy nhiên, giảm hay tăng đều có độ trễ. “Chính sách luôn có độ trễ. Nhưng trong điều kiện khó khăn như hiện nay thì làm thế nào để độ trễ đó ngắn hơn là mong muốn của Chính phủ, ngành Ngân hàng, doanh nghiệp”, lãnh đạo NHNN chia sẻ.

Trên tinh thần đó, lãnh đạo NHNN yêu cầu các ngân hàng phải tiếp tục mở rộng cắt giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng, mở rộng tín dụng nhưng đi kèm với nguyên tắc không hạ chuẩn nếu không sẽ rất rủi ro. “Hạ chuẩn sẽ đi cùng rủi ro, nợ xấu. Nếu không giữ chuẩn tín dụng nợ xấu sẽ tăng cao. Hiện nợ xấu bắt đầu nhen nhóm ở một số ngân hàng. Trong nội bảng chưa cao nhưng nợ tiềm ẩn, nguy cơ ở một số ngân hàng có biểu hiện. Câu chuyện nợ xấu luôn được đặt ra để kiểm soát an toàn”, Phó Thống đốc lưu ý.

Bên cạnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn, trong thời gian tới, NHNN cho biết sẽ điều hành tăng trưởng khối lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro…

Hà Thành

Tin liên quan

Tin khác

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai.
Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Thông tư 45/2011/TT-NHNN.
NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

Ngày 4/4, NHNN ban hành Quyết định số 1689/QĐ-NHNN Ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của NHNN triển khai Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 20/9/2024 của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tuyến và dựa trên dữ liệu giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030.
Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị sửa đổi Dự thảo Luật Quản lý thuế gỡ vướng mắc cho ngân hàng

Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị sửa đổi Dự thảo Luật Quản lý thuế gỡ vướng mắc cho ngân hàng

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa có văn bản số 138/HHNH-PLNV tham gia ý kiến về Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế (thay thế) nhằm tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM) trong quy định về quản lý thuế.
Bố trí nguồn lực, quan tâm thỏa đáng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bố trí nguồn lực, quan tâm thỏa đáng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

"Không để ai bị bỏ lại phía sau" là tinh thần xuyên suốt trong chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng hệ sinh thái tài chính toàn diện cho DNNVV là điều vô cùng cần thiết. Bởi DNNVV chiếm đến 98% khu vực kinh tế tư nhân, trong khi khu vực này hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho khoảng 82% tổng số lao động đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội.
Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền

Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 06/2025/QĐ-TTg quy định về việc đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) với cơ sở in, đúc tiền để in tiền giấy, sản xuất tiền kim loại.
Sắp diễn ra Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”

Sắp diễn ra Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”

Ngày 21/3/2025, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng sẽ tổ chức Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”. Hội thảo có sự tham dự của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú; Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam Nguyễn Văn Thân; cùng các lãnh đạo các đơn vị thuộc NHNN, các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học; đại diện các bộ, ngành, tổ chức tín dụng và các cơ quan thông tấn - báo chí.
Quy định mới về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Quy định mới về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 69/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam (TCTD). Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2025.
VietinBank chào bán trái phiếu ra công chúng (Đợt 2)

VietinBank chào bán trái phiếu ra công chúng (Đợt 2)

VietinBank thông báo chào bán trái phiếu ra công chúng Đợt 2 (Giấy chứng nhận đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng số 233/GCN-UBCK do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 16/12/2024)
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data