Mở rộng dịch vụ ngân hàng vào du lịch sinh thái
Tận dụng dữ liệu số - nguồn tài nguyên mới phát triển dịch vụ ngân hàng Lắng nghe ý kiến của nông dân để thiết kế sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp |
Ông Trần Hữu Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL cho rằng, hiện nay hoạt động liên kết đầu tư lĩnh vực du lịch ở các tỉnh trong vùng khá rời rạc. Mặc dù doanh thu từ du lịch thời gian qua tại nhiều tỉnh, thành tăng nhanh, nhưng chưa có những mô hình đầu tư kết nối cấp vùng để xây dựng các tour tuyến đặc thù miệt vườn kết hợp sông nước, biển đảo.
![]() |
Thêm cơ hội cho ngân hàng đầu tư vốn vào các mô hình du lịch |
Vì thế việc liên kết với TP. Hồ Chí Minh sẽ tạo động lực để kết nối hạ tầng, tạo điều kiện để các doanh nghiệp du lịch lớn xây dựng các sản phẩm đặc thù. Từ đó, các dự án phát triển du lịch tại các địa phương mới thu hút được nguồn vốn tư nhân và các ngân hàng cũng có nhiều phương án để mở rộng cho vay, phát triển các dịch vụ ngân hàng qua các mô hình khởi nghiệp, liên kết giữa nông dân, hợp tác xã với doanh nghiệp làm du lịch sinh thái.
Theo các chi nhánh ngân hàng tại khu vực ĐBSCL, các ngành nghề nông nghiệp, nông thôn, kinh tế du lịch đang bắt đầu có sức hút đối với các ngân hàng, nhất là tài trợ vốn đối với các dự án du lịch xanh và phát triển các dịch vụ thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt. Thống kê sơ bộ của một số TCTD lớn tại khu vực ĐBSCL cho thấy, trong giai đoạn 2021-2023, mỗi năm trung bình có gần 80.000 tỷ đồng được các ngân hàng cho vay vào các lĩnh vực kinh tế xanh tại các địa phương, trong đó các dự án du lịch xanh chiếm khoảng 2.000-3.000 tỷ đồng.
Đại diện Agribank các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre cho biết, hiện nay trong số các chương trình tín dụng nhằm thúc đẩy du lịch nội địa thì mảng cho vay phục vụ các làng nghề truyền thống, phát triển các sản phẩm đặc sản OCOP được nhiều nơi quan tâm. Agribank cũng đã dành 2.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi vay vốn để sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP. Trong khi đó, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh cũng đang kêu gọi ngân hàng và các thành phần kinh tế khác đầu tư vào dự án du lịch sinh thái.
Tại một số tỉnh, thành như Hậu Giang, Bến Tre, Kiên Giang hiện nay, các địa phương đang chủ động trong việc hỗ trợ phát triển các mô hình, dự án đầu tư lĩnh vực du lịch. Các NHTM ở đây cũng tích cực trong việc thúc đẩy cho vay đối với lĩnh vực này. Đơn cử, Hậu Giang cam kết dùng ngân sách địa phương hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay trong hạn khi vay vốn ở các NHTM (tối đa 2 tỷ đồng/cá nhân, tổ chức) để đầu tư phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Đầu năm 2024, NHNN chi nhánh tỉnh Hậu Giang đã có văn bản chỉ đạo hệ thống TCTD trên địa bàn cho vay đối với chương trình này.
Theo thống kê của NHNN chi nhánh tỉnh Kiên Giang, đến cuối 2023, dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn đạt khoảng 128.000 tỷ đồng đối với các doanh nghiệp, cá nhân phát triển các dự án du lịch, lưu trú. Tốc độ tăng trưởng tín dụng lĩnh vực du lịch, nhất là cho vay dịch vụ lưu trú đang là lĩnh vực có tăng trưởng mạnh nhất tại địa phương.
Đối với quy mô toàn vùng ĐBSCL, theo ông Trần Hữu Hiệp, hiện nay số lượng các doanh nghiệp du lịch quay lại thị trường khá lớn nhưng khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi tương đối hạn chế do nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ, không có nhiều tài sản thế chấp và các phương án kinh doanh chưa thực sự bền vững. Chính vì vậy, nếu hoạt động liên kết, kết nối đầu tư lĩnh vực du lịch được đẩy mạnh ở các tỉnh ĐBSCL thì cơ hội để các doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư là rất rộng mở. Bởi hiện nay tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch ở ĐBSCL ở mức khá cao (năm 2023 tăng 78% so với 2022). Trong khi đó, cơ chế hỗ trợ đầu tư, phát triển kinh tế du lịch từ giữa năm 2023 cũng đã được Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành triển khai theo Nghị quyết 82/NQ-CP. Trong đó có nội dung giao cho Bộ Công Thương và Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành địa phương đưa ra chính sách kích cầu phù hợp với tình hình mới, đồng thời đề xuất gói hỗ trợ ưu đãi tín dụng, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp du lịch tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi.
Tin liên quan
Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc
