Mở cửa chợ truyền thống sẽ kéo giảm giá thực phẩm
Đến nay, TP.HCM cũng đã đưa vào hoạt động 3 điểm trung chuyển tại 3 chợ đầu mối để cung cấp hàng cho các hệ thống phân phối và thị trường bên ngoài. Tuy nhiên, chênh lệch giá giữa nơi bán và nơi tiêu thụ, giữa kênh phân phối hiện đại với kênh tự do vẫn chưa được rút ngắn đáng kể.
Trong suốt thời gian giãn cách xã hội, nhiều người nội trợ đã tìm đến các group trên mạng xã hội gắn với từng địa bàn khu vực dân cư như “Tôi là dân Quận Phú Nhuận”, “Chợ online Quận 12”, "Chợ dân cư Bình Hưng"… để mua sắm. Thời gian gần đây, hầu hết các chợ online của các nhóm dân cư đều đã giảm giá bán các mặt hàng rau củ, trái cây khá nhiều so với cuối tháng 8. Cụ thể, mức giá phổ biến của dưa leo, bầu, bí trên các "chợ" này là 25.000 đồng/kg; đậu bắp, cà chua, cà rốt, 30.000 - 35.000 đồng/kg; khoai tây, cà tím 35.000 - 40.000 đồng/kg; ổi, chuối sứ, cóc xanh, đu đủ 20.000 - 22.000 đồng/kg; chôm chôm, nhãn Indo... 30.000 - 35.000 đồng/kg. Dù vậy, mức giá này vẫn đang chênh lệch lớn so với giá bán các mặt hàng cùng chủng loại tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm tiện lợi. Giá bán các loại rau củ như bầu bí, dưa leo hay cà rốt ở siêu thị chỉ từ 18.000 đến 20.000 đồng/kg thậm chí có loại chỉ có 15.000 đồng/kg.
![]() |
Mở lại chợ đầu mối và chợ truyền thống thì mới giải được bài toán cung ứng cho thị trường |
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, chợ truyền thống, chợ dân sinh, chợ đầu mối chưa được hoạt động, chỉ siêu thị hoạt động, trong khi không phải người dân lúc nào cũng có thể tiếp cận được hàng hóa tại đây hay các chuỗi cửa hàng được phép hoạt động. Chính điều này đã khiến giá ở những kênh bán lẻ khác tăng cao nhiều lần so với mức bình thường. Theo các doanh nghiệp bán lẻ, nghịch lý thị trường hiện nay là đa số người tiêu dùng TP.HCM vẫn đang phải trả giá cao để mua thực phẩm tươi sống, trong khi các hệ thống phân phối hiện đại đang bán những mặt hàng này với giá thấp hơn hẳn nhưng sức tiêu thụ lại không cao.
Theo Bộ Công thương, tại 3 chợ đầu mối ở TP.HCM, tổng lượng hàng đưa về cung ứng cho thị trường trong những ngày qua đã tăng nhẹ, ước đạt gần 800 tấn/đêm; trong đó, 60% cung ứng cho hệ thống phân phối và 40% cung ứng ra thị trường lẻ. Đây được xem là phương án để giảm giá bán của các loại mặt hàng tươi sống có trên thị trường. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là phải mở cửa lại các chợ đầu mối và chợ truyền thống thì mới giải được bài toán cung ứng cho thị trường.
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết, hiện lượng hàng hóa các tỉnh, thành về 3 điểm trung chuyển tại chợ đầu mối hiện nay là rất hạn chế. Gần như 100% chợ truyền thống tạm ngưng hoạt động, nên đầu ra cho hàng hóa tại chợ đầu mối gặp khó khăn, chủ yếu chỉ cung cấp cho các bếp ăn tập thể, bếp ăn từ thiện... Lượng hàng hóa ít còn có nguyên nhân do một số thương nhân còn tâm lý e ngại, chưa muốn ra kinh doanh. Và các quy định để được hoạt động tại các điểm tập kết đang khá chặt chẽ cũng là một trở ngại khiến thương nhân, người lao động chưa mặn mà quay lại chợ.
Sở Công thương TP.HCM đang phối hợp với chính quyền địa phương, các công ty quản lý và kinh doanh chợ đầu mối hỗ trợ tối đa cho thương nhân hoạt động. Bằng mọi cách, TP.HCM sẽ duy trì các điểm trung chuyển này. Đây cũng là bước chuẩn bị cho kế hoạch mở lại hệ thống phân phối truyền thống trong thời gian tới.
Về kế hoạch mở lại chợ truyền thống, lãnh đạo Sở Công thương TP.HCM cho biết, các quận, huyện và TP.Thủ Đức đã có phương án tổ chức cho các chợ truyền thống tái mở cửa. Sở Công thương TP.HCM sẽ tiếp tục làm việc với các quận, huyện để nắm bắt tình hình cũng như triển khai các phương án thực hiện. Theo đó, các quận, huyện, TP.Thủ Đức mà cụ thể là từng phường, xã sẽ đánh giá điều kiện thực tế để mở lại chợ truyền thống. Đối với 3 chợ đầu mối là Thủ Đức, Bình Điền, Hóc Môn hiện chưa có điều kiện mở lại hoạt động bình thường như trước khi bùng phát dịch, mà sẽ có lộ trình mở dần. Trước mắt, 3 chợ này tiếp tục tổ chức hoạt động của các điểm tập kết, trung chuyển hàng hoá. Theo kế hoạch mở cửa trong điều kiện an toàn phòng, chống dịch của TP.HCM, nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hóa sẽ được tạo điều kiện thông thoáng hơn, việc mua sắm hàng hóa mở dần, có thể sẽ gây áp lực cục bộ lên các chợ đầu mối và hệ thống phân phối hiện đại.
“Vì vậy, để tránh tình trạng ùn ứ cục bộ ở các điểm mua sắm, Sở Công thương TP.HCM đã có văn bản yêu cầu các quận, huyện phải rà soát, đánh giá và hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức mở cửa trở lại các điểm bán như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa, chợ truyền thống, vốn đang tạm dừng hoạt động phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid -19, trên nguyên tắc an toàn đến đâu mở cửa đến đó để tiếp tục cung ứng hàng hóa cho người dân”, ông Nguyễn Nguyên Phương cho biết.
Tin liên quan
Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2
![[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/10/15/10-420250410155228.jpg?rt=20250410155230?250410035943)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD
![[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/06/23/hoang-long20250406235705.jpg?rt=20250406235708?250407061122)
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định
