Lượng tìm kiếm du lịch Việt Nam trên Google tăng nhanh
![]() | Đề xuất mở rộng các nước miễn thị thực nhập cảnh vào Việt Nam |
![]() | Du lịch thông minh được triển khai hiệu quả |
![]() |
Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, lượng tìm kiếm về lưu trú du lịch Việt Nam đang tăng nhanh trên công cụ theo dõi xu hướng du lịch của Google, xếp thứ 11 trên thế giới. Đây là điểm đáng mừng về sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch trong nước.
Cụ thể, Việt Nam hiện xếp thứ 11 trên thế giới (trong nhóm có mức tăng từ 10% đến 25%). Tốp đầu còn có các quốc gia: Italy, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Croatia, Mỹ, Pháp, Canada, Hà Lan, Philippines.
Chỉ có Việt Nam và Philippines là quốc gia ở Đông Nam Á nằm trong nhóm đầu thế giới. Các quốc gia khác trong khu vực xếp sau khá xa: Thái Lan (24), Singapore (33), Indonesia (44), Malaysia (45).
Các thị trường nước ngoài tìm kiếm nhiều nhất về du lịch Việt Nam gồm có: Mỹ, Nhật, Australia, Singapore, Ấn Độ, Thái Lan, Pháp, Đức, Anh, Hàn Quốc.
Số liệu cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đón gần 3,7 triệu lượt khách quốc tế, vượt con số cả năm 2022, đạt gần 50% mục tiêu kế hoạch năm 2023.
Với kết quả khả quan cũng như xu hướng nhu cầu đang tiếp tục gia tăng, thị trường du lịch quốc tế còn nhiều dư địa để tăng trưởng mạnh, nhất là vào mùa cao điểm những tháng cuối năm. Ngành du lịch có khả năng sẽ đạt và vượt 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2023.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Hà Nội: Bảo đảm công tác văn thư, lưu trữ thông suốt khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Đà Nẵng biểu dương lao động giỏi

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Nam A Bank Vietnam Footgolf Open 2025 chính thức khởi tranh

Nợ bảo hiểm xã hội vẫn "tràn lan"
