Lùm xùm ở một dự án
![]() | Tránh lãng phí với dự án chậm tiến độ |
![]() | Các dự án đường sắt đô thị đều bị chậm tiến độ, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư |
![]() |
Dự án BOT quốc lộ 14 đoạn Cây Chanh - Cầu 38 vẫn đang triển khai rất chậm |
Từ 80,3 tỷ đồng lên 176 tỷ đồng
Đến thời điểm này, UBND tỉnh Bình Phước đã mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh để tiếp nhận hơn 203 tỷ đồng do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thanh toán cho Công ty cổ phần Đức Phú-đơn vị đầu tư dự án BOT quốc lộ 14 đoạn Cây Chanh - Cầu 38.
Theo đó, từ năm 2009, UBND tỉnh Bình Phước ký hợp đồng với Công ty cổ phần Đức Phú thực hiện dự án trong 3 năm. Nhưng do dự án thi công chậm tiến độ, tới cuối năm 2013, Bộ GTVT phải lấy lại dự án, chấm dứt hình thức BOT để giao cho Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh thi công bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
Bộ GTVT lấy tiền vốn trái phiếu chính phủ để hoàn lại toàn bộ khối lượng nhà đầu tư đã thi công trên đoạn dự án này. Vấn đề phát sinh là phải xác định khối lượng nhà đầu tư đã thi công để trả lại số tiền tương ứng cho chủ đầu tư.
Sau khi tiến hành kiểm đếm khối lượng thi công, ngày 23/10/2015, Sở GTVT tỉnh Bình Phước có văn bản cho rằng thực tế, dự án quốc lộ 14 được làm trên nền đường cũ, hai bên chỉ có nhà dân, vườn cao su, vườn điều… nhưng chủ đầu tư vẫn “kê” là đã thực hiện hạng mục “cây rừng”… là không thể chấp nhận.
Và lãnh đạo đơn vị này chỉ đồng ý thanh toán cho chủ đầu tư hơn 80,3 tỷ đồng. Thế nhưng đến giữa năm 2016, lãnh đạo mới của Sở GTVT tỉnh Bình Phước lại thông báo, Hội đồng kiểm đếm chấp nhận thanh toán số tiền hơn 176 tỷ đồng của Công ty cổ phần Đức Phú.
Giải thích về việc có những khác nhau về số liệu, chi phí thanh toán tăng lên, Sở GTVT tỉnh Bình Phước cho biết, do đơn vị tư vấn kiểm đếm có sai sót trong nhập số liệu; chủ đầu tư cung cấp, bổ sung hồ sơ làm nhiều đợt. Ngoài ra, việc thanh toán chi phí cho dự án BOT bị thu hồi là việc mới, “chưa có tiền lệ” nên Hội đồng kiểm đếm đã gặp khó khăn trong việc xác định nhiều khoản chi phí.
Chênh lệch nhiều do lãi vay
Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, ông Phạm Thành Nam, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đức Thành Gia Lai (đại diện Công ty cổ phần Đức Phú) cho biết: “Công ty đồng ý với số tiền kiểm đếm 80,3 tỷ đồng của Hội đồng kiểm đếm. Hơn thế, sau đó, công ty cũng đã đầu tư theo chi phí xây lắp, chi phí phát sinh và duy tu với số tiền tổng cộng lên đến hơn trăm tỷ đồng.
Chính vì số tiền thanh toán lớn nên lãi phát sinh hàng tháng rất lớn. Trong tổng số tiền công ty đề xuất thanh toán có đến hơn 67 tỷ đồng là tiền lãi vay ngân hàng do thời gian kéo dài từ năm 2011”.
Ông Nam khẳng định, công ty cũng đã thương lượng với các đơn vị tài chính và ngân hàng để chốt lãi vay nếu không lãi suất còn cao hơn nữa. Hiện tại, chủ đầu tư đề nghị Hội đồng kiểm đếm cho tạm ứng một phần để tháo gỡ khó khăn, đồng thời giảm áp lực lãi ngân hàng.
Thế nhưng, cho đến nay, do nhiều ý kiến chưa đồng ý với mức thanh toán này. Mặc dù đã kiểm đếm xong khối lượng, tháng 9/2016, UBND tỉnh Bình Phước vẫn bổ sung hai điều tra viên của Công an tỉnh tham gia vào hội đồng kiểm đếm dự án BOT quốc lộ 14 đoạn Cây Chanh - Cầu 38.
Xung quanh số tiền thanh toán cho chủ đầu tư, mới đây, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường ký văn bản cho rằng, việc xác định và thống nhất giá trị đã thực hiện của nhà đầu tư để làm cơ sở thanh lý hợp đồng BOT thuộc về cơ quan nhà nước đã ký kết hợp đồng. Vì vậy, Bộ GTVT chỉ chuyển tiền trên cơ sở đề xuất của UBND tỉnh Bình Phước, còn việc xác định số liệu bao nhiêu, có chính xác hay không thuộc về UBND tỉnh Bình Phước và các cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh.
Về phía địa phương, UBND tỉnh Bình Phước bổ sung vào hội đồng kiểm đếm 2 công an điều tra để làm rõ giá trị các hạng mục khác (trị giá tới 176,9 tỷ đồng) đã thống nhất với chủ đầu tư cũng như giá trị hạng mục duy tu sửa chữa năm 2011, 2012 trị giá tới hơn 26 tỷ đồng hiện Hội đồng kiểm đếm và chủ đầu tư chưa thống nhất. Đây là động thái của Hội đồng kiểm đếm rà soát lần cuối trước khi tham mưu cho UBND tỉnh thanh toán tiền thi công cho Công ty cổ phần Đức Phú.
TS. Phạm Sanh, chuyên gia về giao thông cho rằng một trong các đặc điểm cơ bản của dự án BOT hạ tầng là đẩy rủi ro từ Nhà nước về cho nhà đầu tư tư nhân, bắt buộc nhà đầu tư phải có năng lực (tài chính, kinh nghiệm, nỗ lực) để san sẻ rủi ro và có được lợi nhuận phù hợp, hài hòa với lợi ích của người dân và Nhà nước.
Chính vì vậy, phải xử lý nghiêm các cá nhân có trách nhiệm trong các dự án BOT có vấn đề gây dư luận bức xúc trong dân. Các cơ quan chức năng cần phải giám sát tính minh bạch tính hiệu quả các dự án BOT giao thông bằng hành động cụ thể liên tục, chứ không đưa vào luật nhưng chỉ hô hào nói mạnh nhưng không làm.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
