agribank-vietnam-airlines

LPBank công bố báo cáo phát triển bền vững năm 2023

LC
LC  - 
LPBank chính thức phát hành Báo cáo Phát triển bền vững (ESG) năm 2023, cam kết cụ thể và hành động thực tế để tạo ra những thay đổi đột phá, kiến tạo những giá trị lâu dài, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, thực chất và hiệu quả.
aa
LPBank huy động thành công 80 triệu USD từ ADB Nền tảng ngân hàng số LienViet24h đổi tên thành LPBank LPBank dự kiến trình ĐHĐCĐ trả cổ tức 16,8% bằng cổ phiếu

Tầm quan trọng của ESG trong nâng cao vị thế doanh nghiệp

Vài năm trở lại đây, cụm từ ESG (Environmental, Social, and Governance, tức là Môi trường, Xã hội và Quản trị) được cộng đồng nhà đầu tư, khách hàng và công chúng ngày càng chú trọng. Theo đó, ESG đóng vai trò kim chỉ nam giúp các bên liên quan hiểu rõ cách thức doanh nghiệp quản lý các rủi ro cũng như cơ hội ở ba khía cạnh này, hướng đến tăng trưởng bền vững và đóng góp tích cực cho môi trường, xã hội và kinh tế. Do đó, việc một doanh nghiệp phát hành báo cáo ESG ngày càng nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính và các bên hữu quan.

Cam kết thực hiện các chuẩn mực ESG theo tiêu chuẩn quốc tế giúp nâng cao thương hiệu, nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn quốc tế và giảm rủi ro hoạt động. Tuy nhiên, thực tế việc triển khai thực hiện báo cáo ESG chưa thực sự được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng. Một khảo sát của EY mới đây đã chỉ ra rằng, chưa đến 1/3 công ty Việt Nam thực hiện báo cáo ESG một cách kỹ lưỡng và toàn diện.

Đối với ngành tài chính ngân hàng, vốn là một ngành tiên phong trong các hoạt động ESG cũng như tuân thủ sớm các quy chuẩn quốc tế, song số lượng các ngân hàng công bố Báo cáo ESG còn hạn chế. Hiện tại, LPBank là một trong số ít ngân hàng phát hành công bố Báo cáo riêng ESG năm 2023 sớm nhất tại Việt Nam.

Báo cáo Phát triển bền vững của LPBank có gì?

Theo thông tin từ LPBank, ngân hàng này chính thức công bố Báo cáo Phát triển bền vững (Báo cáo ESG) năm 2023 vào ngày 28/6/2024. Với chủ đề “Bền bỉ với môi trường”, Báo cáo cho thấy rõ tầm nhìn, chiến lược trong thực thi ESG của LPBank, hướng đến mục tiêu ngân hàng phát thải ròng bằng 0, thúc đẩy tài chính xanh, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững.

LPBank công bố báo cáo phát triển bền vững năm 2023

LPBank là một trong những ngân hàng công bố sớm nhất Báo cáo Phát triển bền vững năm 2023

Các chỉ số phát triển bền vững được LPBank lựa chọn và trình bày dựa trên trên các quy định, tiêu chuẩn và hướng dẫn của Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI), các khuyến nghị của Nhóm Nhiệm vụ về Công bố Tài chính liên quan đến Khí hậu (TCFD) và tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo báo cáo, LPBank tích hợp yếu tố môi trường và xã hội vào cơ cấu doanh nghiệp thông qua 3 trụ cột bền vững: Môi trường – Chuyển đổi sang nền kinh tế bền vững và trung hòa Các -bon; Xã hội – Xây dựng xã hội thịnh vượng; Quản trị - Hành động có trách nhiệm.

Về yếu tố môi trường: LPBank đẩy mạnh các chính sách và chương trình tín dụng xanh, đưa tổng dư nợ từ 2.565 tỷ đồng năm 2020 lên 4.883 tỷ đồng năm 2023. Điều này giúp tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiểu thương, ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp xanh, năng lượng tái tạo và năng lượng sạch. Đối với nội bộ, LPBank tích cực thực hiện văn hóa tiết kiệm về; xăng, điện, nước, giảm phát thải, rác thải nhựa… Trong năm 2023, LPBank ghi nhận kết quả khả quan trong một số chỉ số như; lượng xăng tiêu thụ từ các phương tiện di chuyển giảm từ 328TJ (năm 2022) xuống còn 272 TJ (năm 2023), tương đương với mức giảm khoảng 17%; tổng mức tiêu thụ nước sinh hoạt của Ngân hàng năm 2023 giảm 4% so với năm 2022; tổng lượng phát khí nhà kính trong năm 2023 là 32.976 tấn CO₂, giảm khoảng 7% so với năm 2022 là 35.633 tấn CO₂.

Về yếu tố xã hội, LPBank luôn nhận được sự đồng lòng của hơn 12.000 cán bộ nhân viên trong thực hiện “Gắn trách nhiệm xã hội trong kinh doanh”, tập trung vào 5 trụ cột chính: Giáo dục và Đào tạo – Y tế – Văn hóa, Thể thao – An sinh xã hội – Hỗ trợ địa phương nghèo phát triển… LPBank cũng chú trọng xây dựng môi trường làm việc bình đẳng, chính sách lương, thưởng, phúc lợi được đảm bảo. 100% cán bộ, nhân viên được bảo vệ theo thỏa ước lao động tập thể. Đây cũng là một trong những giá trị góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tinh thần nhân văn để LPBank hướng tới trở thành Nơi làm việc tốt nhất châu Á.

Về yếu tố quản trị, LPBank luôn thực hiện theo các nguyên tắc chuẩn mực quản trị quốc tế bao gồm: công khai minh bạch, trách nhiệm, công bằng và quản trị rủi ro toàn diện. LPBank xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, khuyến khích sự sáng tạo, phát triển toàn diện của cá nhân. Ngân hàng đã chuyển đổi mô hình ngân hàng theo ngành dọc để quản trị và phát triển kinh doanh hiệu quả và bền vững. LPBank chú trọng đào tạo cán bộ, nhân viên về bảo mật dữ liệu, nâng cấp hệ thống bảo mật, quản trị dữ liệu an toàn cùng những biện pháp phòng ngừa và phát hiện tham nhũng.

LPBank cam kết vì sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội

Chính phủ Việt Nam cũng đã triển khai thực hiện các cam kết quốc tế của mình về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Xác định phát triển bền vững không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là yếu tố quan trọng giúp duy trì các thành tựu của LPBank một cách lâu dài, bền vững trong tương lai. Báo cáo ESG cũng cho thấy những nỗ lực không ngừng của LPBank trong việc hướng tới nền kinh tế trung hòa cacbon, đồng thời thể hiện cam kết của Ngân hàng đối với sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội.

Ông Hồ Nam Tiến – Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc LPBank cho biết: “LPBank mong muốn chung tay cùng Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế không phát thải ròng vào năm 2050. Trong việc hỗ trợ mục tiêu này, Ngân hàng xác định vai trò và trách nhiệm của mình về hoạt động kinh doanh, song hành cùng kiến tạo giá trị cho xã hội, bảo vệ môi trường, đóng góp cho sự phát triển của một nền kinh tế xanh, xây dựng một tương lai bền vững cho thế hệ tiếp nối”.

Thông qua báo cáo với các chỉ số minh bạch và có trách nhiệm sẽ giúp LPBank khẳng định bằng những con số thực tế trong tăng cường lòng tin với các bên liên quan, hướng tới hình ảnh và vị thế của Ngân hàng

LC

Tin liên quan

Tin khác

Ngành Ngân hàng khẩn trương triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế

Ngành Ngân hàng khẩn trương triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế

Ngày 10/4/2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức cuộc họp triển khai chỉ đạo của Chính phủ về việc cho vay đối với các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì cuộc họp.
Ngành Ngân hàng thúc đẩy tín dụng, tạo động lực tăng trưởng kinh tế khu vực

Ngành Ngân hàng thúc đẩy tín dụng, tạo động lực tăng trưởng kinh tế khu vực

Từ ngày 21 – 25/3/2025, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã dẫn đầu Đoàn công tác làm việc với các NHNN chi nhánh, hệ thống TCTD tại khu vực 13 (Long An, Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh) và khu vực 14 (TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Bạc Liêu). Đây là các khu vực đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long,.
Ngân hàng sẵn sàng đẩy mạnh cho vay theo chuỗi

Ngân hàng sẵn sàng đẩy mạnh cho vay theo chuỗi

Việc ngân hàng cho vay theo chuỗi mà không yêu cầu tài sản đảm bảo có thể mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia chuỗi, doanh nghiệp, nền kinh tế và cả ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, thành công của mô hình này, theo Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp chặt chẽ của các thành phần trong chuỗi.
NHNN sẽ nghiên cứu thêm những giải pháp mạnh hơn đưa vốn vào kinh tế tư nhân

NHNN sẽ nghiên cứu thêm những giải pháp mạnh hơn đưa vốn vào kinh tế tư nhân

Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú tại Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đẩy mạnh tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực Tây Nguyên

Đẩy mạnh tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực Tây Nguyên

Ngày 20/3/2025, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ Công bố Quyết định thành lập NHNN chi nhánh Khu vực 11 và hội nghị với chủ đề “Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khu vực 11”. Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn cùng Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Trương Công Thái đồng chủ trì hội nghị.
Agribank sẽ tập trung đưa tín dụng vào các lĩnh vực chiến lược

Agribank sẽ tập trung đưa tín dụng vào các lĩnh vực chiến lược

Trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức, việc các ngân hàng, đặc biệt là Agribank, chủ động triển khai các giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhan dịp tại hội nghị “Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khu vực 10” do NHNN tổ chức tại Khánh Hòa, phóng viên Thời báo Ngân hàng có cuộc trao đổi với ông Vương Hồng Lĩnh, Phó Tổng Giám đốc Agribank để bạn đọc hiểu hơn về những kế hoạch của Agribank trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững năm 2025 và những năm tiếp theo.
Lợi kép từ Đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp

Lợi kép từ Đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp

Trong khi thị trường lúa gạo khá trầm lắng, thì tại các vựa lúa của người dân, hợp tác xã trồng theo Đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp ở ĐBSCL, không khí thu hoạch vụ Đông Xuân vẫn rất rộn ràng. Nông dân phấn khởi khi lúa chín tới đâu, công ty thu hoạch hết tới đó, giá lúa lại ổn định, thu nhập cao hơn so với lúa trồng thông thường.
“Doanh nghiệp dân tộc” - Động lực đóng góp phát triển kinh tế đất nước trong kỷ nguyên mới

“Doanh nghiệp dân tộc” - Động lực đóng góp phát triển kinh tế đất nước trong kỷ nguyên mới

Hơn 3 thập kỷ mở cửa hội nhập của nền kinh tế Việt Nam đều có dấu ấn đậm nét của khối kinh tế tư nhân từng thời kỳ. Hiện nay, để nền kinh tế tăng tốc, bứt phá, doanh nghiệp tư nhân càng đóng vai trò quan trọng, thậm chí là động lực chính hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Công bố Quyết định, ra mắt NHNN Khu vực 9 và Hội nghị Đẩy mạnh tín dụng

Công bố Quyết định, ra mắt NHNN Khu vực 9 và Hội nghị Đẩy mạnh tín dụng

Sáng ngày 12/3/2025, tại TP. Đà Nẵng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập NHNN Khu vực 9 và Hội nghị "Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khu vực 9". Sự kiện có sự tham dự của Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh, các đại biểu lãnh đạo UBND, HĐND, Đoàn đại biểu Quốc hội, các sở, ngành liên quan. Liên minh Hợp tác xã, Hội Nông dân, Hiệp hội Doanh nghiệp và lãnh đạo các NHTM, Ngân hàng Chính sách xã hội và Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam cũng tham dự.
Đẩy mạnh tín dụng: Cần sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị

Đẩy mạnh tín dụng: Cần sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị

Tại Hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngành Ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế, diễn ra tại NHNN Chi nhánh Khu vực 4, ngày 11/3/2025, lãnh đạo các tỉnh thành và doanh nghiệp trong Khu vực đều nhìn nhận đây là một thách thức, và để hóa giải thách thức này cần sự nỗ lực vào cuộc của cả ngành Ngân hàng, sự hợp tác từ khách hàng, doanh nghiệp và sự hỗ trợ tạo điều kiện của hệ thống chính trị.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data