agribank-vietnam-airlines

Lối đi nào cho bất động sản nghỉ dưỡng?

Nhật Minh
Nhật Minh  - 
Hiện ngành du lịch đang có sự hồi phục mạnh mẽ. Đây cũng là cơ hội giúp ngành bất động sản nghỉ dưỡng tìm được “lối thoát” sau thời gian dài trầm lắng. Ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers (Việt Nam) nhận định, trong thời gian tới đây, thị trường này sẽ thay đổi tích cực nếu chủ đầu tư biết chuẩn hóa và không ngừng nâng cao dịch vụ.
aa
Cơ hội phục hồi bất động sản nghỉ dưỡng Du lịch quốc tế chậm phục hồi, lối đi nào cho bất động sản nghỉ dưỡng?

Theo ông, Việt Nam đang ở đâu trong bản đồ du lịch của khu vực?

Lối đi nào cho bất động sản nghỉ dưỡng?

Dù đã khôi phục đường bay quốc tế từ tháng 3/2022, Việt Nam vẫn thuộc nhóm các quốc gia có lượng khách quốc tế thấp nhất khu vực Đông Nam Á trong năm ngoái. Lượt khách quốc tế năm 2022 vẫn thấp hơn 5 lần so với 2019, dù họ lưu trú và chi tiêu hơn gấp đôi khách nội địa. Trong 3 tháng đầu năm 2023, lượt khách quốc tế đến Việt Nam đạt 2,7 triệu, bằng 1/3 mục tiêu quốc gia (8 triệu) và ít hơn một nửa lượt khách của Thái Lan (6,15 triệu). Chưa kể, cán cân inbound – outbound cũng trở nên mất cân bằng khi ngày càng nhiều người Việt chọn đi du lịch nước ngoài vì giá vé máy bay thấp hơn và thuận tiện hơn.

Hiện tượng du lịch Việt Nam "đi trước về sau" các nước láng giềng đã xảy ra từ trước đại dịch. Năm 2019, tỷ lệ khách quay lại Việt Nam (10%) thấp hơn nhiều so với Thái Lan (82%) và Singapore (89%). Con số này tiếp tục giảm xuống còn 5% vào năm 2022. Ngoài việc quá phụ thuộc vào một số nguồn khách nhất định (như Nga, Trung Quốc), nguyên nhân chính còn nằm ở chính sách visa và các điểm nghẽn cố hữu trong ngành như hạ tầng giao thông và du lịch chưa đồng bộ, thiếu sự đa dạng và định vị khác biệt; hoạt động quảng bá điểm đến quốc tế chưa hiệu quả và tình trạng thiếu nhân lực hậu đại dịch.

Như vậy, trong dài hạn, đâu là vấn đề để Việt Nam có thể thu hút lượng khách du lịch nhiều hơn, thưa ông?

Việt Nam đặt mục tiêu hồi phục du lịch hoàn toàn vào năm 2025, với 18 triệu khách quốc tế trong tổng số 134 triệu du khách. Đến năm 2030, cả nước hướng đến 195 triệu du khách gồm 35 triệu khách quốc tế từ nhiều thị trường mục tiêu khác nhau như Ấn Độ và Trung Đông, các nước châu Âu, Úc, New Zealand, Canada và Hoa Kỳ. Chính sách "nới lỏng" visa cũng vừa được đề xuất, dự kiến kéo dài thời gian lưu trú lên 90 ngày đối với E-visa và 45 ngày đối với thị thực đơn phương, mở rộng việc cấp E-visa cho tất cả các nước nhằm tạo điều kiện nhập cảnh và lưu trú thuận lợi hơn cho người nước ngoài.

Cùng với đó, nhiều sáng kiến cũng đã được bàn thảo nhằm cải thiện chất lượng du lịch cũng như phát triển các mô hình mới như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch sức khỏe, MICE và bleisure (du lịch kết hợp làm việc). Việt Nam đã có sẵn các lợi thế để thu hút khách du lịch như phong cảnh đẹp, bề dày văn hóa, và một nền ẩm thực đặc sắc từ món ăn đường phố cho đến ẩm thực Việt Nam hiện đại. Theo tôi, “chìa khóa” mở ra cánh cửa phát triển cho du lịch Việt Nam chính là chất lượng và chuẩn hóa các dịch vụ mà không đánh mất bản sắc độc đáo của mình, nhằm đáp ứng thị hiếu mới của nhóm du khách ngày càng khá giả, cả trong nước và quốc tế.

Việt Nam vẫn có các nền tảng cơ bản tốt để phát triển thị trường bất động sản nghỉ dưỡng
Việt Nam vẫn có các nền tảng cơ bản tốt để phát triển thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

Trong bối cảnh đó, ông đánh giá thế nào về sự phát triển của bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam trong tương lai, thưa ông?

Với các nhà đầu tư, bất động sản nghỉ dưỡng từ lâu đã được xem là phân khúc hấp dẫn và là khoản đầu tư sinh lời trong dài hạn. Việt Nam vẫn có các nền tảng cơ bản tốt để phát triển thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Chẳng hạn như tầng lớp trung lưu gia tăng, cơ hội du lịch nhiều hơn và thuận lợi hơn nhờ hạ tầng giao thông được cải thiện, độ mở với thương mại quốc tế giúp thúc đẩy các hoạt động công tác, sự kiện, hội nghị… Đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng là một nước đi khôn ngoan.

Dù đà hồi phục của du lịch Việt Nam đang chậm hơn so với các thị trường châu Á khác và một số lo ngại vẫn còn vì bất ổn kinh tế, chưa kể tình trạng "đóng băng" của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, Việt Nam vẫn có một số cơ hội đáng chú ý. Như năm 2019, tỷ lệ lấp đầy của các cơ sở lưu trú du lịch (khách sạn, resort và biệt thự nghỉ dưỡng) đạt 52%, tức trung bình mỗi cơ sở lưu trú trong tổng số 30.000 đều kín trên nửa số phòng. Nhờ lượng khách nội địa, năm 2022, chỉ số này cải thiện rõ nhất ở các điểm du lịch biển như Hồ Tràm, Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc. Dữ liệu từ Google cho thấy Việt Nam có 6 điểm đến có lượt tìm kiếm tăng 75% mỗi năm gồm Đà Lạt, Phú Quốc, Nha Trang, Vũng Tàu, Phan Thiết và Hội An.

Vậy các chủ đầu tư cần làm gì để khai thác tối đa giá trị của loại hình bất động sản nghỉ dưỡng?

Thị trường ngày càng có xu hướng tập trung, khi các chủ đầu tư nội địa có lợi thế sở hữu nhiều bất động sản nghỉ dưỡng hợp tác với các thương hiệu khách sạn quốc tế danh tiếng để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng phục vụ cũng như giá trị của tài sản đó.

Hoạt động mua bán & sáp nhập (M&A) và hợp tác tuy có chậm lại vào năm ngoái, dự kiến sẽ có một mùa sôi động trong vài quý tới. Nắm trong tay một lượng vốn lớn chờ đợi cơ hội và môi trường định giá thuận lợi, các quỹ đầu tư nước ngoài có thể sẽ có những nước đi táo bạo nhằm mở rộng thị phần trước khi doanh thu khách sạn quay lại mức trước dịch. Chẳng hạn như thương vụ giữa Sun Group & IHG, Accor & Ennismore & TNR hay BRG & Hilton. Mới đây, Nghị định 10/2023/NĐ-CP về việc cấp chứng nhận sở hữu có thời hạn cho công trình xây trên đất thương mại, dịch vụ đã tạo tiền đề cho sự hồi sinh của loại hình condotel, officetel, biệt thự nghỉ dưỡng trên khắp Việt Nam, hứa hẹn có sự tăng trưởng hơn nữa trong vài năm tới.

Ngay lúc này, nhà đầu tư nên chú trọng cải thiện thu nhập trước thuế, lãi và khấu hao (EBITDA), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), tỷ suất vốn hóa (Cap rates) với mức đầu tư vừa sức và tập trung đẩy mạnh tiếp thị, quản lý doanh thu và thu hút khách. Việc phát triển các dự án bất động sản nghỉ dưỡng cần phải lồng ghép yếu tố bền vững (ESG) để đảm bảo khả năng cạnh tranh du lịch toàn cầu của Việt Nam trong dài hạn. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nhắm đến cả hai đối tượng du khách nội địa và quốc tế để tối ưu công suất và giá phòng là việc rất quan trọng.

Xin cảm ơn ông!

Nhật Minh

Tin liên quan

Tin khác

Sẽ tháo gỡ triệt để nút thắt về nhà ở xã hội

Sẽ tháo gỡ triệt để nút thắt về nhà ở xã hội

Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), đến đầu tháng 4/2025, Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) đã gần như hoàn thành việc lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương; chuẩn bị trình Chính phủ, để tiếp tục trình Quốc hội thông qua.
Vista Residence Da Nang: Giá trị thặng dư bền vững hay “cơn sốt” nhất thời?

Vista Residence Da Nang: Giá trị thặng dư bền vững hay “cơn sốt” nhất thời?

Dự án căn hộ cao cấp sở hữu vị trí đắt giá tại Đà Nẵng đã tạo ra cuộc đua sở hữu tài sản giữa các nhà đầu tư. Liệu rằng đây là cơ hội đầu tư bền vững hay chỉ là một xu hướng ngắn hạn?
Siêu phẩm “hạng S” Vịnh Bình Minh: “Một tấc đất một tấc kim cương”

Siêu phẩm “hạng S” Vịnh Bình Minh: “Một tấc đất một tấc kim cương”

Hội tụ những giá trị đỉnh cao từ vị trí, thiết kế, tiện ích đến dịch vụ và an ninh, biệt thự Vịnh Bình Minh (Vinhomes Wonder City, Hà Nội) không chỉ là một tuyệt tác bất động sản hiếm có dành cho giới tinh hoa mà còn là tuyên ngôn đầy kiêu hãnh về đẳng cấp, vị thế và gu thẩm mỹ khác biệt của những chủ nhân danh giá.
TP. Hồ Chí Minh thu hồi 230 ha đất để xây dựng 10 dự án phục vụ công cộng

TP. Hồ Chí Minh thu hồi 230 ha đất để xây dựng 10 dự án phục vụ công cộng

Ngày 8/4, UBND TP. Hồ Chí Minh đã có tờ trình gởi HĐND thành phố về việc thu hồi hơn 230 ha đất để phục vụ 10 dự án cộng cộng nhằm phát triển kinh tế - xã hội.
HoREA: TP. Hồ Chí Minh cần tháo gỡ vướng mắc, tái khởi động các dự án bất động sản

HoREA: TP. Hồ Chí Minh cần tháo gỡ vướng mắc, tái khởi động các dự án bất động sản

Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết 171/2024/QH15 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất; Nghị định 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa, có hiệu lực từ ngày 1/4.
Dự án cải tạo, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm tăng lên hơn 17.000 tỷ đồng

Dự án cải tạo, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm tăng lên hơn 17.000 tỷ đồng

Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP. Hồ Chí Minh cho biết, dự án cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm tại quận Bình Thạnh và Gò Vấp với tổng vốn đầu tư 17.000 tỷ đồng đang được gấp rút chuẩn bị đẩy nhanh, đảm bảo khởi công trước ngày 30/4.

Cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn các dự án, đất đai

Nghị định 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn đối với các dự án, đất đai
TP. Hồ Chí Minh mở rộng Quốc lộ 13 nối Bình Dương

TP. Hồ Chí Minh mở rộng Quốc lộ 13 nối Bình Dương

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa giao nhiệm vụ cho các đơn vị liên quan chuẩn bị dự án, chủ đầu tư các dự án thành phần thuộc dự án “Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13” (đoạn từ cầu Bình Triệu đến ranh tỉnh Bình Dương) theo phương thức đối tác công tư (Hợp đồng BOT), thông suốt giao thông cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.
Essensia Parkway nâng tầm chất lượng sống

Essensia Parkway nâng tầm chất lượng sống

Sáng ngày 31/03, Phú Long chính thức khởi công dự án Essensia Parkway - Tiên phong kiến tạo chuẩn sống Lux-Well tại Nam Sài Gòn. Dự án không chỉ mang đến một không gian sống có đủ các giá trị Wellness - Well-being - Luxury mà còn là lời khẳng định của Phú Long trên hành trình phát triển thương hiệu bất động sản cao cấp.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data