Liên kết - chìa khóa giúp kinh tế hợp tác cất cánh
Chủ động chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã Hợp tác xã cũng phải tuân theo quy luật thị trường |
Trong đó có trên 60 HTX cùng các Liên hiệp HTX sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị sản phẩm; một số HTX đã ứng dụng công nghệ cao, liên kết vùng trong hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm với HTX, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Thành quả này có được một phần là từ các chính sách hỗ trợ liên kết xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, liên kết vùng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm… với các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Nam Định, Hà Nội Sơn La, Thái Nguyên, Hà Nam. “Thực tế hiện nay, đã xuất hiện một số mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, mô hình liên kết dọc, liên kết ngang từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả rõ nét về kinh tế, xã hội, môi trường”, bà Tâm cho biết.
Tuy nhiên, bà Tâm cho biết, mô hình liên kết vùng theo các chuỗi giá trị hiện đại giữa HTX với HTX và HTX với doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa nhiều, tình trạng cung - cầu chưa gặp nhau vẫn xảy ra. Đa phần các HTX thời gian qua phát triển chủ yếu dựa vào việc khai thác các tài nguyên sẵn có tại địa phương. Hoạt động liên kết giữa HTX ở các địa phương trong vùng với nhau vẫn còn lỏng lẻo nên năng lực cạnh tranh còn thấp, chưa phát huy được tổng thể lợi thế về tài nguyên cũng như những điểm mạnh sẵn có của các HTX để phát triển các chuỗi giá trị hàng hóa.
Ông Tạ Việt Hùng, Giám đốc HTX Đầu tư Nông trại xanh và Phát triển bò Ba Vì cũng nhấn mạnh, để HTX phát triển thì vai trò của doanh nghiệp bao tiêu rất quan trọng. Đó là “bà đỡ” cho nông dân vì họ biết thị trường cần gì, muốn gì và từ đó đặt lại yêu cầu đối với người sản xuất.
Hơn thế, hiện chưa có một sân chơi liên kết công bằng cho các chủ thể. Ông Lê Chí Tập, đại diện một HTX vùng vải Thanh Hà, Hải Dương cho biết, chưa năm nào Thanh Hà được mùa vải như năm nay, song người nông dân lại buồn vì mất giá. Lý do là việc liên kết giữa doanh nghiệp và HTX, doanh nghiệp với hộ nông dân khiến người nông dân dần phụ thuộc vào doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ trở thành đối tác thu mua duy nhất lâu dài, và khi có rủi ro, doanh nghiệp có xu hướng đẩy về nông hộ với nhiều lý do.
Trước thực tế này, ông Hùng cho rằng cần tạo ra sân chơi liên kết vùng để có thể kết nối, chia sẻ, tiếp cận thông tin giữa nhà tiêu thụ và HTX để người sản xuất biết được xu hướng thị trường, sản phẩm tiêu dùng trong nước và quốc tế, từ đó có kế hoạch sản xuất hiệu quả. Đặc biệt, ông đề xuất, nên xây dựng chính sách cơ chế liên kết theo đặc thù vùng, miền.
Bà Tâm cũng cho rằng, việc kết nối tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, HTX là cơ hội để tìm đầu ra cho nông sản, xây dựng vùng nguyên liệu, đánh thức những giá trị tiềm năng của từng vùng, từ đó tăng cường sức chống chịu của HTX, doanh nghiệp trong bối cảnh mới. Khu vực kinh tế tập thể, HTX phải tăng cường liên kết từ trong nội bộ vùng đến ngoài vùng. Điều này không chỉ phát huy sức mạnh tổng hợp của các vùng kinh tế mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như hạn chế sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các HTX.
Bà cũng đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu hình thành tổ chức quản trị - điều hành việc liên kết cấp vùng phù hợp. Cùng với đó, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng chuyên môn hóa theo vùng lãnh thổ và mở rộng liên kết vùng, dần hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh. Đồng thời tập trung đẩy mạnh cơ sở hạ tầng số, công nghệ số; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế địa phương và kinh tế vùng trên cơ sở phát huy hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương.
Tin liên quan
Tin khác

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp
