agribank-vietnam-airlines

Lễ hội Xuân 2022: Linh hoạt thích ứng

Thanh Xuân
Thanh Xuân  - 
Bước vào trạng thái bình thường mới, hàng loạt các lễ hội, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên khắp cả nước đã bắt đầu mở cửa trở lại để đón du khách thập phương. Hôm nay (16/2), khu danh lam thắng cảnh Hương Sơn (Chùa Hương) thuộc huyện Mỹ Đức (Hà Nội) cũng chính thức mở cửa đón khách du xuân, lễ Phật…
aa

Như vậy là sau hai mùa lễ hội phải tạm dừng, năm nay Chùa Hương đã chính thức mở cửa đón khách thập phương. Theo lệ thường, Chùa Hương thường khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Thế nhưng, trong những ngày Tết vừa qua người dân ở huyện Mỹ Đức (Hà Nội) vẫn nín thở chờ đợi. Và sau những ngày xuân Tết đã đi qua, khi TP. Hà Nội quyết định cho di tích này chính thức mở cửa đón khách từ ngày 16/2 khiến hàng ngàn người dân sống bằng nghề chèo đò và bán hàng quanh khu danh thắng Hương Sơn thở phào. Ngay lập tức, khoảng hơn 3.000 chiếc thuyền chở khách đã sẵn sàng phục vụ du khách đến với các địa điểm tâm linh trong khu danh thắng Hương Sơn.

le hoi xuan 2022 linh hoat thich ung
Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) chính thức mở cửa đón khách du xuân

Quyết định này được đánh giá là khéo léo để thích ứng với dịch bệnh. Bởi nếu cho khai hội theo lệ thường thì có thể ngay lập tức du khách đổ dồn về để tham gia các nghi lễ và hòa mình vào các trò chơi ở phần hội gây ra sự tụ tập đông người, dễ lan truyền dịch bệnh. Vì thế, việc mở cửa cho khách du xuân và thực hành những nghi thức tôn giáo trong khuôn khổ phòng chống dịch bệnh đảm bảo là sự lựa chọn phù hợp ở thời điểm này. Tuy nhiên, để phòng tình huống du khách đến khu di tích này rất đông, TP. Hà Nội cũng đã giao Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở Y tế Hà Nội hướng dẫn huyện Mỹ Đức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 bảo đảm đúng hướng dẫn của trung ương và thành phố. Được biết, từ ngày 11 đến 15/2, huyện Mỹ Đức triển khai công tác chuẩn bị để đánh giá, rút kinh nghiệm và thực hiện đón khách tham quan từ ngày 16/2.

Cùng với danh thắng Hương Sơn, các di tích trên địa bàn Hà Nội cũng đã chính thức được phép mở cửa đón khách. Theo đó, ngày 14/2, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội có công văn đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ thông báo cấp độ dịch của thành phố để chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn, các ban quản lý di tích chủ động thực hiện công tác quản lý, đón tiếp khách tham quan tại các điểm di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn phù hợp theo từng cấp độ, bảo đảm an toàn, linh hoạt, hiệu quả. Việc mở cửa đón tiếp khách phải tuân thủ đúng các hướng dẫn về phòng dịch của Bộ Y tế, Bộ VHTTDL và của thành phố.

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các điểm di tích lịch sử - văn hóa xây dựng phương án, kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và các điều kiện phòng, chống dịch. Tất cả các điểm di tích đều phải có mã QR để quản lý người ra, vào và khai báo y tế theo quy định; bố trí lực lượng hướng dẫn, phân luồng, không để tập trung đông người gây ùn ứ, ách tắc. Khuyến khích người tham gia các hoạt động tại di tích đã tiêm đủ 2 liều vắc xin trở lên hoặc có kết quả xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 72 giờ. Thường xuyên khử khuẩn, bố trí nước, dung dịch rửa tay trước và sau khi ra, vào khu di tích lịch sử - văn hóa.

Đối với việc tổ chức lễ hội, sở yêu cầu tiếp tục không tổ chức phần hội, chỉ thực hiện các nghi lễ với thành phần tham dự chính, đồng thời, chủ động có phương án hạn chế các hoạt động tập trung đông người không cần thiết. Các đơn vị có trách nhiệm triển khai công tác bảo vệ, giữ gìn di tích, thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng truyền thống đảm bảo phù hợp với tình hình dịch.

Nhìn rộng ra các tỉnh xung quanh, việc thích ứng an toàn với dịch bệnh cũng được các tỉnh, thành phố quan tâm. Trong việc tổ chức các lễ hội đầu năm, hầu như các địa phương không tổ chức khai hội rình rang nhưng cho phép mở cửa di tích, danh lam thắng cảnh để người dân có thể đến du xuân, chiêm bái, lễ Phật, Thánh. Đơn cử như sáng ngày 10/2 (tức mùng 10 tháng Giêng), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh cũng đã tổ chức Lễ dâng hương cầu nguyện quốc thái dân an tại chùa Hoa Yên, Khu Di tích và Danh thắng Yên Tử, TP. Uông Bí. Phần lễ bao gồm nghi thức cung rước từ chân dốc dẫn lên Huệ Quang Kim Tháp và chùa Hoa Yên, lễ dâng hương cầu nguyện quốc thái dân an và lễ đóng dấu thiêng Yên Tử. Năm nay, lễ khai hội Yên Tử được tổ chức hạn chế số lượng người theo quy định phòng, chống dịch Covid-19. Trong khi đó, ngày 9/2, hàng nghìn du khách đã hành hương về Quần thể di tích lịch sử, văn hóa đền Nưa - Am Tiên (thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) trong ngày “mở cổng trời” để cầu tài lộc, may mắn…

Theo thống kê, Việt Nam có hơn 8.000 lễ hội diễn ra quanh năm, diễn ra khắp các vùng miền của đất nước. Trong đó, phần lớn các lễ hội tập trung vào 3 tháng mùa xuân. Thế nhưng, trong hai năm qua, dịch bệnh Covid-19 đã khiến hầu hết các lễ hội phải hoãn, hủy. Sự hoãn, hủy các lễ hội đã ảnh hưởng nhiều tới đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, ngoài ra còn ảnh hưởng tới đời sống kinh tế - xã hội của nhiều địa phương nơi khởi nguồn và duy trì lễ hội.

Chính vì vậy, khi dịch bệnh được kiểm soát, các quyết định mở cửa một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa để du khách đến du xuân đang khiến nhiều nơi, nhiều người phấn chấn hơn. Mặc dù nhiều địa phương cố gắng tránh tổ chức phần lễ và hội để tránh tập trung đông người, song việc mở cửa để du khách đến chơi xuân, dâng lễ với những điều kiện đảm bảo phòng tránh dịch bệnh cần thiết được cho là cách thích ứng phù hợp.

Tuy nhiên, vẫn còn một số người đổ xô đến một số đền chùa, cơ sở tín ngưỡng, khu du lịch tâm linh vào cùng một thời điểm khiến lượng người đông nghẹt. Đơn cử như ngày 4/2, hàng ngàn người đã đến khu du lịch chùa Tam Chúc (Hà Nam) để tham quan, lễ chùa, du xuân đầu năm.

Theo Thượng tọa Thích Minh Quang - Phó Trụ trì thường trực chùa Bái Đính - Tam Chúc, vẫn có nhiều trường hợp đi chùa vẫn theo tâm lý đám đông, vẫn chen lấn, giành giật chứ chưa tìm hiểu nơi mình đến thờ ai, lễ cúng ra sao… Chính vì thế không tránh khỏi những hành vi không phù hợp với giáo lý nhà Phật, đi ngược lại với tập tục, tín ngưỡng thờ cúng của dân tộc. “Phật là Phật chung, cảnh là cảnh riêng. Chùa to cũng thờ Phật, chùa nhỏ cũng thờ Phật. Cửa Phật chung bốn biển một nhà, nam nữ quý tiện hiền ngu bình đẳng. Mọi người đến chùa nào cầu cũng được, miễn là làm sao tâm mình an. Vì tâm mình an, vạn sự an…”, Thượng tọa Thích Minh Quang nhấn mạnh.

Thanh Xuân

Tin liên quan

Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”.
Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Chiều 11/4/2025, trong khuôn khổ hội nghị biểu dương lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020–2025 do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Đà Nẵng tổ chức, UBND TP. Đà Nẵng đã trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố cho ông Dương Quyết Thắng, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NHCSXH vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng chính sách, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng đang tiến hành lấy ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với tổng chiều dài dự kiến hơn 461km. Thông tin này vừa được công bố, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận về một dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về bảo hiểm.
Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Ngày 11/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Hà Nội - VITM 2025, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Phát triển điểm đến xanh - Nâng tầm du lịch Việt Nam".
Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin - Hộp 1 tuýp 30g do không đạt chất lượng.
Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ ITE HCMC 2025 - hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam và khu vực hạ nguồn sông Mê kông lần thứ 19 sẽ diễn ra từ ngày 4-6/9/2025, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết, trong quý I/2025, Công ty đã tổ chức vận hành tuyệt đối an toàn 39.070 lượt tàu, phục vụ 4,78 triệu lượt hành khách, tăng 13,3% so với quý I/2024.
Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Ngày10/4/2025, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025 với chủ đề “Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam” đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE Hà Nội, Cung Văn hóa Hữu Nghị (Hà Nội).
NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

Ngày 10/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 2 bàn giao căn nhà sửa chữa tại khu phố Hưng Thạnh, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động nằm trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có hoàn cảnh khó khăn của ngành Ngân hàng thành phố.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data