Lao đao với cây xoá nghèo
![]() | Trăn trở với bài toán xoá nghèo bền vững |
![]() | Xóa nghèo bền vững bằng vốn dự án |
![]() |
Cây điều, từng được xem là cây xoá nghèo ở miền Trung |
Khoảng năm 2003, cây điều được xem là cây trồng mũi nhọn ở tỉnh Bình Định do thấy cây công nghiệp này được các tỉnh phía Nam trồng khá hiệu quả, nhiều nông dân ở địa phương đã bắt đầu trồng thử. Ở Bình Định, phong trào trồng điều bắt đầu rộ lên, trong khoảng 5 năm và sau hơn chục năm, những hy vọng vào loài cây mũi nhọn này của nông dân nơi đây bắt đầu tan biến.
Theo kế hoạch, diện tích trồng điều ở địa phương sẽ được “chốt” ở con số 20 nghìn ha. Tuy nhiên, do sự tác động từ nhiều yếu tố, diện tích trồng điều ở địa phương đã và đang sụt giảm liên tục. Đến nay, diện tích trồng cây điều ở Bình Định chỉ còn khoảng 6 nghìn ha, trong đó tập trung nhiều ở huyện Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân.
Theo số liệu của địa phương, thời kỳ 2010-2015 bình quân mỗi năm diện tích điều giảm 15,4%/năm. Năm 2015, sản lượng điều toàn tỉnh chỉ đạt 4.081,3 tấn, giảm 216 tấn (-5%) so năm 2014.
Tương tự, nhiều nông dân ở Quảng Nam cũng đang ra sức chặt bỏ cây điều. Mặc dù, có thời điểm đây là loài cây được chính quyền địa phương xác định là cây chủ lực để xóa đói, giảm nghèo.
Thực tế, tại Quảng Nam, trước đây nhiều nông dân ở Núi Thành, Thăng Bình, Quế Sơn, thị xã Điện Bàn đã phá bỏ một số loại cây trồng truyền thống chuyển sang canh tác điều, đặc biệt là các loại điều ghép. Chỉ tại huyện Thăng Bình đã có khoảng 400ha điều được trồng trong thời gian ngắn.
Có thời điểm chính quyền lên kế hoạch, đưa giống điều ghép có tiềm năng cho sản lượng cao về trồng thay thế 1,5 nghìn điều kém hiệu quả sẵn có. Ngoài ra, sẽ phát triển, trồng thêm khoảng 1 nghìn ha điều nữa. Tổng cộng, toàn tỉnh sẽ có khoảng 2,5 nghìn ha trồng điều.
Từ những ngày đầu phong trào rầm rộ như vậy, nhưng chỉ được một thời gian ngắn, từ năm 2009 người dân Quảng Nam đã bắt đầu chặt bỏ loài cây xoá nghèo này. Đến nay, nhiều địa phương vùng cát ở các huyện Núi Thành, Quế Sơn, Thăng Bình… không còn xem điều ghép là loại cây trồng chủ lực. Diện tích trồng điều toàn tỉnh cũng sụt giảm nhanh chóng, người dân chủ yếu trồng rải rác ở bờ vùng, bờ thửa hoặc trong vườn nhà.
Bà Nguyễn Thị Minh, ở xã Duy Hải (Duy Xuyên) cho biết, gần 0,5 ha trồng điều của gia đình đã chặt làm củi hơn một nửa diện tích. Nguyên nhân, cây điều bị sùng đục thân dẫn đến chết hàng loạt. Đối với những cây điều không bị sùng gây hại thì do thiếu trầm trọng nguồn nước tưới nên nó sống còi cọc, cho sản lượng rất thấp.
Theo ông Lê Muộn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, có nhiều nguyên nhân khác nhau nên những năm qua diện tích điều ghép trồng xen canh và chuyên canh trên phạm vi toàn tỉnh bị thu hẹp nhanh chóng.
Thực tế, diện tích điều giảm trong thời gian dài là do cây điều giá trị kinh tế không cao, năng suất thấp. Đặc biệt là vấn đề đầu ra rất bấp bênh. Đơn cử, tại Quảng Nam, việc thu mua hạt điều cho toàn tỉnh phụ thuộc chủ yếu nhà máy chế biến nhân hạt điều tại TP.Tam Kỳ. Tuy nhiên, do quá nhiều khó khăn nên nhà máy này phải đóng cửa, khiến việc thu mua hạt điều cho bà con gặp nhiều khó khăn.
Không còn nơi thu mua ổn định, người trồng điều phụ thuộc hoàn toàn vào các thương lái. Lúc khan hiếm hàng, các thương lái sẵn sàng mua đến 30 - 32 nghìn đồng/kg điều tươi, khi nguồn cung dồi dào họ mạnh tay ép xuống chỉ còn 20 nghìn đồng/kg. Giá thấp, nhưng nhiều hộ cũng phải chấp nhận.
Tại miền Trung nhiều diện tích trồng điều đang được chuyển sang các cây lâm nghiệp như, keo lá tràm, bạc hà, dương liễu… Cùng với cây điều, cây cao su có thời điểm được gọi là “vàng trắng”, cũng đang khiến nhiều hộ nông dân lao đao. Bởi vậy, không biết đến bao giờ những người nông dân mới thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn “trồng rồi chặt, chặt xong lại trồng”…
Tin liên quan
Tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới
