Làng nghề khôi phục sản xuất
![]() | Nỗi niềm các lao động làng nghề |
![]() | Đà Nẵng lắng nghe, tìm hướng gỡ khó cho doanh nghiệp |
![]() | Thu ngang làng lụa |
Theo Sở Công thương Hà Nội, làng nghề đóng góp không nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu, vì vậy trong những tháng cuối năm cần nhanh chóng khôi phục sản xuất để duy trì được mối hàng của doanh nghiệp xuất khẩu cũng như đảm bảo đời sống của các làng nghề.
Tái khởi động sản xuất
Sau 4 lần giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội cơ bản đã kiểm soát được dịch Covid-19 và từng bước thực hiện nới lỏng các biện pháp gắn với các điều kiện, quy định bảm đảm an toàn phòng chống dịch với trạng thái “bình thường mới”. Theo UBND TP. Hà Nội, trong 3 tháng cuối năm 2021, nhiệm vụ trọng tâm của thành phố là thực hiện tốt “nhiệm vụ kép” vừa phòng, chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu tăng trưởng ở mức cao nhất. Chính bởi vậy cần nhanh chóng khôi phục lại sản xuất, trong đó khuyến khích tái khởi động sản xuất các làng nghề.
![]() |
Nhiều cửa hàng gốm sứ Bát Tràng đã mở cửa |
Làng nghề gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) là một trong những làng nghề nổi tiếng ở Hà Nội cũng như khắp cả nước với sản phẩm gốm gia dụng và gốm thủ công mỹ nghệ. Làng có hơn 1.000 hộ thì có tới 700 hộ làm nghề gốm. Thời gian vừa qua, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở làng nghề gốm Bát Tràng chịu không ít tác động, ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Làng nghề rơi vào tình trạng sản xuất đình trệ, các đối tác nước ngoài ngừng nhập hàng, đa phần các cơ sở sản xuất phải tạm đóng cửa. Hoạt động du lịch làng nghề cũng tạm thời dừng hoạt động khi không có du khách tham quan.
Bà Hà Thị Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh cho biết, dịch Covid-19 đã khiến nhiều hộ sản xuất kinh doanh làng nghề gặp khó. Trong 2 tháng vừa qua hoạt động sản xuất của công ty đình trệ, công nhân tạm nghỉ và các đơn hàng xuất khẩu cũng tạm hoãn. Theo bà Hà Thị Vinh, với chủ trương nới lỏng giãn cách xã hội của thành phố và cho phép các hoạt động sản xuất trở lại, các cơ sở sản xuất đã mở lại và nhanh chóng đi vào sản xuất. Hiện công ty đã huy động được các nhân công trở lại làm việc và sẽ dồn lực đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng các đơn hàng còn nợ và tập trung chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán sắp tới.
Sau gần 2 tháng phải tạm dừng sản xuất, các công nhân tại cơ sở sản xuất tăm Ánh Trường, thôn Cầu Bầu, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa đã quay trở lại làm việc. Anh Nguyễn Hữu Trường, chủ cơ sở sản xuất tăm Ánh Trường cho biết, từ đầu năm đến nay, do tác động của dịch Covid-19 nên phần lớn những đơn hàng xuất khẩu đi nước ngoài như Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia... đều phải tạm dừng lại khiến nhiều cơ sở sản xuất gặp khó khăn. Các đơn hàng liên tục giảm trong khi các cơ sở phải giảm công suất, thậm chí trong thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách thì buộc phải đóng cửa. Điều này ảnh hưởng lớn tới kế hoạch sản xuất cũng như đáp ứng các đơn hàng đã ký kết với đối tác nước ngoài. Đồng thời trực tiếp giảm doanh thu cũng như thu nhập của người lao động.
Chính vì vậy, ngay khi Hà Nội nới lỏng và cho phép các đơn vị sản xuất hoạt động trở lại thì cơ sở đã ngay lập tức kêu gọi các công nhân trở lại làm việc. Các xưởng khi bắt đầu sản xuất lại đều phải ký cam kết với UBND xã về các phương pháp phòng chống dịch và lên phương án sản xuất gửi UBND xã phê duyệt. Chúng tôi mong từ nay đến cuối năm tình hình sẽ ổn định và mọi hoạt động trở lại trạng thái bình thường để người dân và doanh nghiệp an tâm sản xuất, anh Trường chia sẻ.
Tiếp sức cho các làng nghề
Trên thực tế, từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều làng nghề Hà Nội bị đình trệ, đặc biệt là việc xuất khẩu hàng hóa, du lịch làng nghề. Hầu hết các cơ sở sản xuất làng nghề đang phải đối mặt với nhiều khó khăn từ nguyên liệu đầu vào tới đầu ra của sản phẩm, đầu tư công nghệ sản xuất... Theo số liệu điều tra năm 2020 của Sở NN&PTNT, hiện nay trên địa bàn thành phố còn 807 làng nghề và làng có nghề, trong đó: 42 làng nghề truyền thống, 271 làng nghề và 494 làng có nghề. So với kết quả rà soát trước đây, Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, toàn thành phố có 543 làng nghề đã bị mai một. Thời điểm này các làng nghề trên địa bàn Hà Nội đã vực dậy sản xuất, nhưng nhiều làng nghề có quy mô nhỏ, thiếu thốn cả về vốn và nhân lực khiến cho việc hoạt động trở lại vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Ông Ngô Quang Trung, Cục trưởng Cục Công Thương địa phương (Bộ Công thương) cho biết, qua khảo sát các doanh nghiệp làng nghề, khu vực sản xuất nhỏ, đặc biệt là khu vực tiểu thủ công nghiệp cho thấy, tình hình dừng sản xuất tương đối lâu của các hộ sản xuất, khiến chuỗi sản xuất có bộ phận bị ngưng trệ. Do đó, cần có các giải pháp thông suốt chuỗi tiêu thụ, duy trì được mối hàng của doanh nghiệp xuất khẩu, duy trì được sản xuất, tạo công ăn việc làm cho các doanh nghiệp làng nghề.
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, thời gian qua thành phố đã có nhiều chính sách hỗ trợ làng nghề xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xúc tiến thương mại… Nhờ đó, sản phẩm làng nghề đa dạng hơn, có thế mạnh cạnh tranh tại thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, tác động từ dịch bệnh đã khiến các làng nghề đã khó lại càng thêm khó. Chính bởi vậy trong thời gian tới các làng nghề mong muốn thành phố có những giải pháp kịp thời như hỗ trợ vốn, tháo gỡ tiêu thụ sản phẩm, phát triển các chính sách về xây dựng thương hiệu làng nghề, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề…
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ nhấn mạnh, song song với các giải pháp của thành phố, sở cũng tham mưu với thành phố tiếp tục kêu gọi đầu tư vào các dự án cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các làng nghề, hỗ trợ trưng bày, giới thiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời tạo cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ vốn đầu tư, có cơ chế giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn cho làng nghề phù hợp với cam kết hội nhập kinh tế quốc tế… Các hộ sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp làng nghề cũng cần có giải pháp, chiến lược kinh doanh tốt nhất, bảo đảm phục hồi sản xuất cũng như bảo đảm công tác chống dịch, đưa làng nghề ngày càng phát triển, thúc đẩy thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.
(Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
