agribank-vietnam-airlines

Làm rõ hành vi trả lãi ngoài và khoản chăm sóc khách hàng

Dương Công Chiến
Dương Công Chiến  - 
Theo lời khai của Hà Văn Thắm, để huy động được vốn từ Tập đoàn dầu khí, Ngân hàng Đại Dương cần phải chi thêm khoản “chăm sóc khách hàng” ngoài lãi suất tiền gửi quy định trong hợp đồng và giao cho Sơn được toàn quyền quyết định việc chi phí mà không cần phải trao đổi chi tiết để Sơn được chủ động giải quyết...
aa

Sáng nay (7/3), Phiên toà tiếp tục xét xử với phần xét hỏi các bị cáo về Nguyễn Xuân Sơn, Nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Đại Dương và Hà Văn Thắm, Nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng này về việc bàn bạc trả lãi ngoài và khoản chăm sóc khách hàng. Đây là là những hành vi được cáo buộc nằm trong nhóm hành vi phạm tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo điều 281 Bộ luật Hình sự.

Làm rõ hành vi trả lãi ngoài và khoản chăm sóc khách hàng
Cựu chủ tịch HĐQT OceanBank - Hà Văn Thắm trước vành móng ngựa

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát Nhân dân tối cao (VKSNDTC), cuối năm 2008, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ký thỏa thuận với Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ngân hàng Đại Dương) để trở thành cổ đông và đối tác chiến lược của Ngân hàng Đại Dương. Nguyễn Xuân Sơn - Tổng giám đốc Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) được PVN giới thiệu cử làm thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Ngân hàng Đại Dương.

Theo lời khai của Hà Văn Thắm, đầu năm 2009, khi Hà Văn Thắm - Chủ tịch HĐQT và Nguyễn Xuân Sơn - Tổng giám đốc bàn bạc về việc huy động vốn cho Ngân hàng Đại Dương, Sơn chủ động đề nghị với Thắm hai vấn đề: Để huy động được vốn từ Tập đoàn dầu khí, Ngân hàng Đại Dương cần phải chi thêm khoản “chăm sóc khách hàng” ngoài lãi suất tiền gửi quy định trong hợp đồng và giao cho Sơn được toàn quyền quyết định việc chi phí mà không cần phải trao đổi chi tiết để Sơn được chủ động giải quyết. Do Ngân hàng Đại Dương là ngân hàng mới được chuyển đổi từ ngân hàng nông thôn, có quy mô nhỏ, khó cạnh tranh trong việc huy động vốn và Thắm tính toán mức chi thêm này sẽ khoảng trên, dưới 01%/năm nên đã chấp nhận đề nghị trên của Sơn để Ngân hàng Đại Dưomg thu hút được nguồn tiền gửi của nhóm khách hàng thuộc PVN.

Để có nguồn tiền chi “chăm sóc khách hàng” theo yêu cầu nêu trên, Hà Văn Thắm đã sử dụng Công ty cổ phần BSC Việt Nam (do Thắm thành lập đầu 2008 — viết tắt là Công ty BSC) thực hiện việc ký hợp đồng làm dịch vụ đối với khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Đại Dương để thu phí và chỉ đạo làm quyết định bổ nhiệm Phạm Hoàng Giang - người được Thắm tuyển dụng vào làm Phó trưởng phòng pháp chế Ngân hàng Đại Dương làm Tổng giám đốc Công ty BSC từ đầu tháng 4/2009 với mức lương 10 triệu đồng/tháng với nhiệm vụ đại diện Công ty BSC ký các hợp đồng dịch vụ trong các lĩnh vực: thẩm định giá bất động sản, dịch vụ đấu giá tài sản, đại lý bảo hiểm, mua bán kỳ hạn bất động sản, cầm đồ, mua bán kỳ hạn các loại tài sản, hoạt động tư vấn đầu tư và các tư vấn khác, môi giới, đại diện thương mại, vay vốn Ngân hàng....

Đồng thời, Hà Văn Thắm giao cho Nguyễn Văn Hoàn - Phó Tổng giám đốc phụ trách tín dụng thiển khai thực hiện việc ký hợp đồng dịch vụ, thu phí tại các khối nghiệp vụ thuộc Hội sở và các Chi nhánh/Phòng giao dịch Ngân hàng Đại Dương đối với khách hàng vay vốn để chuyển vào tài khoản của Công ty BSC và giao Lê Thị Minh Nguyệt - thành viên Ban kiểm soát (người được Thắm ủy quyền quản lý tài chính của Công ty BSC, tài khoản cá nhân của Thắm và của một số thành viên trong gia đình) thực hiện việc chi “chăm sóc khách hàng” PVN theo yêu cầu của Sơn khi được Thắm chỉ đạo.

Ngoài ra, theo lời khai của Nguyễn Minh Thu - Phó Tổng giám đốc, phụ trách khối nguồn vốn Ngân hàng Đại Dương, do trong thời điểm này tỷ giá ngoại tệ giao dịch thực tế trên thị trường cao hơn tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước quy định, Nguyễn Xuân Sơn đã chỉ đạo Thu thực hiện trên toàn hệ thống việc thu thêm tiền chênh lệch ngoài tỷ giá trong hợp đồng bán ngoại tệ cho khách hàng, thực hiện bằng cách yêu cầu khách hàng ký các hợp đồng dịch vụ với Công ty BSC để thu phí.

Theo sự chỉ đạo của Nguyễn Văn Hoàn và Nguyễn Minh Thu, 3 Khối nghiệp vụ, 14 Chi nhánh thuộc Ngân hàng Đại Dương đã trực tiếp thoả thuận với khách hàng vay vốn và mua ngoại tệ để thu tiền chênh lệch. Theo đó, khi khách hàng có nhu cầu vay vốn hoặc mua ngoại tệ, cán bộ tín dụng các Khối kinh doanh và các Chi nhánh sẽ đàm phán, thoả thuận với khách hàng về lãi suất thực tế cho vay (lãi suất này đã được Hội đồng tín dụng thống nhất chỉ đạo) hoặc tỷ giá thực tế giao dịch (tỷ giá này cao hơn tỷ giá quy định của Ngân hàng Nhà nước, được khối nguồn vốn thông báo). Khi khách hàng đồng ý, cán bộ tín dụng lập hợp đồng tín dụng với lãi suất thấp hơn mức lãi suất thoả thuận (bằng lãi suất niêm yết hoặc lãi suất tối thiểu đã được Hội đồng tín dụng phê duyệt) hoặc lập hợp đồng mua bán ngoại tệ với tỷ giá bán ra thấp hơn tỷ giá thoả thuận (bằng hoặc thấp hơn tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước quy định). Phần chênh lệch được hợp thức bằng hợp đồng dịch vụ (quản lý tài sản, tư vấn, đầu tư, cung cấp thông tin...) khách hàng sẽ ký với Công ty BSC dựa trên mẫu hợp đồng do Công ty BSC cung cấp phù hợp với số tiền thu thêm của khách hàng. Sau khi khách hàng ký, hợp đồng dịch vụ được chuyển về để lãnh đạo Công ty BSC ký; khách hàng nộp phí dịch vụ vào 02 tài khoản số 82087049499500015 và 00087049499500010 của Công ty BSC tại Ngân hàng Đại Dương.

Ngoài hai hình thức thu phí nêu trên, đối với một số khách hàng có nhu cầu vay vốn, có tài sản đảm bảo và giấy tờ pháp lý, nhưng không đủ các điều kiện để vay như không rõ mục đích sử dụng vốn, không có phương án kinh doanh hợp lý, nhu cầu vay vốn vượt mức vay tiêu dùng theo quy định hoặc vay để đảo nợ, nhận lại nợ xấu để thanh lý tài sản..., Hà Văn Thắm chỉ đạo Nguyễn Văn Hoàn và Phạm Hoàng Giang sử dụng Công ty BSC ký hợp đồng mua các tài sản/bất động sản này của khách hàng có kỳ hạn (bằng kỳ hạn vay vốn), dùng tài sản đó lập phương án vay vốn (theo nhu cầu vay của khách hàng) tại Ngân hàng Đại Dương dưới danh nghĩa Công ty BSC vay; số tiền vay được Công ty BSC chuyển cho khách hàng sử dụng. Hết thời hạn hợp đồng mua các tài sản/bất động sản, khách hàng thanh toán cho Công ty BSC tiền đã vay cộng thêm một khoản phí dưới hình thức mua lại tài sản/bất động sản đã bán cho Công ty BSC (hình thức hơp đồng repo); số tiền phí mà Công ty BSC thu được dưới hình thức này cũng được Hà Văn Thắm sử dụng thực hiện việc chi “chăm sóc khách hàng” cho nhóm khách hàng PVN theo yêu cầu của Nguyễn Xuân Sơn.

Xác minh tại Hội sở (Khối khách hàng doanh nghiệp, khối nguồn vốn, khối khách hàng lớn và đối tác chiến lược) và 14 Chi nhánh của Ngân hàng Đại Dương (Hà Nội, Thăng Long, Vũng Tàu, Sài Gòn, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau, Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Vinh, Đà Nang, Quảng Ngãi) xác định: Nguyễn Văn Hoàn, Phó Tổng giám đốc phụ trách tín dụng đã thông báo chủ trương của Hội sở về việc thu chênh lệch lãi suất cho vay thông qua Công ty BSC cho các Khối Kinh doanh và các Chi nhánh triển khai thực hiện; nhiều cuộc họp của Hội đồng tín dụng Ngân hàng Đại Dương nêu chủ trương "thu phí" và Hội đồng tín dụng cũng đã xét duyệt nhiều khoản vay "thu phí" thông qua Công ty BSC. Khối nguồn vốn của Hội sở Ngân hàng Đại Dương là đơn vị thông báo chủ trương thu chênh lệch tỷ giá ngoại tệ bán ra và gửi mẫu hợp đồng dịch vụ cho các Khối kinh doanh và các Chi nhánh triển khai thực hiện.

Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ngân hàng Đại Dương) trụ sở chính tại số 199 đường Nguyễn Lương Bằng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, có 01 Hội sở chính, 16 khối/phòng nghiệp vụ trực thuộc, 21 Chi nhánh, 74 Phòng giao dịch và 06 Quỹ tiết kiệm trên toàn quốc.

Đến thời điểm ngày 31/3/2014, vốn điều lệ của Ngân hàng Đại Dương là 4.000 tỷ đồng, gồm 1.137 cổ đông, trong đó có 04 cổ đông sở hữu trên 5% vốn điều lệ là Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) chiếm 20%; Công ty CP Tập đoàn Đại Dương (OGC) chiếm 20%; Công ty TNHH VNT chiếm 20% và Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Sông Đà chiếm 6,65%.

Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT đã sử dụng những Công ty và cá nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến Thắm để nắm giữ 62,97% cổ phần tại Ngân hàng Đại Dương. Quá trình chỉ đạo, điều hành các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, tài chính - tiền tệ tại Ngân hàng Đại Dương có nhiều vi phạm, dẫn đến nợ xấu thời điểm 31/3/2014 là 14.923.135 triệu đồng, chiếm 49,84% tổng dư nợ toàn hệ thống của Ngân hàng Đại Dương; lợi nhuận trước thuế lỗ 10.188.794 triệu đồng, bằng 249,63% vốn chủ sở hữu (tức âm vốn chủ sở hữu gần 2,5 lần)...

Ngày 06/5/2015, Ngân hàng Nhà nước quyết định mua lại Ngân hàng TMCP Đại Dương với giá 0 đồng, chuyển đổi loại hình thành Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương.

Cáo trạng của VKSNDTC xác định để xảy ra hậu quả, thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đối với Ngân hàng, Nhà nước và các cổ đông liên quan là do hành vi vi phạm pháp luật của Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT, đại diện theo pháp luật của Ngân hàng Đại Dương cùng Ban Tổng giám đốc Ngân hàng Đại Dương trong các thời kỳ, lãnh đạo các Khối nghiệp vụ ở Hội sở xuống đến lãnh đạo các Chi nhánh, Phòng giao dịch và các đối tượng có liên quan khác.

Dương Công Chiến

Tin liên quan

Tin khác

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Huỳnh Thị Kim Oanh (sinh năm 1985, thường trú TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương) và Đào Trọng Quân (sinh năm 1992, thường trú tỉnh Thái Bình) về các hành vi mua bán tài khoản ngân hàng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tài khoản ngân hàng; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản.
Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2025.

Dự thảo Luật Kế toán sửa đổi: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tại Dự thảo Luật sửa đổi Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo. Dự thảo Luật Kế toán đã sửa đổi nhiều quy định quan trọng góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán; Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đảm bảo sự nhất quán và phù hợp với các quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, vấn còn một số nội dung cần bổ sung phù hợp với yêu cầu thực tế.

Luật Quản lý thuế sửa đổi: Tránh tăng thêm trách nhiệm và chi phí cho doanh nghiệp và cá nhân

Một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp nội dung chứng khoán, kế toán, kiểm toán độc lập và luật quản lý thuế trong dự thảo sửa đổi 7 luật của Bộ Tài chính do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức là về quản lý thuế. Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng nhiều quy định quản lý thuế gây khó trong thực thi, thậm chí không khả thi, tạo gánh nặng cho DN và người dân.

NHNN Phú Yên tổ chức tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Mới đây, NHNN chi nhánh Phú Yên phối hợp với Công an tỉnh và Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phòng chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng năm 2024.

Đồng Nai: Tăng cường giải pháp ngăn ngừa tín dụng đen

Tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các sở, ngành địa phương chủ động phối hợp với hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng độ phủ của tín dụng vi mô nhằm hạn chế tình trạng người dân có nhu cầu vay vốn chính đáng không tiếp cận được các kênh tín dụng chính thức phải tìm đến tín dụng đen.

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Cần định hình được vị thế và chiến lược riêng của Việt Nam

Góp ý vào dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số (CNCNS) do Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo, các chuyên gia chỉ ra Ban soạn thảo chưa thể hiện rõ tầm nhìn của việc tại sao lại cần ban hành Luật CNCNS, đồng thời chưa có các chính sách chiến lược và hiệu quả để thu hút đầu tư với lĩnh vực này.

Luật công nghiệp công nghệ số: Cần quy định rõ ràng, hợp lý, thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo

Tham luận Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự án Luật Công nghiệp công nghệ số do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, các chuyên gia cho rằng một số quy định còn chưa được rõ ràng, thiếu hợp lý trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo có thể dẫn đến các vấn đề và khó khăn cho các doanh nghiệp khi chuẩn bị kế hoạch tuân thủ.

Có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường?

Ngày 11/7, tại hội thảo góp phần hoàn thiện Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện doanh nghiệp đều cho rằng việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) không đủ để giải quyết thực tế bệnh tật liên quan đến nước giải khát có đường tại Việt Nam, nhưng lại làm giảm khả năng tiếp cận sản phẩm có đường đối với một số đối tượng, giảm việc làm và thu nhập của nhiều người dân và các DN trong hệ sinh thái sản xuất.

Triệt phá chuyên án ma túy lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không

Thông tin từ Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy (Cục Hải quan Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng triệt phá chuyên án ma túy từ Đức về Việt Nam. Chuyên án HP524 do Cục chủ trì xác lập, phối hợp với PC 04-Công an TP Hà Nội, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội đã thu giữ 179 kg ma túy tổng hợp MDMA, lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data