agribank-vietnam-airlines

Lạm phát vẫn gây áp lực lên NHTW Nhật

Mai Ngọc
Mai Ngọc  - 
Dữ liệu được công bố hôm thứ Sáu tuần trước cho thấy, lạm phát cơ bản tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản đã chậm lại tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 8, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của NHTW Nhật Ban (BOJ).
aa
NHTW Nhật thay đổi YCC: Khi nào và thế nào? NHTW Nhật sẽ giữ nguyên chính sách nới lỏng NHTW Nhật không sớm từ bỏ chính sách nới lỏng

Lạm phát tại Tokyo được coi là chỉ báo hàng đầu về xu hướng toàn quốc nên diễn biến đó cho thấy lạm phát vẫn đang rất nóng ở nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và điều đó càng tạo thêm áp lực đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc phải loại bỏ dần các gói kích thích tiền tệ khổng lồ đã duy trì trong nhiều thập kỷ.

Cụ thể chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Tokyo, không bao gồm thực phẩm tươi sống nhưng bao gồm chi phí nhiên liệu, đã tăng 2,8% trong tháng 8 so với một năm trước đó, thấp hơn so với dự báo trung bình của thị trường là tăng 2,9% và cũng đã chậm lại so với mức tăng 3,0% trong tháng 7. Nhưng nó vẫn cao hơn khá nhiều mục tiêu 2% của BOJ trong tháng thứ 15 liên tiếp.

Các nhà phân tích kỳ vọng lạm phát sẽ tiếp tục chậm lại trong những tháng tới, phản ánh sự sụt giảm gần đây của giá hàng hóa và tác động cơ bản của mức tăng mạnh trong năm ngoái. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết, CPI cốt lõi (loại bỏ cả chi phí thực phẩm tươi sống và nhiên liệu), vốn được BOJ theo dõi chặt chẽ như một thước đo tốt hơn về xu hướng giá chung, vẫn giữ ổn định ở mức 4,0% trong tháng 8, cho thấy nguy cơ lạm phát vẫn ở mức cao.

“Lạm phát có thể đạt đỉnh điểm vào tháng 6, nhưng không chậm lại nhiều như mong đợi, cho thấy các công ty chưa thực hiện xong việc tăng giá”, Yoshiki Shinke - Nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life cho biết. "Triển vọng (lạm phát - PV) phụ thuộc phần lớn vào việc liệu người tiêu dùng có thể tiếp tục vượt qua đợt tăng giá hay không. Rất khó, ngay cả đối với BOJ, để dự đoán con đường lạm phát trong tương lai".

Trong khi các khoản trợ cấp của chính phủ làm giảm hóa đơn thanh toán cho các dịch vụ tiện ích, giá thực phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày vẫn tiếp tục chứng kiến giá tăng, chẳng hạn như giá hải sản tăng 9% và giá giấy vệ sinh tăng 15,5%. Hệ quả là mặc dù chậm hơn nhiều so với mức tăng giá hàng hóa 4,0% so với cùng kỳ năm trước, nhưng chi phí dịch vụ đã tăng 2,0% trong tháng 8 sau khi tăng 1,9% trong tháng 7.

Giá hàng hóa toàn cầu tăng đột biến vào năm ngoái đã khiến nhiều công ty Nhật Bản buộc phải tăng giá sản phẩm dịch vụ để chuyển chi phí cao hơn sang các hộ gia đình. Điều đó đã níu giữ lạm phát cao hơn mục tiêu của BOJ lâu hơn dự kiến ban đầu của các nhà hoạch định chính sách.

Lạm phát tăng vọt đã khiến BOJ phải thực hiện những điều chỉnh khiêm tốn đối với chính sách kiểm soát đường cong lợi suất trái phiếu vào tháng 7. Theo đó, mặc dù vẫn duy trì lãi suất ngắn hạn ở mức -0,1% và tiếp tục mua vào trái phiếu chính phủ để giữ lợi suất trái phiếu 10 năm quanh mức 0%, nhưng biên độ giao động đã được linh hoạt hơn thay vì giới hạn ở mức 5%. Động thái này được các nhà đầu tư coi là sự khởi đầu cho việc thay đổi chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo trong nhiều thập kỷ.

Nhưng Thống đốc Kazuo Ueda đã loại trừ khả năng sớm thoát khỏi chính sách cực kỳ lỏng lẻo, nói rằng cần phải đợi cho đến khi lương tăng đủ để giữ lạm phát bền vững ở mức khoảng 2%.

BOJ cho biết họ đang tập trung nhiều hơn vào xu hướng lạm phát nhằm loại bỏ các yếu tố chỉ xảy ra một lần, chẳng hạn như trợ cấp của chính phủ để hạn chế tăng giá xăng và hóa đơn tiện ích, đồng thời quyết định chính sách.

Một số chỉ số được coi là thước đo chính của xu hướng lạm phát đã đạt mức cao kỷ lục trong tháng 7, làm tăng khả năng rút lui khỏi chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo trong nhiều thập kỷ.

Mai Ngọc

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế

Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế

Sau một tuần đầy biến động, được xoa dịu phần nào bởi quyết định tạm hoãn áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, thông điệp từ giới đầu tư toàn cầu đã trở nên rõ ràng: thị trường sẽ tiếp tục đối mặt với những biến động kéo dài.
Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Trong các phiểu mới đây, nhiều quan chức Fed cho biết họ tiếp tục coi thuế quan là một đòn giáng vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn. Điều đó khiến chính sách tiền tệ đứng trước ngã ba đường khó khăn.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data