agribank-vietnam-airlines

Kỳ vọng tín dụng tăng trưởng nhanh cuối năm

Nguyễn Vũ
Nguyễn Vũ  - 
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, đến ngày 29/9/2023, tăng trưởng tín dụng đạt gần 7% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ 11,05%). Tín dụng năm nay tăng thấp hơn so với năm ngoái nguyên nhân xuất phát từ những khó khăn trong và ngoài nước, khiến khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, của doanh nghiệp suy giảm.
aa
Tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi Cơ hội cho tín dụng tăng trưởng

Tăng trưởng tín dụng có sự cải thiện

Trong bối cảnh đó, từ đầu năm nay, NHNN đã đề ra 11 giải pháp lớn để mở rộng tín dụng. Các giải pháp chính sách của hệ thống ngân hàng cũng đã “ngấm” dần, hoạt động cho vay đã từng bước cải thiện qua từng tháng. Riêng trong tháng 9 và những ngày đầu tháng 10 tốc độ tăng trưởng tích cực đạt hơn 1%.

Theo chia sẻ từ phía các ngân hàng, tình hình tăng trưởng tín dụng trong quý III đã có sự cải thiện. Ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc ACB cho biết, tăng trưởng tín dụng của ACB có xu hướng hồi phục kể từ cuối tháng 8/2023 và dự kiến cả năm đạt mục tiêu 12-14%. Bên cạnh cho vay thế chấp, ACB đang đẩy mạnh cho vay tín chấp như trong lĩnh vực xuất khẩu để hỗ trợ các doanh nghiệp có thị trường có thể thế chấp bằng dòng tiền. Với hình thức này, ACB quản lý dòng tiền xuất khẩu của doanh nghiệp. “Đây là hình thức vay thế chấp dòng tiền, hay nói cách khác là vừa ưu đãi, vừa thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm và cả năm tới”, ông Phát chia sẻ thêm.

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cũng thông tin, tăng trưởng tín dụng của OCB đến cuối tháng 9/2023 đạt mức 11%. “Những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp từ phía Chính phủ, cơ quan ban ngành và nhất là NHNN đã bắt đầu phát huy tác dụng từ quý III/2023, khi hoạt động xuất nhập khẩu bắt đầu có tín hiệu tích cực trở lại. Nhất là lãi suất có xu hướng giảm rất mạnh từ giữa năm đến nay… Đến nay, lãi suất cho vay VND đã giảm bình quân khoảng 1,5 - 2,0%/năm so với cuối năm 2022”, ông Tùng chia sẻ.

Song song với giảm lãi suất, các ngân hàng liên tục bổ sung gói tín dụng ưu đãi đáp ứng đơn hàng và chuẩn bị sản xuất kinh doanh cho mùa tiêu dùng lễ tết. Sacombank vừa bổ sung gói tín dụng ưu đãi 12.000 tỷ đồng với lãi suất hấp dẫn từ 5%/năm hỗ trợ sản xuất kinh doanh cuối năm.

Không chỉ lãi suất phục vụ cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lãi suất cho vay tiêu dùng, mua nhà cũng giảm khá nhiều. So với đầu năm nay, lãi suất cho vay mua nhà đã giảm khá nhiều, nếu tính khuyến mãi thì khoảng 7-8%/năm, còn nếu không thì khoảng 10%/năm - ngang bằng thời kỳ trước dịch Covid-19. Lãnh đạo TP.Bank cho biết, TPBank rất quan tâm đến những nhu cầu thiết thực của khách hàng như mua nhà, mua xe với các ưu đãi giảm lãi suất 1-2%. Hiện ngân hàng đang cho vay mua, xây sửa nhà với lãi suất từ 0,7%/tháng (tương đương khoảng 8,5%/năm) cùng nhiều chương trình ưu đãi vay vốn mua nhà dự án hợp tác với các chủ đầu tư uy tín khác.

Các NHTM tiết kiệm chi phí, bằng mọi nguồn lực giảm lãi suất chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp
Các NHTM tiết kiệm chi phí, bằng mọi nguồn lực giảm lãi suất chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp

Động lực tăng trưởng tín dụng

Giới chuyên môn nhận định, tín dụng đã và đang có xu hướng tăng trưởng tích cực gắn liền với những chính sách hỗ trợ của ngành Ngân hàng được triển khai cùng với sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế. Đặc biệt là một số ngành đã và đang hoạt động tốt như lĩnh vực xuất khẩu nông thủy sản và công nghiệp chế biến, chế tạo. Khu vực đầu tư công đang phát huy tác dụng mạnh với vai trò là đòn bẩy cho nền kinh tế, thúc đẩy các ngành nghề phát triển. Tất cả những yếu tố tích cực này hỗ trợ tăng trưởng tín dụng cải thiện hơn nhiều trong quý III, và kỳ vọng sẽ tiếp tục được cải thiện trong IV/2023.

Ông Trần Tánh, Phó Phòng Phân tích CTCK Yunata cho biết, giải ngân đầu tư công là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng, qua đó tác động đến tăng trưởng tín dụng. Nếu tốc độ giải ngân đầu tư công vẫn diễn ra tích cực trong 3 tháng cuối năm, lượng vốn đưa ra nền kinh tế sẽ tăng, từ đó cầu đầu tư tăng khiến cầu tín dụng sẽ tăng trưởng tích cực hơn.

Yếu tố động lực chính hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, đó là chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại các tỉnh thành trong cả nước ngày càng phát huy được hiệu quả. Những chương trình này vừa kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, vừa truyền thông chính sách, kết nối cung – cầu vốn có thể gặp nhau nhanh hơn.

“Hy vọng trong 3 tháng cuối năm, theo thông lệ tín dụng sẽ tăng nhanh lên. Ngân hàng sẽ thực hiện các biện pháp quyết liệt cùng với sự đồng hành của các địa phương, tạo điều kiện để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vươn lên trong bối cảnh kinh tế khó khăn”, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú nhấn mạnh và cho biết thêm, trong thời gian tới NHNN tiếp tục điều hành lãi suất theo hướng giảm dần, đồng thời chỉ đạo các NHTM tiết kiệm chi phí, bằng mọi nguồn lực giảm lãi suất chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, chính sách tiền tệ cần thêm thời gian để lãi suất thấp có thể thẩm thấu vào thị trường. Điều quan trọng trong bối cảnh hiện nay lãi suất thấp mới chỉ là một yếu tố để thúc đẩy tín dụng. Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Đầu tư - Dragon Capital cho rằng, lãi suất thấp là chỉ là điều kiện cần vẫn phải có điều kiện đủ. Điều kiện đủ ở đây là lòng tin của doanh nghiệp. “Tôi thấy lòng tin bắt đầu tăng thêm. Khi lòng tin tăng lên cộng thêm vào tinh thần lạc quan của doanh nghiệp, lạc quan vào nền kinh tế thì chắc chắn tín dụng có thể chảy ra được”, ông Tuấn nhìn nhận.

Ngày 20/10, NHNN tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk để tiếp tục lắng nghe và trao đổi về những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trên địa bàn trong việc tiếp cận, hấp thụ vốn tín dụng ngân hàng. Từ đó cùng nhau bàn và tìm các giải pháp tháo gỡ nhằm tiếp tục đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng vốn vay dễ dàng và hiệu quả hơn trong những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024.

Theo giới chuyên môn, các doanh nghiệp cần hỗ trợ nhiều hơn từ chính sách tài khóa, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; các bộ, ngành đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối và mở rộng các bạn hàng trên thị trường đang bị sụt giảm để kích cầu... Đây sẽ là những động cơ song hành với chính sách tín dụng hỗ trợ nền kinh tế và doanh nghiệp.

Nguyễn Vũ

Tin liên quan

Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai. Trong đó nêu rõ cần chú trọng công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao kiến thức, hiểu biết về tài chính và kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính, quản lý tài chính cá nhân cho người dân.
Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/4), tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 25-50 đồng so với phiên trước.
Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Trên khắp nẻo đường quê hương núi Ấn - sông Trà, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tập thể NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến 2030.
Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Giai đoạn 2025 - 2030, Hà Nội dự kiến bố trí khoảng 6.000 tỷ đồng từ ngân sách thành phố để ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các nhóm đối tượng chính sách.
“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Ngọc - Giám đốc Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu nhận định, việc Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT – thông qua hệ thống VioEdu – phối hợp tổ chức sân chơi “Tài chính thông minh” giúp mang đến một mô hình giáo dục tài chính thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với các em học sinh.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/4), tỷ giá trung tâm không đổi so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 50-90 đồng so với phiên trước.
Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data