agribank-vietnam-airlines

Kinh tế xanh và chuyển đổi năng lượng đưa Việt Nam phát triển nhanh, mạnh và bền vững

H.Giang
H.Giang  - 
Đây là nội dung quan trọng trong bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Phiên toàn thể cấp cao Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150), diễn ra ở Thủ đô Tashkent, Uzbekistan.
aa
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Đại hội đồng IPU-150 là cơ hội quý báu để các nghị viện thành viên cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và công bằng xã hội trên toàn cầu - Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Đại hội đồng IPU-150 là cơ hội quý báu để các nghị viện thành viên cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và công bằng xã hội trên toàn cầu - Ảnh: TTXVN

Là lãnh đạo quốc hội đầu tiên phát biểu tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao chủ đề của khóa họp là “Hành động nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội” mang ý nghĩa vô cùng thiết thực và cấp bách. Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những biến động khó lường, từ biến đổi khí hậu đến bất bình đẳng và xung đột chính trị, nghị viện các nước có vai trò rất quan trọng trong công cuộc hỗ trợ và thúc đẩy phát triển bền vững nhằm giải quyết những thách thức chung.

Khẳng định phát triển bền vững cần đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng không thể coi phát triển là thành công nếu như một bộ phận đáng kể người dân vẫn còn bị bỏ lại phía sau. Vì vậy, nhiệm vụ của các nghị viện là phải đảm bảo mọi chính sách đều hướng tới mục tiêu thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo rằng mọi người dân - không phân biệt giới tính, tôn giáo, sắc tộc hay thành phần xã hội - đều được hưởng lợi từ các thành quả phát triển.

Nhấn mạnh Việt Nam đang hướng tới kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Quốc hội Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện khung khổ pháp lý, kịp thời tháo gỡ những bất cập về thể chế để khơi thông các nguồn lực, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh và chuyển đổi năng lượng nhằm đưa đất nước phát triển nhanh, mạnh và bền vững, đảm bảo công bằng xã hội. Ông khẳng định: “Quốc hội Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng các nghị viện trên thế giới, quyết tâm hiện thực hóa những mục tiêu cao cả vì một thế giới hòa bình, phát triển bền vững, công bằng và tốt đẹp hơn cho toàn thể nhân loại”.

Bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn được các đại biểu nghị viện các nước thành viên IPU quan tâm, chú ý lắng nghe và phản hồi tích cực - Ảnh: TTXVN
Bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn được các đại biểu nghị viện các nước thành viên IPU quan tâm, chú ý lắng nghe và phản hồi tích cực - Ảnh: TTXVN

Chia sẻ nhận định về thế giới đang thay đổi với tốc độ rất nhanh chóng, những thách thức ngày hôm nay sẽ là những bài toán phức tạp hơn nhiều trong tương lai, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề xuất một số định hướng để các nghị viện tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong việc xây dựng các chính sách phát triển, ứng phó kịp thời và hiệu quả đối với những thách thức hiện nay.

Theo Chủ tịch Quốc hội, các nghị viện cần lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt trong thực hiện sứ mệnh, vai trò của quốc hội và nghị viện. Trong đó, tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật, đi đôi với công tác giám sát thực thi và tạo điều kiện triển khai có hiệu quả các chính sách phát triển mang tính bao trùm, toàn diện và đột phá.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý cần đặt người dân ở vị trí trung tâm, thực sự khẳng định bản chất của cơ quan dân cử, lấy công bằng và tiến bộ xã hội làm thước đo cao nhất của sự phát triển. Bên cạnh đó, cần tăng cường phối hợp hành động và hợp tác quốc tế giữa các nghị viện thành viên, nhất là trong công cuộc bảo vệ hòa bình, giải quyết các tranh chấp và bất đồng trên cơ sở luật pháp quốc tế. Diễn đàn IPU có thể tạo ra một mạng lưới hỗ trợ lẫn nhau mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn giữa các nghị viện thành viên.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh không có một quốc gia hay một xã hội nào có thể phát triển bền vững nếu không đặt người dân làm trung tâm trong mọi chính sách. Ông kêu gọi tất cả nghị sĩ, tất cả các quốc gia hành động mạnh mẽ hơn nữa, cùng nhau xây dựng một thế giới công bằng, thịnh vượng và bền vững.

Bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn được các đại biểu nghị viện các nước thành viên IPU quan tâm, chú ý lắng nghe và phản hồi tích cực.

H.Giang

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
Tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước từ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước từ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

“Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) cần phải thực hiện thường xuyên hàng ngày và không thể lơ là, đi vào trong tiềm thức, ý thức của từng cán bộ ngân hàng. Tiếp tục đẩy mạnh THTK, CLP trong ngành Ngân hàng để tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước, đặc biệt trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn khó khăn và nhiều người nghèo cần hỗ trợ”, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nói tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác THTK, CLP trong ngành Ngân hàng năm 2025 sáng 11/4.

Mở ra "cánh cửa thép" trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Với việc Việt Nam, Hoa Kỳ thống nhất tiến hành đàm phán thỏa thuận thương mại song phương trong đó có nội dung thuế quan, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng đoàn công tác đặc biệt Việt Nam, đã mở "cánh cửa thép", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data