agribank-vietnam-airlines

Kinh tế số, kinh tế xanh, động lực mới tăng trưởng của ngân hàng

Đ.HA
Đ.HA  - 
Ông Nguyễn Đức Lệnh – Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP. Hồ Chí Minh nhận định, kinh tế số, kinh tế xanh sẽ là động lực mới tăng trưởng của các ngân hàng.
aa

Thị trường tiền tệ ổn định ngân hàng có điều kiện giảm lãi suất

Đại diện NHNN thành phố cho biết, năm 2024 sắp trôi qua với nhiều thách thức của nền kinh tế, song lựa chọn kết quả nổi bật của ngành Ngân hàng trong năm qua có thể là thực hiện chính sách tiền tệ, trong đó có chính sách tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp.

Mặc dù thị trường chịu tác động rất mạnh từ các yếu tố bên ngoài, như biến động giá trị của các đồng tiền mạnh trên thị trường quốc tế, thị trường tài chính và xung đột địa chính trị ở một số khu vực, diễn biến giá vàng thế giới biến động khó lường…

Thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong nước giữ được sự ổn định, kết quả này không tự nhiên đến mà do những phản ứng chính sách nhanh, nhạy của nhà điều hành thích ứng với điều kiện bên ngoài và phù hợp với kinh tế trong nước.

Kinh tế số, kinh tế xanh, động lực mới tăng trưởng của ngân hàng

Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, nói hai chữ “ổn định” thì đơn giản nhưng bao hàm rất nhiều ý nghĩa, nếu thị trường tiền tệ không ổn định, chính sách hỗ trợ cho tăng trưởng sẽ rất hạn hẹp, các tổ chức tín dụng không có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh…

Cụ thể, các thị trường vàng, ngoại hối, lãi suất, tỷ giá trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh diễn biến theo định hướng của nhà điều hành chính sách, gắn với cung cầu thị trường. Điều này phản ánh hiệu quả chính sách tiền tệ, triển khai cơ chế chính sách và truyền thông chính sách tạo được sự đồng thuận của xã hội góp phần vào ổn định kinh tế vĩ mô, kìm giữ lạm phát của Ngân hàng Trung ương.

Trên cơ sở đó để ngành Ngân hàng thành phố thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế TP. Hồ Chí Minh trong năm 2024.

Thông tin minh bạch chính sách là một kênh hỗ trợ doanh nghiệp

Hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn, trên cơ sở triển khai thực hiện các cơ chế chính sách về tín dụng, lãi suất, tỷ giá và đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn, dịch vụ ngân hàng để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh.

Ngành Ngân hàng thành phố tập trung tháo gỡ khó khăn và đối thoại doanh nghiệp, thông tin phổ biến chính sách… để doanh nghiệp nắm bắt, tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, NHNN. Chẳng hạn, các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã cơ cấu lại nợ giữ nguyên nhóm nợ (theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN và Thông tư 06/2024/TT-NHNN) với dư nợ 33.420 tỷ đồng cho 43.842 khách hàng, tính đến cuối năm 2024.

Chính sách lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND không quá 4%/năm đối với 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp – nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao); giải ngân các gói tín dụng ưu đãi, gói lâm sản, thủy sản và gói tín dụng cho vay nhà ở xã hội…

Những nhóm lĩnh vực ưu tiên phát triển này là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ngoài việc áp dụng lãi suất thấp khi sử dụng vốn vay ngắn hạn còn được các ngân hàng thương mại tập trung phát triển dư nơ.

Theo số liệu thống kê của NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, tính đến cuối năm 2024, dư nợ cho vay 5 nhóm ngành lĩnh vực của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt trên 1,7 triệu tỷ đồng, trong đó cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt hơn 1,4 triệu tỷ đồng chiếm chiếm 57,4% tổng dư nợ tín dụng cho vay 5 nhóm ngành lĩnh vực này.

Ở TP. Hồ Chí Minh, hoạt động triển khai chính sách tiền tệ không còn là việc của riêng ngành Ngân hàng mà chính quyền địa phương đã tham gia và xác định đây là một kênh hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn và dịch vụ ngân hàng. Mô hình này đã tạo tương tác giữa ngành Ngân hàng – chính quyền quận huyện và doanh nghiệp.

Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đã đưa cơ chế chính sách tiền tệ đi vào thực tế cuộc sống trực tiếp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố.

Năm 2024, với 38 hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp đã giải thích chính sách lãi suất, tỷ giá, tín dụng và các điều kiện tiếp cận vốn. Cùng với đó, Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh năm 2024 đã giải ngân một gói tín dụng 584.267 tỷ đồng bằng 130.82% so với quy mô gói đăng ký vào đầu năm.

Gói tín dụng ưu đãi này gắn với chính sách lãi suất, cơ chế cho vay ngắn hạn bằng VND đối với 5 nhóm ngành lĩnh vực ưu tiên, cơ cấu lại nợ giữ nguyên nhóm nợ, giải ngân gói tín dụng lâm, thủy sản…. Theo đó, trở thành tiêu chí của gói tín dụng ưu đãi để các tổ chức tín dụng tham gia đăng ký và giải ngân cho vay trên địa bàn.

Các ngân hàng cần thay đổi mô hình nắm bắt cơ hội kinh doanh mới

Ông Nguyễn Đức Lệnh cho rằng, theo xu hướng phát triển của nền kinh tế, đang xuất hiện những động lực tăng trưởng mới là kinh tế số, kinh tế xanh. Trong đó, các tổ chức tín dụng trên địa bàn sẽ tiếp tục chủ động phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện đại, theo yêu cầu về phát triển ngân hàng số.

Những hoạt động này đã trở thành yếu tố khách quan thúc đẩy sự đổi mới và phát triển toàn diện đối với các tổ chức tín dụng trong thời gin tới. Từ quản trị điều hành, quản lý rủi ro đến hoạt động kinh doanh và phát triển các sản phẩm dịch vụ theo hướng hiện đại, đa tiện ích, từng bước gia tăng giá trị cho chính mỗi thực thể trên thị trường.

Điều này, phản ánh bằng thu nhập từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ mở rộng và tăng trưởng khách hàng từ những tiện ích của kênh thanh toán và chi phí đầu vào giảm do chất lượng tiền gửi và cơ cấu tiền gửi. Các tổ chức tín dụng nhanh chóng đổi mới sẽ khai thác và sử dụng vốn hiệu quả, kiểm soát được nợ xấu từ ứng dụng công nghệ trong hoạt động quản lý và hoạt động dịch vụ…

Ông Nguyễn Đức Lệnh đánh giá: Tất cả những lợi ích đó đã và đang đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng, mang đậm dấu ấn chính sách tiền tệ và đề án thanh toán không dùng tiền mặt của NHNN. Cùng sự năng động sáng tạo của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh là kết quả nổi bật của năm 2024, khi đặt trong bối cảnh vẫn còn nhiều khó khăn thách thức. Kết quả này ngành Ngân hàng thành phố đã và đang góp phần quan trọng để thực hiện nhiệm vụ ngành Ngân hàng trong giữ ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế.

Đ.HA

Tin liên quan

Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai. Trong đó nêu rõ cần chú trọng công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao kiến thức, hiểu biết về tài chính và kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính, quản lý tài chính cá nhân cho người dân.
Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Trên khắp nẻo đường quê hương núi Ấn - sông Trà, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tập thể NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến 2030.
Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Giai đoạn 2025 - 2030, Hà Nội dự kiến bố trí khoảng 6.000 tỷ đồng từ ngân sách thành phố để ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các nhóm đối tượng chính sách.
“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Ngọc - Giám đốc Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu nhận định, việc Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT – thông qua hệ thống VioEdu – phối hợp tổ chức sân chơi “Tài chính thông minh” giúp mang đến một mô hình giáo dục tài chính thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với các em học sinh.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai.
Lan tỏa tri thức tài chính từ trường học đến cộng đồng

Lan tỏa tri thức tài chính từ trường học đến cộng đồng

Lần đầu tiên tại Việt Nam, một sân chơi giáo dục tài chính dành cho học sinh phổ thông chính thức được ra mắt. Tại buổi lễ ký kết hợp tác triển khai "Tài chính thông minh" - sân chơi giáo dục tài chính trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam giữa Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT, nhiều phụ huynh đã bày tỏ niềm vui và kỳ vọng sân chơi này sẽ mang đến những bài học bổ ích, gần gũi, giúp các bạn trẻ tiếp cận kiến thức tài chính một cách dễ dàng và hiệu quả.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data