agribank-vietnam-airlines

Kinh tế đêm bao giờ mới… “sáng”?

Nghi Lộc
Nghi Lộc  - 
Phát triển kinh tế đêm - một trong những định hướng được Chính phủ đặt ra và khuyến khích phát triển. Nằm trong xu hướng này, tại khu vực miền Trung, ngành du lịch của nhiều địa phương đã và đang đẩy mạnh khai thác các dịch vụ vào ban đêm.
aa
Phát triển kinh tế đêm để phục hồi du lịch Kinh tế đêm vẫn chưa được khai thác hiệu quả TP.HCM tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đêm

Chủ trương “thành phố không ngủ”

Nổi bật trong đó có lẽ phải kể đến “đầu tàu” Đà Nẵng. Theo đó, sau đại dịch Covid-19, thành phố triển khai hàng loạt giải pháp để vực dậy ngành du lịch với tiền đề là những hoạt động giải trí ban đêm. Ngoài mô hình các chợ đêm như, chợ đêm Helio, chợ đêm Sơn Trà, gần đây thành phố còn tổ chức nhiều lễ hội đêm, lễ hội biểu diễn âm nhạc nghệ thuật carnival đường phố; cùng với đó là việc đưa vào khai thác bãi biển đêm Mỹ An, phố đi bộ An Thượng. Thành phố còn tăng tần suất trình diễn cầu Rồng phun lửa, phun nước vào tối thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật hàng tuần. Trước đó, Đà Nẵng cũng tổ chức thí điểm chương trình “Đà Nẵng về đêm - Danang By Night”…

Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND Đà Nẵng khẳng định, thành phố sẽ mở ra nhiều cơ chế và tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia phát triển kinh tế đêm, tập trung vào mũi nhọn là ngành du lịch. Trước mắt, với một số sản phẩm du lịch ban đêm đã triển khai trong giai đoạn 1, Đà Nẵng kỳ vọng sẽ tạo đà hình thành các sản phẩm ban đêm, đưa vào khai thác hiệu quả loại hình kinh tế này.

Không chỉ Đà Nẵng mà nhiều địa phương khác trong khu vực cũng đang tập trung phát triển kinh tế đêm. Sát cạnh Đà Nẵng, phố cổ Hội An (Quảng Nam) cũng đang tập trung phát triển kinh tế đêm gắn với chủ đề văn hóa địa phương. Trong đề án phát triển du lịch Hội An thời kỳ mới, xác định 6 không gian phát triển du lịch. Trong đó có 2 không gian ưu tiên phát triển là du lịch đường thủy và kinh tế đêm. Cụ thể, ở khu phố cổ Hội An đã có những hoạch định cho kinh tế đêm theo chiều hướng sâu lắng, dành cho người nghe nhạc nhẹ, nhạc cổ truyền, uống trà tâm giao, và một số loại hình ẩm thực đặc biệt chỉ Hội An mới có. Thành phố có kế hoạch nạo vét sông Hoài sẽ gắn liền với tính toán để phát triển kinh tế đêm. Trọng điểm là làm cầu mới từ đường Lê Lợi qua khu vực bãi bồi bên kia sông. Việc này vừa giải tỏa áp lực đi lại cho du khách vừa tạo ra không gian cho kinh tế đêm.

Xa hơn một chút, một địa phương khác cũng đang chú trọng phát triển kinh tế đêm đó là Khánh Hòa, với “vùng lõi” TP. Nha Trang. Thời gian qua, địa phương này cũng đẩy mạnh xây dựng và phát triển các hoạt động, dịch vụ về đêm cả về số lượng lẫn chất lượng. Khánh Hòa cũng sẽ phát triển thí điểm hoạt động kinh tế ban đêm với thương hiệu “New Khánh Hòa - New Nha Trang”, tầm nhìn trở thành điểm đến du lịch 24/7 hấp dẫn hàng đầu trong nước và khu vực.

Mô hình chợ đêm Sơn Trà ở TP. Đà Nẵng
Mô hình chợ đêm Sơn Trà ở TP. Đà Nẵng

Kết quả chưa như mong đợi

Dù xác định là hướng đi cốt yếu cho ngành du lịch trong tương lai, tuy nhiên đến nay tại Đà Nẵng hay các địa phương khác trong khu vực, việc phát triển kinh tế đêm vẫn chưa như kỳ vọng. Kinh tế đêm được kỳ vọng sẽ thắp “sáng” ngành công nghiệp không khói, làm bước đột phá kinh tế sau đại dịch, nhưng thực tế lại đang ngày càng gặp khó, không biết bao giờ mới… “sáng”?

Có thể thấy mẫu số chung của nhiều đề án phát triển kinh tế đêm của các địa phương trong khu vực đều chỉ dừng lại ở mô hình chợ đêm, phố ẩm thực, những sự kiện giải trí mà “cố” lắm cũng chỉ tới hơn 23h đêm là đã tắt đèn… Đầu tiên là ở Đà Nẵng, theo đại diện Sở Du lịch thành phố, việc phát triển kinh tế đêm của địa phương còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Nổi lên trong đó là thiếu cơ chế chính sách đặc thù phát triển kinh tế ban đêm, chưa có mô hình, quy định quản lý các dịch vụ, hoạt động kinh tế ban đêm; các khu vực phát triển dịch vụ du lịch ban đêm hiện nay vẫn còn xen lẫn với khu dân cư; một số hoạt động chịu ảnh hưởng bởi đặc thù thời tiết, khó tổ chức vào mùa mưa như chợ đêm, sự kiện, lễ hội...

Thực tế tại Đà Nẵng, năm 2023 ngành du lịch địa phương trở lại ấn tượng với Lễ hội pháo hoa quốc tế (DIF 2023), một thương hiệu của thành phố này phải tạm dừng 3 năm nay vì đại dịch. Trong thời gian diễn ra DIFF 2023, lượng người mua sắm, vui chơi tại các điểm mua sắm, giải trí về đêm là tương đối cao. Tuy nhiên, khi các sự kiện lớn kết thúc thì số lượng du khách tham gia các hoạt động ban đêm giảm sút hẳn. Trong khi đó, thời gian về đóng mở cửa các dịch vụ đêm là thành phố vẫn đang giới hạn, nhiều khu điểm chỉ được mở cửa đến khoảng 23h đêm.

Tương tự, các hoạt động kinh tế đêm ở Hội An hiện nay còn khá đơn điệu và chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Thực tế cũng cần nhìn nhận thẳng thắn, các sản phẩm, dịch vụ du lịch về đêm hiện có tại phố cổ vẫn chưa thực sự đạt được kỳ vọng của du khách cũng như chính các doanh nghiệp trong ngành du lịch… Nguyên nhân chính vẫn là do những hạn chế về quy định giờ giấc, cơ chế, chính sách liên quan đến an ninh, trật tự xã hội. Rất nhiều du khách còn muốn đắm chìm trong không gian về khuya của khu phố di sản, nhưng đa số các hàng quán đều đóng cửa sớm. Bởi vậy, nhiều du khách than phiền đến Hội An vào ban đêm, ngoài ngắm phố cổ, xem biểu diễn thực cảnh “Ký ức Hội An”, đi dạo chợ đêm hoặc vào các quán bar thì không còn chỗ vui chơi hấp dẫn khác.

Bên cạnh những khó khăn trên, hiện các dịch vụ karaoke, vũ trường, bar, pub… hay những loại hình vui chơi giải trí khác thuộc ngành dịch vụ “nightlife” (giải trí ban đêm) là thành tố rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đêm của Đà Nẵng nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung. Thế nhưng, hành lang pháp lý cho các dịch vụ này còn chưa hoàn thiện, không chỉ làm khó doanh nghiệp mà còn gây lúng túng cho cơ quan chức năng khi xử lý. Trong khi, những dịch vụ kinh doanh này khá nhạy cảm, rồi các vụ việc cháy nổ thương tâm trong thời gian qua, càng khiến công tác quản lý khó khăn.

Trước những khó khăn trên, để tiếp tục triển khai hiệu quả hoạt động kinh tế ban đêm ở tầm vĩ mô cơ quan chức năng cần có những cơ chế chính sách đặc thù, khuyến khích thu hút phát triển kinh tế ban đêm, thu hút đầu tư vào các tổ hợp giải trí ban đêm riêng biệt; có quy định quản lý hoạt động kinh tế ban đêm... Về phía các địa phương cũng phải xây dựng quy định quản lý tạm thời hoạt động kinh tế ban đêm để xác định trách nhiệm các đơn vị liên quan; đồng thời nghiên cứu ban hành chính sách huy động xã hội hóa tổ chức các lễ hội/sự kiện một cách chuyên nghiệp và xuyên suốt.

Nghi Lộc

Tin liên quan

Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”.
Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng đang tiến hành lấy ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với tổng chiều dài dự kiến hơn 461km. Thông tin này vừa được công bố, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận về một dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về bảo hiểm.
Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Ngày 11/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Hà Nội - VITM 2025, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Phát triển điểm đến xanh - Nâng tầm du lịch Việt Nam".
Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin - Hộp 1 tuýp 30g do không đạt chất lượng.
Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ ITE HCMC 2025 - hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam và khu vực hạ nguồn sông Mê kông lần thứ 19 sẽ diễn ra từ ngày 4-6/9/2025, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết, trong quý I/2025, Công ty đã tổ chức vận hành tuyệt đối an toàn 39.070 lượt tàu, phục vụ 4,78 triệu lượt hành khách, tăng 13,3% so với quý I/2024.
Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Ngày10/4/2025, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025 với chủ đề “Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam” đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE Hà Nội, Cung Văn hóa Hữu Nghị (Hà Nội).
NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

Ngày 10/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 2 bàn giao căn nhà sửa chữa tại khu phố Hưng Thạnh, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động nằm trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có hoàn cảnh khó khăn của ngành Ngân hàng thành phố.
TP. Hồ Chí Minh gấp rút hoàn thiện công tác chuẩn bị cho đại lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh gấp rút hoàn thiện công tác chuẩn bị cho đại lễ 30/4

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị gấp rút dồn mọi nguồn lực để tổ chức chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data