Kinh doanh và cảm xúc
![]() | VBF 2017: Cơ hội để DN Việt Nam trỗi dậy là rất lớn |
![]() | Niềm tin kinh doanh của DN Việt tiếp tục được cải thiện |
![]() | DN Việt dần lấy lại vị thế “sân nhà” |
Hoàng Lâm - Việt kiều Đức, 46 tuổi - tay xách nách mang túi đồ ăn và bia, len qua dãy bàn dài đầy thực khách. Tới chỗ ngồi dưới tán dù trắng đỏ, nhóm bạn đã chờ sẵn. Thực đơn hôm nay là bia Hà Nội và xúc xích Đức Việt với sốt mù-tạc. Thế là đủ hòa quyện Đông-Tây, cho cảm xúc của hơn 25 năm trước ùa về, khi đa số người trong bàn nhậu cũng từng du học Nga, qua Đức một phần tư thế kỷ trước. Đồ ăn bày ra và bia rót tràn ly óng ả, những tiếng hò nâng cốc bắt đầu lớn dần, giọng cười càng lúc càng hào sảng…
Bia Hà Nội và xúc xích Đức Việt chỉ là những điểm nhấn nhỏ trong bàn nhậu của những tràng trai Hà Nội từng tha hương, bởi nó gợi lại nhiều kỷ niệm, như lần lỡ tàu về trường học, hai đứa mua chỉ một chiếc bánh mỳ xúc xích, chia đôi... Với nhiều người khác, điều gợi nhớ là rượu nếp cẩm trộn sữa chua Vinamilk, hay thịt lợn luộc chấm nước mắm Hạnh Phúc…
![]() |
Nguyễn Anh Dũng, Trưởng Bộ phận Dịch vụ đo lường bán lẻ của Nielsen Việt Nam tin rằng có những sản phẩm, nhãn hàng chạm đến trái tim người tiêu dùng như thế, để từ đó trở thành sự lựa chọn trong tâm trí của họ. Và ở khía cạnh này của kinh doanh, hàng nội địa luôn có lợi thế.
Theo nghiên cứu mới được công bố của Nielsen, tại thị trường Việt Nam, các DN nội địa tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng trong thời gian qua, hơn hẳn mức tăng trưởng của nhiều tập đoàn đa quốc gia.
Top 100 DN ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đang hoạt động tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, những DN chiếm đến 85% tổng doanh số ngành hàng, vào năm ngoái chỉ đạt mức tăng trưởng 2%, thấp hơn nhiều mức 5% trong năm 2015. Trong khi đó, các DN nội địa tại Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng rất tích cực - 7% tăng trưởng giá trị (so với tỉ lệ 5% hai năm trước) và đóng góp đến 42% trong tổng số doanh thu toàn ngành hàng FMCG.
Xét về thị phần, các DN nội địa vẫn đang chiếm ưu thế trong ngành hàng thực phẩm và nước giải khát, với tỉ lệ 69% và 45%, theo thứ tự tương ứng. Mặc dù các DN đa quốc gia vẫn chiếm thị phần lớn trong ngành hàng chăm sóc nhà cửa và chăm sóc cá nhân, nhưng xét về tốc độ tăng trưởng thì các DN nội địa đang hoạt động trong hai ngành này lại thể hiện sự tăng trưởng ấn tượng, với mức tăng tương ứng 13% và 9%.
Một nghiên cứu khác về “Nguồn gốc của các nhãn hàng”được thực hiện trong năm qua cũng cho biết sở thích cũng như thái độ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm được sản xuất bởi các nhà sản xuất nội địa và các DN đa quốc gia. Theo đó, người tiêu dùng Việt Nam vẫn đặc biệt yêu thích sử dụng các sản phẩm từ sữa (48%) và bánh kẹo (44%) được sản xuất từ các DN nội địa. Các ngàng hàng khác cũng nhận được sự ủng hộ từ người tiêu dùng Việt, đó là: trà/cà phê (41%), thịt/hải sản đông lạnh (37%), mì ăn liền (36%)...
Trưởng Bộ phận Dịch vụ đo lường bán lẻ của Nielsen Việt Nam cho rằng tại nhiều thị trường trong khu vực, các DN đa quốc gia đang gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các DN nội địa trên nhiều phương diện: chất lượng, giá cả cạnh tranh cũng như các chiến lược marketing tập trung đến các phân khúc khách hàng mục tiêu cụ thể hơn. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này.
“Nhìn chung, hiện tại các DN nội địa đang cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm với chất lượng ngày càng được cải tiến cùng với mức giá cạnh tranh trên thị trường. Và nhờ hệ thống phân phối rộng khắp và được duy trì liên tục trong thời gian dài, sản phẩm của họ luôn sẵn sàng để tiếp cận người tiêu dùng không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở cả các khu vực vùng sâu vùng xa để thúc đẩy sự tăng trưởng”, Nguyễn Anh Dũng bình luận thêm.
Đó là những thay đổi quan trọng của DN nội địa trong bối cảnh toàn cầu hóa. Lợi thế về sự am hiểu hành vi tiêu dùng, lối sống và sở thích của khách hàng, cùng với mong muốn liên tục thay đổi để chiếm lĩnh thị trường của các DN Việt đang đặt họ ở thế có lợi trong kinh doanh.
Và khi mà những DN Việt như Bia Hà Nội và Thực phẩm Đức Việt vẫn duy trì được cạnh tranh về chất lượng, giá cả, thì họ vẫn sẽ tiếp tục vượt trội so với các DN đa quốc gia. Và hơn hết, họ còn một sức mạnh khác không dễ gì mất đi - cảm xúc của khách hàng đối với sản phẩm.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
