agribank-vietnam-airlines

Kiểm soát chặt chẽ thị trường dịp cuối năm

Bài và ảnh Nghi Lộc
Bài và ảnh Nghi Lộc  - 
Bên cạnh việc tăng cường quản lý thị trường, các cơ quan chức năng ở Đà Nẵng và Quảng Nam cũng chủ động chuẩn bị hàng hóa cho thị trường cuối năm.
aa

Thị trường diễn biến phức tạp

Thông thường, vào thời điểm cuối năm, các hoạt động kinh doanh thương mại diễn ra khá nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm xuất hiện nhiều hành vi gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng…

Mới đây, Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành tổ chức tiêu huỷ 52.237 bao thuốc lá điếu nhập lậu các loại. Trong đó, nhiều nhất là thuốc lá nhãn hiệu ESSE 26.478 bao; thuốc lá nhãn hiệu 555: 14.624 bao; thuốc lá nhãn hiệu Jet: 7.775 bao.

Tương tự, Đội Quản lý thị trường số 5 thuộc Cục Quản lý thị trường thành phố cũng đã kiểm tra đột xuất một hợp tác xã trên địa bàn quận Liên Chiểu và tạm giữ 20.043 sản phẩm khăn ướt có dấu hiệu là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu “SNOW”. Đây là nhãn hàng đang được bảo hộ tại Việt Nam.

kiem soat chat che thi truong dip cuoi nam
Các cơ quan chức năng đang tăng cường kiểm soát thị trường vào dịp cuối năm.

Thời gian này, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được Ban Chỉ đạo 389 TP. Đà Nẵng tăng cường triển khai. Trong đó, tập trung vào một số mặt hàng trọng điểm như, bia, rượu, xăng dầu, thuốc lá; phân bón; thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hàng điện tử, điện thoại di động; gỗ, hóa chất...

Đánh giá về thủ đoạn buôn lậu của các đối tượng trong thời gian qua, đại diện Ban Chỉ đạo 389 TP. Đà Nẵng cho biết, tại địa bàn cảng biển, một số đối tượng lợi dụng việc doanh nghiệp nhập khẩu được phân luồng xanh, các đối tượng đã mở tờ khai nhập khẩu các loại hàng hóa thông thường. Nhưng, khi bị kiểm tra, đã phát hiện là hàng cấm, hàng lậu như cần sa thực vật, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, sản phẩm động vật hoang dã...

Trong khi đó, ở địa phương lân cận là Quảng Nam, mới đây Đội Quản lý thị trường số 2, thuộc Cục Quản lý thị trường Quảng Nam khi kiểm tra một cửa hàng tạp hóa tại TP. Hội An, phát hiện gần 300kg đường cát có nguồn gốc xuất xứ nước ngoài. Chủ tạp hóa đã không xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp lệ.

Trước đó, Đội Quản lý thị trường số 2 cũng đã kiểm tra một cửa hàng chuyên kinh doanh sản phẩm hàng hóa dành cho bà mẹ và trẻ em, phát hiện nhiều hộp sữa bột nhập lậu từ bên ngoài. Tất cả số hàng hóa trên đã bị tịch thu, xử lý theo pháp luật.

Theo số liệu của cơ quan chức năng địa phương, qua 10 tháng của năm 2022, Cục Quản lý thị trường Quảng Nam đã kiểm tra, kiểm soát 733 vụ, phát hiện, xử lý sai phạm hành chính 162 vụ, tổng số tiền xử phạt hơn 313 triệu đồng. Chỉ riêng tháng 10/2022, trong số 77 vụ kiểm tra đã phát hiện 16 vụ vi phạm, chủ yếu tập trung vào một số hành vi như kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không niêm yết hoặc niêm yết giá hàng hóa không rõ ràng…

Kiểm soát chặt thị trường

Nhằm tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm, mới đây UBND TP. Đà Nẵng có văn bản số 5811/UBND-SCT về việc tăng cường công tác điều hành giá các tháng còn lại năm 2022. Theo đó, UBND thành phố yêu cầu Sở Công Thương chỉ đạo, giám sát các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các công ty thương mại đầu mối lớn cung ứng lương thực, thực phẩm và một số hàng hóa thiết yếu trên địa bàn thành phố; tăng cường dự trữ, cung ứng hàng hóa, đảm bảo xuyên suốt, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng.

Trong khi đó, Cục Quản lý thị trường thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về giá, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, không thực hiện niêm yết giá, bán hàng không theo giá niêm yết đối với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về quản lý niêm yết giá đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn thành phố; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra chuyên đề về hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịp cuối năm 2022, trước, trong và sau Tết Nguyên đán năm 2023.

Tương tự, Cục Quản lý thị trường Quảng Nam cũng đồng loạt ra quân kiểm tra thị trường hàng hóa trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán, tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm như kiểm soát hàng tiêu dùng gắn với đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; kiểm tra hàng nhái, hàng giả, không có nguồn gốc xuất xứ…

Theo đại diện Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Quảng Nam, bên cạnh các kế hoạch kiểm tra định kỳ, thời gian qua đơn vị cũng chỉ đạo các đội quản lý thị trường trực thuộc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, kiên quyết không để xảy ra tình trạng găm hàng, đẩy giá, đảm bảo giữ ổn định giá cả các mặt hàng vào dịp cuối năm, nhất là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm.

Bên cạnh đó, trong các mặt hàng cần tăng cường kiểm soát cuối năm thì xăng dầu được xác định là rất quan trọng và mang tính nhạy cảm cao. Qua 10 tháng của năm 2022, Cục Quản lý thị trường Quảng Nam đã tiến hành kiểm tra 73 vụ, xử lý 6 vụ với số tiền gần 70 triệu đồng.

Ngoài các hành vi vi phạm như đóng cửa hoạt động không đúng giờ, không có lý do thì còn có những vi phạm khác như sử dụng người quản lý hoặc nhân viên trực tiếp kinh doanh tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường; vi phạm quy định về niêm yết giá…

Bên cạnh việc tăng cường quản lý thị trường, các cơ quan chức năng ở Đà Nẵng và Quảng Nam cũng chủ động chuẩn bị hàng hóa cho thị trường cuối năm.

Đơn cử, hiện các đơn vị phân phối lớn trên địa bàn TP. Đà Nẵng như siêu thị Co.opmart Đà Nẵng, MM Mega Market, Lotte mart… đã hoàn thành kế hoạch dự trữ nguồn hàng. Trong đó, tại chuỗi hàng thực phẩm Vissan, đối với thị trường Đà Nẵng, trong quý IV/2022, đơn vị đã chuẩn bị nguồn vốn 55 tỷ đồng cho 600 tấn hàng hóa. Với riêng Tết Quý Mão 2023, số lượng nguồn hàng cung ứng cho thị trường là 400 tấn (tương ứng 42 tỷ đồng), tăng 15% về lượng, 12% về số nguồn vốn so với cùng kỳ.

Mặt khác, trước bối cảnh kinh tế còn khó khăn, Tết Nguyên đán năm nay, khả năng người tiêu dùng sẽ thắt chặt chi tiêu. Bởi vậy, đơn vị đã lên kế hoạch thực hiện các chương trình khuyến mại theo hình thức “cuốn chiếu”, cả mặt hàng thực phẩm tươi sống và chế biến.

Bài và ảnh Nghi Lộc

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 35,585 USD lên 3.210,95 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.229,8 USD/oz, tăng 52,24 USD so với đầu phiên.
Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại tòa OXH3 và OXH2 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 16,145 USD lên 3.099,3 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.107,34 USD/oz, tăng 27,94 USD so với đầu phiên.
Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Giá vàng chịu áp lực bởi sự phục hồi của USD trong bối cảnh bạc xanh tăng mạnh khỏi mức thấp nhất trong 6 tháng được ghi nhận vào tuần trước do nhà đầu tư chuyển sang đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn, sau khi chính sách thuế quan của Mỹ làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu và giá gạo hạ theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, so với tháng 12/2024 và cùng kỳ năm trước, CPI lần lượt tăng 1,3% và 3,13%, phản ánh xu hướng tiêu dùng và sức cầu nội địa tiếp tục phục hồi. Nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như nhà ở, y tế, văn hóa – du lịch, hàng tiêu dùng… ghi nhận mức tăng giá tích cực, cho thấy tín hiệu sôi động trở lại của thị trường trong nước.
Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng đã giảm hơn 3%, xóa bỏ mức tăng từ đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Giá vàng thế giới tuần tới: Ổn định ở 3.050 USD/oz hay rơi tự do?

Giá vàng thế giới tuần tới: Ổn định ở 3.050 USD/oz hay rơi tự do?

Sau đợt lao dốc trong tuần, giới đầu tư hiện đang đặt câu hỏi lớn rằng, liệu vàng có thể tìm điểm tựa ổn định quanh 3.050 USD/oz, hay áp lực bán tháo sẽ kéo kim loại quý này rơi tự do về ngưỡng thấp hơn? Các chuyên gia chia rẽ quan điểm, người kỳ vọng phục hồi, kẻ lo ngại điều chỉnh sâu, khiến tuần tới trở thành tâm điểm chú ý của thị trường kim loại quý này.

Triển khai nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 4/4/2025 tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Sáng 4/4: Giá vàng thế giới giảm do hoạt động chốt lời

Sáng 4/4: Giá vàng thế giới giảm do hoạt động chốt lời

Giá vàng thế giới giảm trong bối cảnh các nhà đầu tư chốt lời và bán vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác.
Điểm đến mua sắm vạn trải nghiệm - Lời giải cho thị trường bán lẻ thế hệ mới

Điểm đến mua sắm vạn trải nghiệm - Lời giải cho thị trường bán lẻ thế hệ mới

Trước sự thay đổi của thị trường, các trung tâm thương mại (TTTM) và khu phố thương mại (KPTM) ngày càng khẳng định vai trò tiên phong, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Xu hướng bán lẻ hiện đại tập trung vào các tổ hợp quy mô lớn, tích hợp mua sắm, ẩm thực, giải trí và sự kiện, thu hút lượng khách ổn định. Mô hình này không chỉ tối ưu hóa hoạt động kinh doanh mà còn nâng tầm trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành bán lẻ.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data