Kịch bản nào cho chứng khoán Việt Nam?
![]() | Điểm lại thông tin kinh tế ngày 28/2 |
![]() | Chứng khoán chiều 28/2: VN-Index bất ngờ lao dốc |
Ba cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường ở thời điểm hiện tại là VHM, VIC và VNM đều sụt giảm mạnh. Có thời điểm cả ba mã này đã về mức giá sàn. Kết thúc phiên, VHM giảm 5,6% xuống 87.500 đồng/CP. VIC giảm 2,9% xuống 114.000 đồng/CP. VNM giảm 4,5% xuống 141.100 đồng/CP. Thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 284 triệu CP, trị giá 6.000 tỷ đồng.
![]() |
Ảnh minh họa |
Điểm đáng chú ý là khối ngoại trên thị trường giao dịch không còn giữ được sự tích cực như các phiên trước đây. Theo đó, khối ngoại mua vào 18,4 triệu cổ phiếu, trị giá 819,4 tỷ đồng, trong khi bán ra 27,3 triệu cổ phiếu, trị giá 1.145 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt 8,9 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng đạt 325,6 tỷ đồng.
Cụ thể, trên sàn HoSE, khối ngoại bán ròng trở lại 348,3 tỷ đồng sau 7 phiên mua ròng liên tiếp. Trái lại trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng trở lại 14,9 tỷ đồng sau 2 phiên bán ròng đột biến. Trên sàn UPCoM, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 4 liên tiếp, với giá trị đạt 7,8 tỷ đồng.
Theo bà Đinh Thái Huyền Trang - Trưởng nhóm phân tích Công ty Chứng khoán Artex, sự sụt giảm mạnh của chỉ số VN-Index chủ yếu rơi vào phiên chiều khi hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên không ăn trưa cùng nhau như kế hoạch và đều rời khỏi nơi đàm phán về khách sạn. Ngay sau đó, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ
Donald Trump và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un không đạt được thỏa thuận chung trong cuộc gặp thượng đỉnh lần 2. Rất có thể thông tin này đã tác động tiêu cực đến tâm lý NĐT.
“VHM, VIC và SAB sụt giảm mạnh lấy đi nhiều điểm số nhất của VN-Index. Nhóm VN30 chỉ có duy nhất DHG của Dược Hậu Giang tăng giá. Nhóm ngân hàng, bất động sản, dầu khí đều chứng kiến áp lực bán mạnh khiến thị trường càng thêm ảm đạm. Song, thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 284 triệu cổ phiếu, trị giá 6.000 tỷ đồng”, bà Trang cho biết thêm.
Tuy nhiên, bà Trang cũng cho rằng, phiên giảm điểm ngày 28/2 là nhịp điều chỉnh đã nằm trong dự báo từ các nhận định trước và thông tin vòng đàm phán Mỹ-Triều như chất “xúc tác” làm cho quá trình này diễn ra nhanh hơn. VN-Index sẽ kiểm định lại vùng hỗ trợ quanh MA200 tương đương vùng 950-955 điểm. “Nhà đầu tư chưa nên giải ngân trở lại các cổ phiếu bluechips và quan sát kỹ diễn biến giao dịch lại vùng hỗ trợ trên trước khi có quyết định giải ngân mới”, bà Trang khuyến cáo.
Dưới góc nhìn của mình, ông Bùi Ngọc Tài – Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, thị trường bị rơi mất 25 điểm bắt nguồn từ nhóm cổ phiếu họ nhà VIN thời gian qua đã tăng quá nóng với hơn 20%. Các mã cổ phiếu trước đây tăng nhẹ thì nay cũng điều chỉnh nhẹ, sự điều chỉnh mạnh bên cạnh nhóm họ VIN còn có VCB hay HPG.
Nhận định về xu hướng, ông Tài cho rằng, một hai phiên tới nhiều khả năng TTCK sẽ tiếp tục có sự điều chỉnh, nhất là phiên ngày 1/3 rất có thể sẽ có những thời điểm thị trường sẽ biến động mạnh 20-30 điểm, sau đó thị trường sẽ gặp lực bắt đáy, đi ngang tích lũy và tăng trở lại.
Một số chuyên gia chứng khoán dự báo, phiên ngày 1/3 sẽ là phiên có nhiều mã giảm sàn. Nếu sau đó có lực bắt đáy, thị trường mới có cơ sở tăng điểm trở lại. Còn nếu phiên 1/3, lực bán không mạnh và không có lực bắt đáy, rất có khả năng thị trường sẽ giảm điểm rất sâu. Và nếu không có thanh khoản, thị trường sẽ giằng co và phải cần thời gian từ 2 đến 3 tuần mới có thể tăng điểm trở lại.
Song, một kịch bản khác cũng được đưa ra là nếu phiên ngày 1/3, thị trường “rơi” 40 điểm, thanh khoản 250 đến 300 triệu cổ phiếu thì đây sẽ là phiên bắt đáy. Khi đó tuần tới, rất có thể thị trường sẽ tăng điểm trở lại.
Tin liên quan
Tin khác

Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Áp lực bán mạnh chưa dừng lại, VN-Index tiếp tục rơi gần 80 điểm

Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược
