agribank-vietnam-airlines

Khung pháp lý hoàn chỉnh mở đường cho tài chính số

Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, tuy hết sức khuyến khích khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính số nhưng việc xem xét cấp phép cũng như thanh tra, giám sát cho các loại hình dịch vụ tài chính số mới được thực hiện hết sức chặt chẽ với bộ tiêu chí chi tiết theo luật định.
aa
khung phap ly hoan chinh mo duong cho tai chinh so
Ảnh minh họa

Cuộc sống ngày nay không thể thiếu các dịch vụ trực tuyến. Chúng ta dần làm quen với môi trường trực tuyến: học tập, hội nghị, hội thảo, đọc tin tức, mua sắm, thanh toán các loại hóa đơn dịch vụ, bảo hiểm, chuyển tiền, đặt lịch hẹn khám chữa bệnh và cả quản lý tài chính, tài sản cá nhân, đầu tư,… Trên thực tế, chuyển đổi số đang diễn ra rất nhanh chóng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống.

Từ một chuyến đi nghiên cứu, khảo sát về chuyển đổi số trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng ở Hàn Quốc mới đây do Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) tổ chức, chúng tôi thấy rằng, thực ra hệ thống cơ sở pháp luật cho kinh tế số của Hàn Quốc cũng chỉ mới được xây dựng trong khoảng 6-7 năm trở lại đây. Theo Cơ quan giám sát tài chính Hàn Quốc (FSS), bắt đầu từ tháng 1/2015, Hàn Quốc cho phép chuyển tiền bằng phương thức thanh toán điện tử trả trước, tháng 11/2018 hình thành chuẩn mực thanh toán bằng QR code, tháng 2/2019 ban hành kế hoạch đổi mới sáng tạo hạ tầng thanh toán tài chính, tháng 12/2019 ứng dụng đầy đủ dịch vụ ngân hàng mở open banking và tới tháng 7/2020 ban hành Kế hoạch đổi mới sáng tạo toàn diện tài chính số.

Chỉ trong một thời gian ngắn, Hàn Quốc đã ban hành một loạt các luật làm cơ sở pháp lý để thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Đó là các luật về thanh toán điện tử; kinh doanh tài chính tín dụng đặc biệt; giao dịch ngoại hối; báo cáo và sử dụng thông tin thanh toán tài chính; phương pháp thanh toán;… Đặc biệt, năm 2018 Hàn Quốc đã ban hành Luật về các trường hợp đặc biệt được thiết lập và hoạt động ngân hàng số (Act on Special Cases Concerning Establishment and Operation of Internet-Only Banks), cùng với Luật Ngân hàng (Bank Act), mở đường cho sự ra đời của 3 ngân hàng số là K Bank, Toss Bank và Kakao Bank.

Thực sự khó có thể chuyển đổi số mạnh mẽ ngành tài chính, ngân hàng nếu thiếu các quy định của pháp luật vì mọi thứ đều rất mới mẻ. Cho dù công nghệ có tiên tiến đến đâu, cũng khó tránh khỏi những rủi ro tiềm ẩn cả từ phía người dùng đến nhà cung cấp dịch vụ. Với các hệ thống thanh toán, tín dụng truyền thống đã có hàng trăm năm lịch sử phát triển với quy trình hết sức chặt chẽ, được kiểm chứng và liên tục hoàn thiện, vậy mà vẫn xảy ra những sai sót, kể cả chủ quan cũng như khách quan, sơ ý hay cố ý… Nên với những phương thức, phương pháp hoàn toàn thực hiện trên nền tảng số, chúng ta lại càng phải thận trọng. Sự thận trọng này được các cơ quan quản lý nước bạn đề cao, nhất là khi các nền tảng dữ liệu Open Banking (Standardized Open APIs) thông qua định chế mạng lưới thanh toán liên ngân hàng KFTC (Korea Financial Telecommunication & Clearings Institute) và My Data, đã kết nối và tích hợp hầu hết cơ sở dữ liệu công dân, thông tin tài chính, tài sản, tín dụng, tài khoản ngân hàng cá nhân… trên nền tảng số.

Chính vì vậy, những quy định của pháp luật không chỉ mở ra hướng đi mới trên nền tảng công nghệ mới, mà còn tạo cơ sở pháp luật để thực hiện công tác quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, các định chế tài chính đồng thời bảo đảm lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, tuy hết sức khuyến khích khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính số nhưng việc xem xét cấp phép cũng như thanh tra, giám sát cho các loại hình dịch vụ tài chính số mới được thực hiện hết sức chặt chẽ với bộ tiêu chí chi tiết theo luật định, từ số vốn tối thiểu và phương án huy động, tỷ trọng nắm giữ cổ phần của các pháp nhân, thể nhân tham gia góp vốn, kế hoạch kinh doanh khả thi đáp ứng các chuẩn mực tài chính và kiểm soát nội bộ khắt khe, tiêu chuẩn cán bộ quản lý và nguồn nhân lực theo Luật Quản trị các công ty tài chính (Act on Corporate Governance of Financial Companies), hạ tầng công nghệ, trụ sở và nếu có các nhà đầu tư nước ngoài thì còn thêm các yêu cầu về thông tin nhân thân, chứng minh tài chính…

Đó là chưa kể đến yêu cầu các công ty tham gia góp vốn vào các ngân hàng số (internet-only bank) phải có quá trình 5 năm cuối không vi phạm các luật kinh doanh cơ bản như Luật cạnh tranh công bằng, Luật quản lý thuế hay các luật về tài chính, kinh doanh khác. Các cơ quan quản lý nhà nước của Hàn Quốc sẽ xuống tận doanh nghiệp để kiểm tra thực tế.

Có lẽ nhờ những hệ thống quy định pháp luật chặt chẽ, toàn diện, công tác thanh tra, giám sát thực hiện thường xuyên, nên theo số liệu của Ngân hàng Hàn Quốc (Bank of Korea) năm 2021, bình quân hàng ngày có khoảng 19,81 triệu lượt thanh toán số với giá trị 606,5 tỷ won, tăng tương ứng 36,3% về số lượt và 35% về giá trị so cũng kỳ năm trước; chuyển tiền số đạt bình quân ngày 4,33 triệu lượt với giá trị 504,5 tỷ won, tăng tương ứng 33% và 41,4%, nhưng tất cả đều diễn ra một cách an toàn, minh bạch.

Việt Nam cũng là một quốc gia bắt nhịp rất nhanh với xu hướng chuyển đổi số nền kinh tế. Trong đó lĩnh vực tài chính, ngân hàng đang giữ vị trí tiên phong. Với hơn 188 doanh nghiệp fintech, tổng giá trị của các giao dịch trong lĩnh vực thanh toán số, tài chính cá nhân, tài chính thay thế và cho vay đạt 18 tỷ USD và khoảng gần 40 triệu người sử dụng vào năm 2021 (Statista) và dự kiến sẽ đạt khoảng 25 tỷ USD và trên 70 triệu người sử dụng vào năm 2025, tiềm năng của thị trường là rất lớn. Có lẽ, điều cần nhất để phát triển toàn diện, an toàn lĩnh vực tài chính số, ngân hàng số, chính là sớm có một khung khổ pháp lý hoàn chỉnh.

TS. Trần Văn - ĐBQH khóa XII, XIII, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển kinh tế số

Tin liên quan

Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/4), tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 25-50 đồng so với phiên trước.
Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Trên khắp nẻo đường quê hương núi Ấn - sông Trà, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tập thể NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/4), tỷ giá trung tâm không đổi so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 50-90 đồng so với phiên trước.
Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Hiện ở các ngân hàng, tiền gửi 1 tháng có tính chất linh hoạt, phù hợp với những người thường xuyên có nhu cầu sử dụng tiền gấp, nhưng lãi suất lại cao hơn hẳn so với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán.
UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Ngân hàng UOB của Singapore kì vọng trong thời điểm hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách, với lãi suất tái cấp vốn duy trì ở mức 4,50%.
Bảo hiểm nông nghiệp –  "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Bảo hiểm Agribank (ABIC) đề xuất mô hình bảo hiểm tổng thể cho HTX Quảng Ninh là nội dung mà ABIC đã tham gia Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho HTX sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh HTX tỉnh Quảng Ninh tổ chức chiều ngày 9/4/2025. Hội thảo không chỉ là diễn đàn trao đổi chuyên môn, mà còn là nơi khơi nguồn cho những mô hình thử nghiệm thực tiễn – nhằm tiến tới xây dựng một hệ sinh thái bảo hiểm nông nghiệp bền vững.
Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (11/4), tỷ giá trung tâm giảm 41 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 150-189 đồng so với phiên trước.
Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (10/4), tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 100-320 đồng so với phiên trước.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data