Không thể mãi “giải cứu” nông sản
![]() | Bao giờ mới hết “giải cứu”... dưa hấu! |
![]() | Chung tay hỗ trợ tiêu thụ nông sản |
![]() | Giải cứu thanh long |
Chỉ là giải pháp tình thế
Bộ Công thương cho biết, tính đến cuối tuần qua, Việt Nam đang có 1.758 xe hàng xuất khẩu (chủ yếu là nông sản) tồn ở các cửa khẩu biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc. Riêng tỉnh Lạng Sơn tồn 1.636 xe, trong đó cửa khẩu Hữu Nghị tồn 501 xe, cửa khẩu Tân Thanh tồn 769 xe nông sản, hoa quả chờ xuất khẩu.
Trước tình hình trên, Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương đã liên tục có những cuộc trao đổi, điện đàm với phía Trung Quốc để giải quyết tình trạng nông sản ùn ứ. Từ đó, hai bên Việt - Trung đã đạt được một số thỏa thuận về giao thương qua các cửa khẩu.
![]() |
Ảnh minh họa |
Tại buổi làm việc giữa Bộ NN&PTNT với ông Hùng Ba, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, hai bên thống nhất thiết lập danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu theo “luồng xanh” hưởng quy chế ưu tiên miễn kiểm tra đối với bột sắn, hạt điều, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm... để giảm thời gian thông quan qua cửa khẩu; Thống nhất một số mặt hàng của các doanh nghiệp được chỉ định và công nhận kết quả kiểm dịch đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Đồng thời, hai bên phối hợp tích cực triển khai vận hành “luồng ưu tiên” thông quan, kéo dài thời gian đối với hàng nông sản xuất nhập khẩu từ 07:00 - 22:00 (tương ứng 08:00 - 23:00, giờ Bắc Kinh) qua cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai – Bắc Sơn).
Tương tự, sau điện đàm của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh với Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan Trung Quốc, hai bên cũng đã đạt được một số thỏa thuận tại cửa khẩu Tân Thanh. Cụ thể: Thời gian làm thủ tục thông quan sẽ khôi phục lại như trước đó, buổi sáng bắt đầu từ 08:00 -11:00, buổi chiều từ 12:00 - 16:00 (giờ Việt Nam), hoạt động thông quan tại khu vực trên vào ngày nghỉ cuối tuần cũng được nối lại.
Những thỏa thuận trên có thể nói là rất cần thiết trong bối cảnh hàng nghìn xe nông sản ùn ứ tại cửa khẩu. Song thẳng thắn mà nói, chúng ta cần có các giải pháp để đảm bảo thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu về lâu dài, tránh tình trạng năm này qua năm khác phải “giải cứu” nông sản.
Xuất khẩu chính ngạch mới bền vững
Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, thời gian tới cần đánh giá thế mạnh của từng cửa khẩu với mỗi nhóm nông sản để chỉ đạo điều hành luồng đi khoa học và hợp lý. Ví dụ cần xác định rõ cửa khẩu nào thì xuất khẩu nhóm hàng khô, cửa khẩu nào sẽ xuất nhóm hàng tươi.
Đồng thời, việc thông quan hàng hóa cũng cần tính đến phương án theo mùa vụ, theo tháng, theo quý để định hướng khối lượng luân chuyển hàng hoá phù hợp không chỉ với tín hiệu của thị trường, mà quan trọng là phù hợp với năng lực thông quan và phù hợp với hệ sinh thái và nguồn nhân lực.
Đặc biệt, về phát triển thương mại biên giới, Bộ NN&PTNT đề nghị Trung Quốc thực hiện nhập khẩu trái cây, nông sản, thủy hải sản của Việt Nam qua cặp cửa khẩu song phương Chi Ma (Việt Nam) - Ái Điểm (Trung Quốc); Mở rộng danh mục hàng hóa nông sản xuất nhập khẩu tại ga đường sắt Đồng Đăng - Bằng Tường như đối với cửa khẩu quốc tế đường bộ; Khôi phục việc nhập khẩu mặt hàng thủy hải sản qua cặp cửa khẩu Cốc Nam - Lũng Nghịu trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về công tác phòng chống dịch bệnh.
Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba đề nghị Việt Nam phân luồng giảm sức ép ở cửa khẩu, không tập trung vào một cửa khẩu, tận dụng lợi thế đường sắt ở cửa khẩu Bằng Tường. Thông qua khai thác đường sắt có nhiều ưu thế, sức chứa rất lớn và giá thành lại thấp.
Về nâng cao tính hiệu quả thông quan, Trung Quốc đề xuất các tỉnh biên giới mở rộng sức chứa bến bãi, các dịch vụ logistics; Lái xe tăng cường sử dụng khai báo điện tử để giảm thời gian chờ đợi; Tăng thêm luồng cho phép xe đi vào (ví dụ: Trung Quốc đang áp dụng “3 nhập 3 vào”, Việt Nam “1 nhập 1 vào” vẫn hạn chế).
Đặc biệt, các chuyên gia đều cho rằng, cách thức xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc bền vững nhất là theo đường chính ngạch. Để hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đề nghị Trung Quốc “đặc cách” mở cửa thị trường cho một số mặt hàng nông sản của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này. Đồng thời, đề nghị Trung Quốc khẩn trương hoàn tất các thủ tục pháp lý mở cửa thị trường đối với chanh leo, bơ, bưởi, dừa, na, roi cũng như diện doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào Trung Quốc.
Về mở rộng thị trường, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho hay, Việt Nam đã gửi hồ sơ đáp ứng thủ tục cấp phép một số loại nông sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Hiện do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chưa thể làm việc trực tiếp nhưng Việt Nam mong muốn Trung Quốc có thể gián tiếp trao đổi thông tin qua online, thông qua các hình thức văn bản để cố gắng giải quyết những vấn đề kỹ thuật, đáp ứng mong muốn chung của hai bên.
“Quan trọng nhất là những thủ tục hành chính làm sao được giải quyết nhanh nhất để các nông sản Việt Nam được chính thức vào thị trường Trung Quốc, góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều cũng như thúc đẩy nông nghiệp của hai bên”, Bộ trưởng NN&PTNT nhấn mạnh.
Tin liên quan
Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2
![[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/10/15/10-420250410155228.jpg?rt=20250410155230?250410035943)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD
![[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/06/23/hoang-long20250406235705.jpg?rt=20250406235708?250407061122)
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định
