Không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa
Kịp thời bình ổn thị trường
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, những ngày gần đây TP. Đà Nẵng đã áp dụng nhiều biện pháp siết chặt, để nhanh chóng kiểm soát những chùm lây nhiễm trong cộng đồng. Tuy nhiên, khác với những lần giãn cách xã hội trước, lần giãn cách này trên địa bàn thành phố đã không còn tình trạng người dân đổ xô, chen lấn đến siêu thị để mua hàng về tích trữ. Trong khi đó, về phía chính quyền cũng đang nỗ lực triển khai rất nhiều giải pháp để bình ổn thị trường, đặc biệt không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, xáo trộn trên thị trường.
Tại Đà Nẵng, chợ đầu mối thủy sản Đà Nẵng, cảng cá Thọ Quang và Trung tâm Chế biến gia súc, gia cầm ở Liên Chiểu đã phải tạm dừng hoạt động do liên quan đến các ca nhiễm Covid-19. Đây là những chợ đầu mối, trung tâm chế biến gia súc, gia cầm lớn, hàng ngày cung cấp một lượng lớn thực phẩm ra thị trường. Bởi vậy, việc những nơi này phải tạm ngưng hoạt động, chắc chắn ảnh hưởng nguồn cung trên thị trường. Bên cạnh đó, với việc giãn cách xã hội tại nhiều địa phương lân cận cũng khiến việc cung ứng những hàng hóa lương thực, thực phẩm cho Đà Nẵng gặp không ít khó khăn.
![]() |
TP. Đà Nẵng không để xảy ra tình trạng tăng giá, thiếu hàng tại các siêu thị |
Trước những khó khăn trên, để việc cung ứng lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người dân, chính quyền thành phố, cộng đồng các doanh nghiệp đang phải thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, ngay sau khi chợ đầu mối thủy sản Đà Nẵng, cảng cá Thọ Quang tạm dừng hoạt động, Ban Quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang đang xây dựng phương án cung ứng trực tiếp mặt hàng thủy sản đến các chợ truyền thống và cơ sở bán cá trên địa bàn. Theo đơn vị đã nhanh chóng làm việc trực tiếp, phối hợp với các tiểu thương, đầu mối cung ứng thủy sản, không để thiếu hụt, khan hiếm. Cụ thể, các tiểu thương đã cam kết vận chuyển bằng ô tô các sản phẩm thủy hải sản từ các địa phương về cung ứng cho thị trường thành phố.
Bên cạnh đó, việc cung ứng mặt hàng thủy sản cho thành phố được thực hiện từ các ngư dân đánh bắt ven bờ, người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn. Ngoài ra, một số lượng lớn từ kho đông lạnh của các doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, này đã tạm dừng việc xuất hàng đi nước ngoài mà quay trở lại phục vụ ngay tại thị trường địa phương. Chủ một doanh nghiệp chế biến thủy sản ở phường Thọ Quang (Sơn Trà) cho biết, công ty hiện còn lưu giữ khoảng 25 tấn cá tiếp tục bảo quản trong kho đông lạnh. Chúng tôi sẵn sàng xuất cá trong kho đông lạnh để phục vụ nhu cầu tiêu thụ cá của người dân thành phố. Những nỗ lực này bảo đảm cung ứng mặt hàng thủy sản, không bị đứt gãy phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người dân địa phương.
Bên cạnh, những nỗ lực của cơ quan chức năng, các siêu thị, đơn vị phân phối hàng hóa trên địa bàn Đà Nẵng cũng đang nỗ lực vào cuộc tăng dự trữ hàng hóa, không để xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng. Tại các siêu thị lớn trên địa bàn như, BigC, Mega Market, Co.op Mart và Lotte Mart... người dân mua sắm khá đông, song lượng hàng vẫn rất dồi dào. Trước đó, để bảo đảm cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân, ngành công thương đã làm việc với các doanh nghiệp, đầu mối cung ứng, trung tâm thương mại, siêu thị về tăng cường dự trữ hàng. Hiện các đơn vị đều cam kết tăng từ 3 đến 5 lần lượng hàng dự trữ so với bình thường.
Xử lý nghiêm hành vi thu lợi bất chính
Được biết, đến thời điểm này đã có nhiều siêu thị lớn như, Co.opmart, BigC, Lotte Mart hay Vinmart... và các chợ lớn trên địa bàn đăng ký tham gia cung ứng các mặt hàng thiết yếu với cơ quan chức năng như, gạo, mỳ gói, muối, dầu ăn, thịt các loại, thủy - hải sản, nước đóng chai, khẩu trang sát khuẩn, giấy vệ sinh... Hiện, trên địa bàn TP. Đà Nẵng có 8 trung tâm thương mại, 71 siêu thị tổng hợp, siêu thị chuyên doanh, hơn 400 cửa hàng tiện lợi, 74 chợ truyền thống. Trong đó, một số siêu thị lớn trên địa bàn hiện dự trữ hàng hóa thiết yếu vào khoảng hơn 307 tỷ đồng. Còn tại các chợ truyền thống cũng dự trữ lượng hàng hóa thiết yếu, bên cạnh đó cũng đã tính đến phương án tăng bổ sung tăng nguồn hàng dự trữ. Theo ông Diệp Hoàng Thông Anh - Trưởng Ban quản lý chợ đầu mối Hòa Cường, hiện mỗi ngày có đến 300 đến 350 tấn hàng rau hành, lagim, trái cây về chợ này, đủ đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương.
Trong thời điểm giãn cách xã hội như hiện nay, với số lượng hàng hóa phong phú, cơ quan chức năng của thành phố khuyến nghị người dân không nên tập trung mua quá nhiều vào một chủng loại hàng hóa, tạo nên sự sụt giảm tức thời, ảnh hưởng tới người mua sắm khác. Bà Lê Thị Kim Phương - Giám đốc Sở Công thương TP. Đà Nẵng cho biết, nguồn cung hàng hóa của thành phố rất dồi dào, ổn định, bảo đảm nhu cầu tiêu dùng của người dân toàn thành phố. Các siêu thị, chợ vẫn hoạt động bình thường. Người dân không nên mua tích trữ hàng hóa với số lượng lớn, chỉ nên mua với số lượng đủ dùng nhằm tránh tạo sự đột biến trong mua sắm và gây ra tâm lý hoang mang không đáng có.
Bên cạnh việc chuẩn bị đủ nguồn hàng, các cơ quan chức năng còn tăng cường công tác quản lý thị trường, xử lý nghiêm việc găm hàng, tăng giá... giữa thời điểm “bão dịch” như hiện nay. Theo đó, Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng đã triển khai tuyên truyền đến các đơn vị, hộ kinh doanh lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố về việc tuân thủ các quy định về kinh doanh hàng hóa. Yêu cầu các hộ kinh doanh cam kết niêm yết giá hàng hóa, ký cam kết bán đúng giá niêm yết theo quy định của pháp luật; không tăng giá hàng hóa dịch vụ bất hợp lý; không đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ; không gian lận về giá; không lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa dịch vụ bất hợp lý; không đầu cơ, găm hàng… tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để gom hàng hóa nhằm bán lại thu lợi bất chính.
Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng còn thông báo số điện thoại “đường dây nóng”, để tiếp nhận và xử lý kịp thời thông tin phản ánh về các vấn đề liên quan đến các vi phạm về đầu tư, găm hàng, nâng giá quá mức quy định, niêm yết giá và bán không đúng giá niêm yết đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, khẩu trang y tế, nước rửa tay sát khuẩn, thiết bị y tế và hàng hóa trên địa bàn...
Tin liên quan
Tin khác

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2
![[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/10/15/10-420250410155228.jpg?rt=20250410155230?250410035943)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD
![[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/06/23/hoang-long20250406235705.jpg?rt=20250406235708?250407061122)
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh
