Khi văn bản gây khó hiểu
![]() | Khi xã hội hóa giáo dục bị biến tướng |
![]() | Phó Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh tình trạng lạm thu đầu năm học |
![]() | Sinh khí mới của năm học mới |
Mới đây, trong văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 - 2018 do Bộ GD&ĐT ban hành có câu: “tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa” khiến dư luận và các thầy cô giáo bất ngờ, khó hiểu. Bởi lẽ, câu này được hiểu như một thông điệp phản ảnh triết lý giáo dục thô cứng, học vẹt, khuôn mẫu, thiếu sáng tạo, thậm chí đây được xem như một “mệnh cấm” những phương pháp dạy và học khai mở, sáng tạo, khuyến khích tìm tòi tranh biện trong học tập.
![]() |
Ảnh minh họa |
Nếu đúng vậy, nó đi ngược lại chủ trương, chính sách đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học, định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh mà ngành giáo dục đã, đang hướng tới.
Theo ý kiến của nhiều giáo viên, việc Bộ GD&ĐT nhấn mạnh “tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa” sẽ khiến các giáo viên đứng lớp rơi vào tình thế khó. Một giáo viên dạy môn địa lý cho hay, sách giáo khoa môn địa lý là một trong những sách lạc hậu nhất, nhiều kiến thức đã lỗi thời hàng chục năm, nếu không đưa kiến thức ngoài sách vào dạy cho học sinh thì giáo viên sẽ bị học sinh cười chê vì tầm hiểu biết hạn chế.
Trong khi đó, nhiều giáo viên dạy môn ngữ văn cho rằng, tại sao cấm không dạy kiến thức vượt ra ngoài kiến thức trong sách giáo khoa, trong khi nhiều năm liền đề thi THPT quốc gia môn văn gần đây đều đưa văn bản ngoài sách giáo khoa vào đề thi? Trong trường hợp này, nếu giáo viên không giảng dạy những kiến thức ngoài sách giáo khoa thì học sinh lấy đâu ra tư liệu, tư duy để trả lời câu hỏi và hoàn thành bài thi?!
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, chữ “tuyệt đối” sẽ gây ức chế cho giáo viên, không khuyến khích người dạy nâng cao kiến thức để truyền đạt sao cho phù hợp với năng lực, trình độ của từng cá thể học sinh. Bộ GD&ĐT dùng từ “tuyệt đối” thể hiện sự cứng nhắc, bởi sách giáo khoa là tài liệu còn chương trình mới là pháp lệnh. Nếu thực hiện theo “lệnh cấm” theo văn bản của Bộ GD&ĐT thì sẽ không đổi mới giáo dục, không hướng học sinh đến việc vận dụng kiến thức mà khiến giáo viên và học sinh lại trở về lối dạy và học theo kiểu hàn lâm.
Trước những thắc mắc, băn khoăn của dư luận và các giáo viên về câu chữ khó hiểu kể trên, đại diện Bộ GD&ĐT gần đây cho biết, đây là sự hiểu lầm của nhiều người. Thực tế theo văn bản, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu “bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu”, nghĩa là không hạn chế giáo viên chỉ dạy học với dữ liệu trong sách giáo khoa. Tuy nhiên việc diễn đạt như trên đã gây ra hiểu nhầm là chỉ cho phép giáo viên khai thác sử dụng sách giáo khoa để dạy học. Vì thế, trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ hướng dẫn cụ thể hơn về việc này để các nhà trường, giáo viên, học sinh thực hiện theo đúng tinh thần đổi mới của ngành giáo dục.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
