Khi tình người lan tỏa
Sau nhiều ngày cả nước không xuất hiện ca nhiễm Covid-19 mới trong cộng đồng, thì mới đây Covid-19 lại trở lại Việt Nam với diễn biến rất phức tạp. Dịch bệnh kéo dài đã gây ra nhiều tổn thất và ảnh hưởng nặng nề tới mọi mặt của đời sống xã hội. Thế nhưng, dịch bệnh chỉ có thể tạo ra khoảng cách về địa lý chứ không ngăn được sự gắn kết của tình người.
![]() |
ATM gạo miễn phí góp phần lan tỏa lòng tốt |
Mô hình cây “ATM gạo” cứu đói trở thành mô hình sáng, được nhân rộng trên nhiều tỉnh thành, những siêu thị đặc biệt “0 đồng”, những chiếc khẩu trang miễn phí được trao tay, lá thư thăm hỏi, động viên được gửi vào “tâm dịch” hay mới đây nhất là sự xuất hiện của cây “ATM khẩu trang” (số 204B, Vườn Lài, Tân Phú, TP. HCM) đã cho thấy được sự lan tỏa của những câu chuyện tình người xúc động.
Được biết, người sáng chế ra cây “ATM khẩu trang” là anh Hoàng Tuấn Anh (35 tuổi), đồng thời cũng là “cha đẻ” của cây “ATM gạo” cứu đói. Mặc dù chính công việc và đời sống của anh cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch bệnh, thế nhưng bằng sự cảm thông, thấu hiểu với những tổn thất của người dân, anh đã sáng chế ra mô hình mới này giúp kết nối những tấm lòng hảo tâm cùng chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, để người dân có khẩu trang đeo phòng dịch bệnh. Những hành động, nghĩa cử của anh xuất phát từ trái tim của một người luôn biết quan tâm, chia sẻ, lo lắng cho sức khỏe của cộng đồng.
Dịch bệnh không phải là điều đáng sợ nhất. Điều đáng sợ nhất là sự vô cảm trước khó khăn của người khác. Nếu mô hình “ATM khẩu trang” được triển khai, nhưng lại không có sự đồng lòng giúp sức của các nhà hảo tâm, liệu nó có thành công hay không? Hay nếu ai cũng muốn được nhận khẩu trang miễn phí nhiều lần, thử hỏi có còn những chiếc khẩu trang đến tay người thật sự thiếu và cần chúng? Lòng tốt, tình người là điều thật sự quan trọng và ý nghĩa trong mọi thời, mọi hoàn cảnh.
Yêu thương sinh ra sức mạnh và yêu thương cũng truyền lan sức mạnh. “Nhường cơm sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách” vốn là truyền thống từ bao đời của dân tộc ta. Mỗi khi có can qua, tinh thần tương thân tương ái đó lại được đánh thức. Chính sự đùm bọc, đoàn kết, chung sức đồng lòng ấy mà dân ta đã làm nên biết bao chiến thắng vẻ vang trước quân xâm lược, khắc phục hậu quả của chiến tranh, vượt qua nhiều đợt thiên tai và mất mát. Từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi tới miền ngược, ở đâu chúng ta cũng dễ dàng thấy những việc thiện nguyện, vô tư, sẵn sàng vì cộng đồng. Để rồi ngày hôm nay, một lần nữa chúng ta lại thấy được tình yêu, sự sẻ chia của đồng bào mình trong quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh với tinh thần “Không một ai bị bỏ lại phía sau”. Đó là truyền thống quý báu được tiếp nối từ nhiều đời qua.
Thế nhưng, trong khi cả nước đang “gồng mình” chống dịch thì vẫn có những người còn vô cảm, thiếu trách nhiệm, trốn cách ly hay đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, trục lợi trên chính nỗi sợ hãi, hoang mang của người dân. Những hành động này cần phải loại trừ, lên án, để những việc làm tốt được lan tỏa, nhân rộng trong cộng đồng. Điều tốt và xấu vẫn luôn song song tồn tại. Chính trong màn đen của cái xấu, ánh sáng cái đẹp mới thực sự được lan tỏa. Dịch bệnh sẽ qua đi, nhưng tình người thì còn mãi.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
