agribank-vietnam-airlines

Khát vọng nâng tầm giá trị sâm Việt

Mai Quỳnh
Mai Quỳnh  - 
Sâm xưa nay vốn được xem là một giống thuốc quý, có tác dụng chữa trị bệnh vô cùng hiệu quả được dùng nhiều trong Đông y. Tuy nhiên, giá thành sâm ở Việt Nam vẫn còn cao, đối tượng khách hàng vẫn chủ yếu dành cho giới người giàu. Trong khi với một nước 100 triệu dân như Việt Nam, thị trường dành cho các phân khúc khách hàng, nhất là những người nghèo chưa có điều kiện tiếp cận nhiều với loài thuốc mang giá trị cao này, còn vô cùng rộng mở.
aa
khat vong nang tam gia tri sam viet
Logo của Dự án sâm Lộc Hoàng An.

Với ý tưởng, khát vọng đưa sâm Việt Nam trở thành một thương hiệu mang tầm quốc gia, với nhiều chủng loại sản phẩm phong phú, phù hợp với túi tiền của các phân khúc khách hàng, ông Đinh Văn Hiến, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Dknec - một tập đoàn hàng đầu về tự động hóa, bỗng nhiên chuyển hướng, dồn tâm sức khởi nghiệp thêm một dự án trẻ ra đời mang tên Công ty CP Sâm Lộc Hoàng An (Quỳnh Lộc, Hoàng Mai, Nghệ An).

Điều gì đã thôi thúc ông có ý tưởng táo bạo và khát vọng chinh phục mãnh liệt một Dự án mới mẻ nhưng không ít rủi ro như vậy, khi mà giờ đây, với những gì đang sở hữu, ông đã có thể an nhàn thảnh thơi chơi golf và giao du cùng bè bạn?

Trước câu hỏi bất ngờ của tôi, ông không trả lời ngay mà trải ánh mắt phiêu diêu về cánh đồng sâm đang mùa hoa nở rộ, trong tiết trời hạ rớt nồng nã. Nâng niu, ngắm nghía từng cánh hoa sâm Bố Chính hồng tươi, mỏng manh yếu ớt nhưng đầy nội lực, kiên cường vượt qua gió Lào khắc nghiệt bỏng rát, vẻ như vừa độc thoại lại vừa như đối thoại, giọng bình thản, an nhiên, ông chia sẻ: Quả thực đến lúc này tôi cũng không nghĩ là mình lại dấn thân vào một lĩnh vực khác hoàn toàn với chuyên môn, sở trường vốn có của mình như vậy. Nhưng cuộc sống vốn là sự sắp đặt của những ngẫu nhiên và cơ duyên...

khat vong nang tam gia tri sam viet
Chủ tịch Đinh Văn Hiến (đứng bên phải ngoài cùng) đang cùng anh em trao đổi về vườn sâm ở Quỳnh Lộc, Hoàng Mai, Nghệ An.

Cách đây chừng một năm, Chủ tịch Đinh Văn Hiến nhớ lại, tình cờ trong câu chuyện với người cháu họ là Đinh Đức Anh mới tốt nghiệp Đại học Nông lâm. Khi nghe cậu ấy kể về những cánh đồng sâm Bố Chính trồng ở Thái Nguyên đang rất được người dân đầu tư chăm sóc bởi giá trị kinh tế mà nó mang lại. Bỗng nhiên, từ tiềm thức, tôi nhớ ngay đến bà ngoại, người trồng sâm đầu tiên ở Quỳnh Lộc, Hoàng Mai, Nghệ An quê tôi. Thời đó, tôi chừng 9, 10 tuổi, mỗi khi đi học về là thấy bà đang lúi húi với vườn sâm của mình. Tôi còn nhớ, bà trồng cả sâm hành (chuyên làm thuốc), và sâm Bố chính (có củ giống như nhân sâm bây giờ)...

Từ câu chuyện của cháu Đức Anh đến hồi ức về vườn sâm của bà ngoại, trong tôi dấy lên một thôi thúc mãnh liệt, rằng, mình cần phải làm một cái gì đó có ích cho gia đình, dòng tộc, quê hương, đất nước... Đó cũng là cách để tri ân, tưởng nhớ bà ngoại tần tảo, thương yêu của mình.

Vâng! Thật là một cơ duyên tuyệt vời. Ông có thể chia sẻ thêm về dự định, khát vọng của mình?

Là người đi nhiều và đã từng nhiều lần đến Hàn Quốc và Nhật Bản, Trung Quốc, nơi được cho là vương quốc về sâm. Ở đấy, tôi thấy người dân họ sống rất thọ, trong đó, sâm có vai trò rất quan trọng. Đặc biệt ở đất nước Hàn Quốc với dân số 47 triệu dân, hầu hết mọi người dùng sâm như một thức ăn bình thường hàng ngày. Nhất là Kim Chi - một món ăn thông dụng mà trong đó, thành phần sâm chiếm một tỷ lệ không nhỏ.

Trong khi ở Việt Nam, mặc dù gần đây, sâm được du nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều cả về số lượng lẫn chủng loại nhưng sâm vẫn đang được xếp vào mặt hàng quý và đắt đỏ. Điều bất cập là những người giàu, có tiền, họ lại có nhiều lựa chọn nên nhu cầu tiêu thụ sâm cũng giảm đi, trong khi đa số những người nghèo muốn dùng thì lại không có tiền.

Rõ ràng, đã đến lúc cần phải có sự dịch chuyển nhu cầu, phân khúc khách hàng từ người giàu sang người nghèo. Muốn vậy, trước tiên, phải làm sao để có thể đa dạng hoá các sản phẩm sâm với giá cả hợp lý hơn, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng hơn. Tôi bỗng nhận ra, đây không chỉ là sứ mệnh mà còn là cơ hội để mình có dịp thử sức chinh phục sang một lĩnh vực mới.

Công ty cổ phần sâm Lộc Hoàng An được thành lập chính là từ cơ duyên gặp gỡ đến ý tưởng khởi nghiệp như thế. Ở đây, Lộc Hoàng An là thương hiệu chính. Các nhãn hiệu riêng biệt sẽ được thêm vào cái đuôi. Ví dụ như sâm Bố Chính thì được gọi là sâm Lộc Hoàng An Bố Chính, hay sâm Ngọc Linh thì được gọi là sâm Lộc Hoàng An Ngọc Linh.

Thông thường, khi bắt đầu khởi nghiệp, người ta đặt ra rất nhiều kỳ vọng về tính khả thi của nó. Với dự án sâm Lộc Hoàng An của ông thì sao, cơ sở nào để ông có thể tự tin về tương lai sáng lạn của nó?

Cùng với Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam ta cũng có rất nhiều giống sâm quý, có thể kể đến hàng chục, thậm chí là hàng trăm loại được trồng ở nhiều vùng miền trên khắp cả nước với các thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu khác nhau. Trong đó, có thể kể tên một số giống sâm quý và được sử dụng phổ biến như: sâm Ngọc Linh, sâm Bố Chính, sâm Đương Quy, sâm Quy Đá, sâm Cau, sâm Đại Hành, Đẳng sâm rừng, Thổ Hào sâm, Sa sâm, Huyền sâm…

Dựa vào những đặc điểm và lợi thế như trên, nên ngay khi bắt đầu khởi nghiệp, tôi đã cho anh em đi tìm hiểu, nghiên cứu, triển khai, dựa trên sự quý hoạch về vùng trồng, thổ nhưỡng, khí hậu, đặc điểm giá trị của từng loại sâm (emzim, vitamin...), cũng như tìm hiểu thị phần của từng loại sâm như thế nào, thị trường đã phát triển đến đâu, để từ đó lập dự án khả thi nhất.

Từ lợi thế ban đầu về nguyên liệu (khu trồng, thổ nhưỡng...), tôi nghĩ, câu chuyện sâm có thể làm lớn hơn được vì chúng tôi đã có hạ tầng về các loại hệ sinh thái như: chế biến, thị trường,... Ví như, chúng tôi có thể tận dụng 6 nhà máy bia mà mình đang sở hữu và vận hành để có thể sản xuất, chế biến ra các sản phẩm nước sâm uống khác nhau, mà không cần phải đầu tư nhà máy riêng cho nó, giúp giảm chi phí ban đầu. Chưa kể, chuỗi nhà hàng, siêu thị, cùng với đội ngũ 30 ngàn taxi Mai Linh mà chúng tôi đã ký hợp tác chiến lược nên thị trường đầu ra rất nhiều.

khat vong nang tam gia tri sam viet
Các kỹ sư nông lâm đang khảo sát, phân tích về tiến độ sinh trưởng của sâm Lộc Hoàng An Bố Chính.

Tính đến nay, tôi và các anh em cũng đã setup được 5 vườn sâm khác nhau, trồng rải rác trên cả nước, nơi có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp. Do giống sâm Ngọc Linh đang quá đắt, đặc biệt phải trồng ở xứ lạnh, nên bước đầu Công ty chúng tôi sẽ lấy giống Sâm Bố Chính của Thái Nguyên để trồng trước ở những nơi có thổ nhưỡng phù hợp hơn. Sau đó, có thể đẩy lên ở mức cao hơn, sâm sẽ được trồng trải khắp 60 tỉnh thành.

Hiện một số vườn ở Thái Nguyên, Nghệ An đã có củ khá to, chỉ mấy tháng nữa thôi, hứa hẹn sẽ cho một mùa thu hoạch khả quan. Dự kiến trong tương lai gần, nó sẽ trở thành một thương hiệu với những sản phẩm đa dạng không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước mà còn vươn tầm xuất khẩu ra thế giới, đồng thời giúp tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động.

Mặc dù, đây mới chỉ là một sự bắt đầu, sự khởi động để khởi nghiệp kỳ lân tạo đà cho những bước phát triển tiếp theo, nhưng với những lợi thế có sẵn, cùng với đam mê, nỗ lực, sự quyết tâm vì mục tiêu, sứ mệnh cao cả của mình, tôi rất tin, dự án sâm Lộc Hoàng An sẽ sớm có mặt trên thị trường, không chỉ trong nước mà còn vươn tầm ra thế giới. Không chỉ góp phần phát triển giống sâm tuyệt vời của dân tộc mà còn đưa sâm Lộc Hoàng An trở thành một thương hiệu quốc gia, không thua kém các sản phẩm sâm Hàn Quốc, Nhật Bản,Trung Quốc... đang lưu hành trên thị trường hiện nay...

khat vong nang tam gia tri sam viet
Ông Đinh Đại xã Quỳnh Lộc, Hoàng Mai, Nghệ An đang thăm vườn sâm được 6 tháng tuổi của mình

Nắng đã trải về chiều mà câu chuyện của chúng tôi tưởng như không dứt. Nhấp một ngụm chè được hãm từ hoa sâm Bố Chính đã phơi khô, tôi cảm thấy một dư vị thanh ngọt dịu tan trong cổ họng.

Bất giác, hình ảnh cái logo độc đáo của Tập đoàn Lộc Hoàng An hiện lên trong tâm trí. Đặc biệt, hình ảnh hai củ sâm được cách điệu như hai chàng trai và cô gái tượng trưng cho sự kết tinh của đất trời, âm dương hoà hợp. Mà theo cách lý giải của Chủ tịch Đinh Văn Hiến thì logo đó ẩn chứa nhiều thông điệp và kỳ vọng, đặc biệt làm làm sao để mang năng lượng của đất trời gửi vào linh hồn sức khoẻ tâm thân của từng người thông qua những sản phẩm sâm mà chúng tôi sẽ cho ra đời trong tương lai gần nhất. Vì một khi, mỗi chúng ta khoẻ thì cả một dân tộc khoẻ. Cả dân tộc khoẻ thì sẽ góp phần làm cho đất nước trở nên mạnh khoẻ, hùng cường hơn! Chủ tịch Hiến khoát tay quả quyết.

Mai Quỳnh

Tin liên quan

Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Việt Nam đang từng bước định hình thị trường carbon nội địa, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong diễn đàn Thị trường Carbon Việt Nam năm 2025 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đưa ra đề xuất cho phép doanh nghiệp được mua đến 30% tín chỉ carbon trên tổng hạn ngạch phát thải để bù trừ. Đây là một bước điều chỉnh mạnh mẽ so với mức 10% như dự thảo ban đầu, được kỳ vọng tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh một cách linh hoạt và khả thi hơn.
TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa yêu cầu Hội Nông dân thành phố tổ chức tập huấn, tuyên truyền sâu rộng đến hội viên nhằm mục tiêu thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Theo đó, xây dựng, nhân rộng sản xuất “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh”, nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất của người dân nông thôn.
Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua "xanh", các hợp tác xã Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải thay đổi tư duy, chuyển đổi mô hình sản xuất và nắm bắt cơ hội từ kinh tế xanh.
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong tháng 3/2025 ước đạt 6,14 tỷ USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu cả quý I lên 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức, việc đẩy mạnh đầu tư công trở thành một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. “Tại Kon Tum, tỉnh miền núi Tây Nguyên, công tác này đang được nỗ lực thực hiện với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số vào năm 2025”.
Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt 16.794 tỷ đồng với 269.415 khách hàng đang vay vốn, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội chiếm trên 99,9%, với sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Những ngày đầu tháng Tư, không khí lao động tại nhiều địa phương ven biển tỉnh Thanh Hóa như TP. Sầm Sơn, huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Hậu Lộc… trở nên nhộn nhịp khi ngư dân bước vào mùa đánh bắt cá trích. Đây được xem là thời điểm mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con vùng biển.
Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú dự và phát biểu tại buổi làm việc.
Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025.
Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data