agribank-vietnam-airlines

Khai thác "mỏ vàng" livestream bán hàng online

Hải Yến
Hải Yến  - 
Đầu tháng 6, hợp tác xã (HTX) Noọng Piêu ở xã Phiêng Khoài (Yên Châu, Sơn La) tổ chức livestream (quay video và phát trực tiếp trên mạng xã hội) để bán mận hậu. Kết quả sau 30 phút livestream, đã chốt được hơn 200 đơn hàng, bán được hơn 1 tấn mận. Bà Bùi Phương Thanh, Giám đốc HTX Noọng Piêu cho biết, khi tài khoản mạng xã hội TikTok của HTX phát trực tiếp trên mạng hình ảnh những trái mận chín đỏ trong khu vườn hơn 50ha, nhiều khách hàng đã đặt mua 5-10kg, có người mua mấy chục kg.
aa
Chốt đơn tiền tỷ

Hay thông tin vừa qua, UBND tỉnh Bắc Giang đã quy tụ được hơn 40 người có ảnh hưởng (KOL) trên nền tảng TikTok thực hiện livestream quảng bá, bán một số sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh như vải thiều, mỳ Chũ, tương La, đông trùng hạ thảo…

Theo thống kê, trong vòng 4 tiếng, các nhà sáng tạo nội dung đã thực hiện 26 phiên livestream, thu hút tổng cộng gần 1,7 triệu lượt xem; 5.182 đơn hàng đã được chốt với tổng doanh thu 1,2 tỷ đồng, trong đó bao gồm 23 tấn vải thiều. Ngoài ra, mỳ Chũ và thịt gác bếp đã hết hàng chỉ sau 10 phút livestream. Những dẫn chứng trên một lần nữa cho thấy việc bán hàng trên các nền tảng số hiệu quả như thế nào. Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), ngoài những kênh phân phối truyền thống, trong thời gian gần đây và trong tương lai, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng nhiều các nền tảng thương mại điện tử để giao dịch, mua bán nông sản.

Khai thác

Tại Việt Nam, việc livestream bán hàng cũng đang có những bước phát triển nhanh chóng. Hiện nay, trong các sự kiện hội chợ, phiên chợ… của Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức đã thí điểm các phiên livestream song song cùng các sự kiện trực tiếp và bước đầu đã thu được kết quả khả quan, thậm chí có những mặt hàng trên livestream có doanh số tăng đột biến như vải tươi, vải sấy dẻo, trà…

“Trung tâm cũng đã ký biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Sunwah Hong Kong, Hiệp hội xuất nhập khẩu Quảng Đông (Trung Quốc) phối hợp để lập các gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc để livestream trực tiếp bán nông sản Việt Nam đạt đủ điều kiện xuất khẩu”, ông Tiến cho biết.

Trong khi đó, ông Bùi Cao Học, CEO & Founder Công ty TNHH Công nghệ CloudGO khẳng định: “Sau đại dịch COVID-19, hành vi tiêu dùng của khách hàng đã thay đổi, vì vậy, mỗi doanh nghiệp nên thiết kế lại hoạt động phù hợp với hành vi tiêu dùng”.

Đòi hỏi chất lượng khắt khe

Tự nhận bản thân là người cổ hủ, khó thay đổi hành vi tiêu dùng, song ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh đánh giá, xu hướng tiêu dùng online là không thể không đảo ngược.

Trên thực tế, theo thống kê từ Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) về thị phần của các sàn thương mại điện tử Việt Nam trong quý I/2023, Shopee có doanh thu dẫn đầu với 24.700 tỷ đồng; Lazada đạt 7.500 tỷ đồng, Tiktok Shop đạt 6.000 tỷ đồng. Phân khúc giá 100.000 - 500.000 đồng/sản phẩm đem lại doanh thu cao nhất ở tất cả các sàn thương mại điện tử với tỷ trọng.

Bởi vậy theo các chuyên gia các doanh nghiệp cần phải nắm bắt được xu hướng kinh doanh thương mại điện tử, nhưng với quan điểm là đón đầu để tạo lợi thế cạnh tranh, tạo ra nguồn khách hàng mới, từ đó phát triển hoạt động kinh doanh.

Tuy vậy, để hỗ trợ kênh online, ông Nguyễn Minh Tiến cho rằng, cơ quan chức năng cũng cần xây dựng hệ thống logistics cho nông sản. Các trung tâm logistics của Việt Nam hiện còn manh mún và đầu tư tự phát dựa trên nhu cầu của một số nhóm khách hàng, chưa có tính kết nối. Hiện chi phí logistics còn cao và các doanh nghiệp (đa số là vừa và nhỏ) không đủ điều kiện thuê trọn gói dịch vụ logistics; công nghệ bảo quản hạn chế nên nông sản đến tay người tiêu dùng không được đảm bảo chất lượng. Vì vậy, cần xây dựng hệ thống logistics chuyên biệt về nông sản để giảm thiểu chi phí, đảm bảo chất lượng nông sản trong cả chuỗi cung ứng.

Mặt khác, hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam đòi hỏi cao hơn đối với các sản phẩm. Theo đó, sản phẩm ngoài tiêu chí an toàn, còn phải sản xuất bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Đây là hướng đi không thể đảo ngược. Theo bà Trịnh Nguyễn Ngọc Linh, Quản lý cấp cao Dự án Intage Việt Nam, khảo sát hành vi tiêu dùng ở 2 thành phố lớn là TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh cho thấy, 95% người tiêu dùng có nhận biết về tiêu dùng xanh, người tiêu dùng luôn ưu tiên các giá trị trực tiếp được thụ hưởng như an toàn, sức khỏe và tiết kiệm.

Theo đó, nhờ vào danh mục sản phẩm thân thiện với môi trường, doanh nghiệp và nhà bán lẻ có thể kỳ vọng ở gia tăng doanh số từ việc người tiêu dùng có thể mua thường xuyên hơn. “Tần suất hoạt động trên mạng xã hội cho thấy, thế hệ Gen Z thể hiện sự ủng hộ da dạng và tích cực cho các hoạt động của nhãn hàng trên các nền tảng mạng xã hội, trong khi đó Gen Y ủng hộ bằng hành động thực tế hơn, mua hàng nhiều hơn và thường xuyên hơn”, bà Linh chia sẻ.

Hải Yến

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 16,480 USD xuống 3.221,45 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.245,41 USD/oz, tăng 0,81 USD so với đầu phiên.
Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Các chuyên gia và nhà đầu tư cùng chung nhận định rằng căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính hỗ trợ kim loại quý. Thị trường đang báo hiệu rằng vàng là tài sản dẫn đầu trong thời kỳ bất định phía trước.
Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 35,585 USD lên 3.210,95 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.229,8 USD/oz, tăng 52,24 USD so với đầu phiên.
Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại tòa OXH3 và OXH2 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Từ 15h chiều 10/4, giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm sâu, đánh dấu lần hạ thứ ba liên tiếp trong vòng một tháng. Xăng RON 95-III - mặt hàng phổ biến nhất trên thị trường - giảm mạnh 1,710 đồng, còn 19,200 đồng/lít, mức thấp nhất kể từ năm 2021. Cùng lúc, các mặt hàng dầu cũng đồng loạt hạ 1,120 - 1,320 đồng mỗi lít. Đợt điều chỉnh phản ánh xu hướng giảm giá nhiên liệu toàn cầu và tạo dư địa hỗ trợ chi phí đầu vào cho sản xuất, vận tải và tiêu dùng trong nước.
Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 16,145 USD lên 3.099,3 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.107,34 USD/oz, tăng 27,94 USD so với đầu phiên.
Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 0,415 USD xuống 2.981,8 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.995,7 USD/oz, tăng 5,4 USD so với đầu phiên.
Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Giá vàng chịu áp lực bởi sự phục hồi của USD trong bối cảnh bạc xanh tăng mạnh khỏi mức thấp nhất trong 6 tháng được ghi nhận vào tuần trước do nhà đầu tư chuyển sang đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn, sau khi chính sách thuế quan của Mỹ làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu và giá gạo hạ theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, so với tháng 12/2024 và cùng kỳ năm trước, CPI lần lượt tăng 1,3% và 3,13%, phản ánh xu hướng tiêu dùng và sức cầu nội địa tiếp tục phục hồi. Nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như nhà ở, y tế, văn hóa – du lịch, hàng tiêu dùng… ghi nhận mức tăng giá tích cực, cho thấy tín hiệu sôi động trở lại của thị trường trong nước.
Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng đã giảm hơn 3%, xóa bỏ mức tăng từ đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data