agribank-vietnam-airlines

Kết nối, phát triển hệ sinh thái để thúc đẩy chuyển đổi số

Lê Đỗ - Hoàng Giáp
Lê Đỗ - Hoàng Giáp  - 
Chúng ta không thể nói đến chuyển đổi số nếu không có sự kết nối, tích hợp và phát triển hệ sinh thái số. Đây là nhận định được Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh trong phát biểu khai mạc Hội thảo: “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” chiều ngày 8/5 - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức trong chuỗi sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024.
aa

“Nói đến sự kết nối thì chúng ta phải có nền tảng, phải có công nghệ, phải có giải pháp, phải có các nhà tích hợp. Và vào buổi chiều hôm nay, chúng ta nhìn thấy diễn giả đại diện từ Fidelity, Google, IBM, SAP… hay đại diện các công ty nổi tiếng của Việt Nam trong lĩnh vực này như FPT IS, MK Group,… cũng như rất nhiều các đơn vị khác đang có mặt ở đây. Chúng tôi hy vọng sẽ được nghe những kiến thức hết sức quý báu về câu chuyện giúp cho ngành Ngân hàng mở rộng kết nối và xây dựng hệ sinh thái”, Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng nói.

Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng phát biểu tại hội thảo
Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng phát biểu tại hội thảo

Thanh toán không tiền mặt bùng nổ

Chia sẻ tại hội thảo, ông Stephen Peters, Giám đốc Giải pháp thanh toán toàn cầu công ty Fidelity (FIS Global) cho biết, ước tính tốc độ tăng trưởng toàn cầu trong các giao dịch không dùng tiền mặt sẽ tăng với tốc độ CAGR 15% cho đến năm 2027. Riêng năm 2023, ví điện tử chiếm 50% thanh toán eCom và 30% thanh toán POS, và dự kiến ví điện tử sẽ phương thức thanh toán phát triển nhanh nhất để đạt giá trị 25 nghìn tỷ USD vào năm 2027.

Kết nối, phát triển hệ sinh thái để thúc đẩy chuyển đổi số

Tại Việt Nam cũng có xu hướng khá tương đồng. Theo báo cáo thanh toán toàn cầu (Wolrdpay) năm 2024, ví điện tử là phương thức thanh toán eCom hàng đầu với tỷ lệ 36%, tiếp đó là 31% thanh toán POS trong năm 2023 và dự kiến sẽ tăng lên 49% (thanh toán eCom) và 50% (thanh toán POS) vào năm 2027. Trong khi đó, việc sử dụng tiền mặt và thanh toán thẻ đang ngày càng giảm (cho cả tín dụng và ghi nợ).

Ông Stephen Peters, Giám đốc Giải pháp thanh toán toàn cầu công ty Fidelity
Ông Stephen Peters, Giám đốc Giải pháp thanh toán toàn cầu công ty Fidelity

Thanh toán từ tài khoản đến tài khoản (A2A) cũng đang tăng trưởng nhanh chóng. Ông Stephen Peters cho biết, mặc dù phương thức A2A gặp khó khăn trong việc thay thế thẻ ở các thị trường sử dụng nhiều thẻ như Anh và Mỹ nhưng ở nhiều thị trường khác, người bán thường ưa chuộng các phương thức thanh toán chi phí thấp hơn như A2A. Tại Việt Nam, tỷ lệ thanh toán theo A2A năm 2023 là 20%.

Cùng với đó, những xu hướng thanh toán mới đầy tiềm năng khác cũng đang xuất hiện. Một trong số đó là thanh toán sinh trắc học (Biometric Pay). Công nghệ này sử dụng các đặc điểm sinh học độc đáo của mỗi cá nhân, như vân tay, khuôn mặt, mống mắt hoặc lòng bàn tay để xác thực danh tính và hoàn tất thanh toán. Người bán sẽ được hưởng lợi từ việc rút ngắn thời gian chờ thanh toán, nâng cao mức độ bảo mật cho người tiêu dùng.

Trên thế giới, Nhật Bản là quốc gia tiên phong trong việc sử dụng công nghệ thanh toán Biometric Pay. Các hệ thống thanh toán sử dụng vân tay và khuôn mặt đã được triển khai rộng rãi tại các cửa hàng, nhà hàng, máy ATM và trung tâm mua sắm ở Nhật Bản. Trung Quốc cũng đang trở thành một thị trường lớn cho Biometric Pay với hàng triệu người sử dụng mỗi ngày thông qua các ứng dụng thanh toán di động như Alipay, WeChat Pay, Union Pay…

Thanh toán sinh trắc học: Dư địa lớn

Theo ông Đặng Thành Tuân, Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ EPAY, hiện nay xu hướng giao dịch trực tuyến tăng cao, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm đến việc bảo vệ thông tin cá nhân và tài chính, do đó họ ngày càng ưa chuộng các phương thức thanh toán an toàn hơn như thanh toán sinh trắc học. Chính vì thế Quyết định 2345/QĐ-NHNN do Thống đốc NHNN ban hành ngày 18/12/2023 là một văn bản quan trọng nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ nhận diện sinh trắc học trong lĩnh vực thanh toán tại Việt Nam.

Ông Đặng Thành Tuân, Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ EPAY
Ông Đặng Thành Tuân, Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ EPAY

Vị này cho biết, chuỗi cửa hàng GS25 mới đây đã bắt đầu triển khai phương thức thanh toán bằng nhận diện khuôn mặt - FacePay. Bên cạnh đó một số đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính lớn đang hỗ trợ thanh toán bằng vân tay tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị và nhà hàng. Một số ngân hàng cũng đang triển khai thanh toán sinh trắc học cho các giao dịch ngân hàng bao gồm, rút tiền ATM bằng vân tay, chuyển khoản bằng xác thực khuôn mặt…

Tuy nhiên, hiện những hình thức hỗ trợ thanh toán như vậy (bằng vân tay, khuôn mặt) tại Việt Nam hiện chưa được xác thực, định danh với hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về Dân cư, nên tồn tại các nguy cơ cho bản thân chuỗi thanh toán, ngân hàng và người dùng.

Với nhu cầu lớn từ việc kiến tạo nên một hình thức thanh toán hoàn toàn mới - thanh toán sinh trắc học, ứng dụng xác thực định danh, công ty EPAY mang đến những đề xuất giải pháp toàn diện từ thiết bị xác thực, cho đến các giải pháp công nghệ xác thực, nhận diện chính xác, hỗ trợ thanh toán nhanh, tiện lợi và an toàn, thông qua: Khuôn mặt, vân tay, lòng bàn tay, mống mắt,…

EPAY là một trong đơn vị được Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cấp giấy chứng nhận là đơn vị được cung cấp sản phẩm, dịch vụ xác thực CCCD gắn chip theo Quyết định số 3103 ngày 31/3/2023, đồng thời được NHNN cấp giấy phép cung ứng 4/6 dịch vụ Trung gian thanh toán theo Quyết định số 54 ngày 24/5/2019. Công ty đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thanh toán Biometric Pay và sẽ sớm được đưa vào sử dụng tại các cửa hàng, mang tới cho người tiêu dùng trải nghiệm thanh toán nhanh chóng.

Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ này vẫn còn một số thách thức như khung pháp lý về Biometric Pay tại Việt Nam còn chưa hoàn thiện, cần có quy định rõ ràng về việc thu thập, lưu trữ và sử dụng dữ liệu sinh trắc học để đảm bảo quyền riêng tư của khách hàng là một vấn đề quan trọng cần được xem xét và giải quyết. Bên cạnh đó, việc thay đổi nhận thức của người dùng, làm quen với những thói quen thanh toán mới cũng là một thách thức cần được nhìn nhận, để đưa thanh toán bằng sinh trắc học trở thành một xu hướng mới, hiện đại tại Việt Nam.

Để giải quyết những thách thức này cần có sự chung tay của các bên liên quan trong hoàn thiện khung pháp lý về Biometric Pay, hỗ trợ các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đầu tư vào hệ thống sinh trắc học, các giải pháp Biometric Pay an toàn, tiện lợi. Với sự nỗ lực của các bên tham gia, Biometric Pay hứa hẹn sẽ trở thành phương thức thanh toán phổ biến trong tương lai tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Ngân hàng mở và những thách thức

Trên thế giới, ít nhất 87% quốc gia đã triển khai các hình thức khác nhau của Ngân hàng mở (Open Banking hay Open API) thông qua giao diện lập trình ứng dụng mở. Ngân hàng mở cho phép các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán bên thứ ba được quyền truy cập thông tin dữ liệu ngân hàng của khách hàng thông qua các giao diện chương trình ứng dụng mở (Open API) được bảo mật.

Ngân hàng mở cũng đang trở thành xu hướng ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Cụ thể như: Vietinbank ra mắt VietinBank iConnect năm 2019, cung cấp nền tảng chia sẻ Open API nhằm hỗ trợ các đối tác số tham khảo, thử nghiệm và phát triển các ứng dụng phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình, mỗi tháng có trên 55 triệu giao dịch tài chính được thực hiện qua nền tảng VietinBank iConnect; BIDV ra mắt BIDV Open API ngày 29/11/2023, cung cấp 15 gói API và chỉ sau hơn 3 tháng (đến tháng 3/2024), đã có gần 60 đối tác trải nghiệm hệ thống BIDV Open API (với hơn 17.000 lượt thử nghiệm trên môi trường sandbox) và đăng ký tích hợp với BIDV…

Tuy nhiên ông Vũ Anh Đức, Phó giám đốc Trung tâm nền tảng và định danh số, Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT IS cho rằng, mô hình Open Banking hay Open API tại Việt Nam còn mang tính riêng lẻ, phần lớn do ngân hàng và đối tác tự xây dựng dựa trên nhu cầu của nhau. Do đó, quá trình triển khai vẫn còn tồn tại ba thách thức lớn cần tháo gỡ để tự tin đi theo hướng Ngân hàng mở: (i) Vấn đề quản trị dữ liệu; (ii) An toàn bảo mật; (iii) Nền tảng và chuẩn dữ liệu kỹ thuật (khi chưa có quy định chung nào về tiêu chuẩn kỹ thuật khi đưa vào thực tế giữa các tổ chức).

Ông Vũ Anh Đức, Phó giám đốc Trung tâm nền tảng và định danh số, FPT IS
Ông Vũ Anh Đức, Phó giám đốc Trung tâm nền tảng và định danh số, FPT IS

Theo ông Vũ Anh Đức, nhu cầu của khách hàng rất lớn và mong muốn của các tổ chức tín dụng của các doanh nghiệp cũng rất nhiều. Vì vậy đi đôi với việc rõ ràng khung pháp lý, công nghệ và dữ liệu sẽ được coi “chìa khóa" giúp liền mạch kết nối hệ thống giữa các tổ chức, xác thực thông tin chính xác giúp “mở đường" cho quá trình chuyển dịch ngân hàng mở hiệu quả.

Sử dụng hạ tầng chung và hoàn thiện hành lang pháp lý

Cùng bàn về nội dung này, ông Nguyễn Hoàng Long Phó Tổng giám đốc Napas cho rằng, ngân hàng mở mang lại nhiều lợi ích cho tất cả các bên (ngân hàng, công ty fintech, khách hàng và cơ quan quản lý).

Ông Nguyễn Hoàng Long Phó Tổng giám đốc Napas
Ông Nguyễn Hoàng Long Phó Tổng giám đốc Napas

Tuy nhiên, việc mỗi ngân hàng phải xây dựng và vận hành tiêu chuẩn, kết nối riêng khiến tăng chi phí vận hành, tốn kém nguồn lực; Ngân hàng thực hiện toàn bộ quy trình triển khai cho phép các Bên thứ ba cung cấp dịch vụ TPP (Third-party provider) được quyền truy cập thông tin dữ liệu ngân hàng của KH thông qua Open API (KYC, onboarding, kết nối kỹ thuật….) và TPP lại sử dụng nhiều tiêu chuẩn, kết nối với các ngân hàng sẽ dẫn đến khó triển khai mở rộng mô hình. Cùng với đó, việc ngân hàng mở nhiều kết nối đến TPP và không cùng tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu có thể dẫn đến những rủi ro an ninh bảo mật…

Do đó, giải pháp là sử dụng hạ tầng chung ngân hàng mở, chia sẻ và thống nhất tiêu chuẩn chung, quy trình, quy định vận hành để kết nối giữa các ngân hàng và TPP thông qua kết nối với đơn vị vận hành hạ tầng chung về ngân hàng mở. Hạ tầng chung này hỗ trợ các bên trong việc chia sẻ dữ liệu và cung cấp dịch vụ.

Các đề xuất được đại diện Napas đưa ra là NHNN là cần ban hành hướng dẫn/ quy định loại dữ liệu chia sẻ; hành lang pháp lý hỗ trợ triển khai ngân hàng mở với các bên tham gia. Ban hành quy định về việc triển khai Open Banking/Open API (quy định về chia sẻ dữ liệu, bảo mật thông tin, các loại API được cung cấp…). Cùng với đó, định hướng, khuyến khích các bên triển khai/ gia nhập hạ tầng chung về ngân hàng mở.

Ông Đoàn Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, NHNN
Ông Đoàn Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, NHNN

Về vấn đề hoàn thiện cơ sở pháp ý về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở, ông Đoàn Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, NHNN tại Hội thảo cho biết, Cục Công nghệ thông tin đã được Thống đốc giao làm đơn vị chủ trì soạn thảo Thông tư quy định về triển khai Open API trong ngân hàng. Các nội dung cơ bản của thông tư bao gồm: Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật (tiêu chuẩn kiến trúc, tiêu chuẩn về dữ liệu, tiêu chuẩn về an toàn thông tin); Danh mục hàm API chi tiết (thông tin mà ngân hàng phải công bố, công khai theo quy định pháp luật; thông tin khách hàng khi được sự chấp thuận của khách hàng; tạo lệnh thanh toán, chuyển tiền; có thể cung cấp thêm các hàm Open API theo nhu cầu thực tế); Quy chế khai thác chia sẻ dữ liệu; Lộ trình triển khai; Quyền và trách nhiệm của các bên.

“Chúng tôi dự kiến sẽ hoàn thành và trình Thống đốc ban hành thông tư này vào tháng 7/2024. Chúng tôi sẽ tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi nội dung thông tư này và rất mong được các tổ chức tín dụng, các công ty thanh toán tham gia đóng góp ý kiến tích cực để hoàn thiện dự thảo thông này trong thời gian tới”, ông Đoàn Thanh Hải nói.
Lê Đỗ - Hoàng Giáp

Tin liên quan

Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai. Trong đó nêu rõ cần chú trọng công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao kiến thức, hiểu biết về tài chính và kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính, quản lý tài chính cá nhân cho người dân.
Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/4), tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 25-50 đồng so với phiên trước.
Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Trên khắp nẻo đường quê hương núi Ấn - sông Trà, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tập thể NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến 2030.
Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Giai đoạn 2025 - 2030, Hà Nội dự kiến bố trí khoảng 6.000 tỷ đồng từ ngân sách thành phố để ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các nhóm đối tượng chính sách.
“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Ngọc - Giám đốc Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu nhận định, việc Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT – thông qua hệ thống VioEdu – phối hợp tổ chức sân chơi “Tài chính thông minh” giúp mang đến một mô hình giáo dục tài chính thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với các em học sinh.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/4), tỷ giá trung tâm không đổi so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 50-90 đồng so với phiên trước.
Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data