agribank-vietnam-airlines

Imexpharm tăng tốc cuộc đua về dược công nghệ cao trong nước

PV
PV  - 
Các doanh nghiệp dược đầu tư cho công nghệ cao như Imexpharm đang nắm bắt cơ hội tăng trưởng dài hạn khi tận dụng đòn bẩy từ chính sách phát triển dược trong nước.
aa
Nhân viên làm việc tại nhà máy Imexpharm. Ảnh: Imexpharm
Nhân viên làm việc tại nhà máy Imexpharm

Cộng hưởng lợi thế cạnh tranh cho dược nội địa

Năm 2024, Imexpharm đạt với doanh thu thuần 2.205 tỷ đồng, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp Imexpharm phá kỷ lục lợi nhuận, và là mức tăng trưởng dẫn đầu ngành, được thúc đẩy bởi đà tăng trưởng mạnh mẽ của kênh ETC và sự mở rộng của danh mục thuốc tiêm. Bên cạnh đó, nỗ lực bán hàng bền bỉ trong kênh OTC đã giúp Imexpharm duy trì sự ổn định, ngay cả khi thị trường bán lẻ của các công ty nội địa không tăng trưởng.

Những doanh nghiệp dược dẫn đầu về năng lực EU-GMP như Imexpharm (3 cụm nhà máy EU-GMP và 12 dây chuyền sản xuất EU-GMP) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao khi các chính sách hỗ trợ công nghiệp dược trong nước đi vào thực thi.Top of FormBottom of Form Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 03/2024 và Thông tư 07/2024 quy định rõ đối với các loại thuốc Nhóm 1 và Nhóm 2 mà có ít nhất 3 công ty trong nước có thể sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương, và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế, về chất lượng, giá, khả năng cung cấp, thì không chào thầu thuốc nhập khẩu.

Những thông tin tích cực này ngay lập tức tác động đến thị trường khi từ những ngày đầu năm 2025, cổ phiếu ngành dược đã có những phiên tăng mạnh, báo hiệu một năm đầy hứa hẹn với nhiều động lực tăng trưởng mới. Đáng chú ý, phiên giao dịch ngày 11/2, cổ phiếu IMP (CTCP Dược phẩm Imexpharm) tăng kịch trần lên vùng 49.650 đồng/cổ phiếu. Tính trong 1 năm gần nhất (đến 8/2/2025), cổ phiếu IMP ghi nhận tăng 67,54%, thanh khoản trung bình 101.000 đơn vị/phiên.

Niềm tin của nhà đầu tư không chỉ đến từ những con số ấn tượng trên sàn chứng khoán, mà còn phản ánh sự ghi nhận đối với chiến lược phát triển bền vững của Imexpharm. Chiến lược đầu tư chiều sâu vào R&D và tầm nhìn đẩy mạnh phân khúc dược phẩm công nghệ cao chính là nền tảng giúp Imexpharm duy trì đà tăng trưởng cao, ngay khi hầu như các doanh nghiệp lớn khác không đạt được kết quả như kỳ vọng. Theo báo cáo kết quả kinh doanh 2024, Imexpharm tiếp tục dẫn đầu Top 1 trong thị trường thuốc kháng sinh và giữ Top 3 về kênh đấu thầu bệnh viện.

Đầu tư vào công nghệ, R&D đã giúp ngành đổi mới và tạo ra sản phẩm mới đáp ứng sự thay đổi về dân số và xu hướng bệnh tật cũng như tăng trưởng dài hạn của ngành. Fitch Solutions dự báo thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ đạt 16,1 tỷ USD vào năm 2026 khi tiêu bình quân đầu người dành cho thuốc tăng khi thu nhập của người dân cải thiện và sự quan tâm tới sức khỏe ngày càng cao. Như vậy có thể thấy Imexpharm đang theo sát sự dịch chuyển của toàn ngành dược thế giới, nơi đầu tư vào R&D và công nghệ trở thành yếu tố then chốt để thích ứng và phát triển bền vững.

Đầu tư sâu cho sản phẩm công nghệ cao và giá trị cao

Theo báo cáo mới của IQVIA vào Quý 3, năm 2024, các sản phẩm công nghệ cao, giá trị cao, đặc biệt là vắc-xin, đang thúc đẩy tăng trưởng thị trường. Cụ thể, về giá trị thị trường (Market Value), tốc độ tăng trưởng hàng năm 2022 – 2024 là 10,4%, trong khi đó tổng giá trị thị trường tính tới Quý 3, 2024 tăng 9% so với cùng kỳ. Báo cáo của IQVIA cũng đưa ra phân tích về giá trị thị trường, trong đó nội địa chiếm 42% và nhập khẩu chiếm 58%.

Dù thuốc nhập khẩu vẫn chiếm ưu thế nhưng việc gia tăng thị phần liên tục cho thấy doanh nghiệp trong nước có năng lực nắm bắt và khai thác thị trường ở những phân khúc đặc thù. Đây là cơ hội mà các công ty nội địa cần đẩy mạnh năng lực sản xuất, đầu tư vào công nghệ và nâng cao chất lượng theo chuẩn quốc tế nhằm cạnh tranh sòng phẳng với thuốc nhập khẩu và nâng cao lợi thế đấu nhóm 1, nhóm 2, từng bước thay thế thuốc ngoại trên thị trường.

R&D chiều sâu là con đường giúp các công ty dược trong nước cạnh tranh và thay thế dược phẩm ngoại nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh thiết yếu của người dân. Bên cạnh đó, đây cũng là con đường chiến lược giúp công nghiệp dược Việt Nam đạt mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất dược giá trị cao trong khu vực; đồng thời cũng đảm bảo người dân trong nước được tiếp cận thuốc công nghệ cao kịp thời với chi phí hợp lý.

Vì vậy, đổi mới sáng tạo tiếp tục là trọng tâm chiến lược của Imexpharm trong chiến lược duy trì tăng trưởng bằng các sản phẩm công nghệ cao. Năm 2024, Công ty ra mắt 24 sản phẩm mới và triển khai 98 dự án R&D; nâng tổng số Giấy phép lưu hành tại châu Âu lên 28 cho 11 sản phẩm, củng cố nền tảng vững chắc để mở rộng ra thị trường toàn cầu. Imexpharm năm 2025 sẽ chuyển dịch mạnh mẽ danh mục sang sản phẩm giá trị cao, đặc biệt là thuốc tiêm và thuốc phân tán, đảm bảo theo xu thế mới của ngành dược thế giới. Việc triển khai xây dựng Tổ hợp Nhà máy Dược phẩm Cát Khánh tại tỉnh Đồng Tháp với quy mô gần 10 ha, tiêu chuẩn EU-GMP với tổng mức đầu tư khoảng 1.495 tỷ đồng, sẽ giúp Imexpharm đáp ứng nhu cầu thuốc công nghệ cao, giá trị cao ngày càng tăng của thị trường trong nước, đồng thời mở rộng các thị trường xuất khẩu mới.

Lãnh đạo Công ty cho biết, năm 2025, Imexpharm tiếp tục đầu tư đầu tư sâu vào R&D, cùng với năng lực EU-GMP, đẩy mạnh sản xuất công nghệ bào chế đặc biệt, sản phẩm tương đương sinh học. Thầy thuốc nhân dân, Dược sĩ Trần Thị Đào, Tổng Giám đốc Imexpharm, nhấn mạnh: “Công ty sẽ đẩy mạnh đầu tư cho công nghệ cao và dược phẩm phát minh nhằm bứt phá trong hành trình hướng tới mục tiêu trở thành nhà sản xuất dược phẩm lớn nhất tại Việt Nam và là một trong những tên tuổi hàng đầu trong ngành dược phẩm châu Á, góp phần đưa Việt Nam đạt mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm khu vực”.

PV

Tin liên quan

Tin khác

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Thị trường châu Á - Thái Bình Dương mở cửa phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/3) với sắc xanh, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng tăng điểm, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tạm dừng áp thuế đối với một số mặt hàng điện tử tiêu dùng.
Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Cổ phiếu Mỹ quay đầu giảm trở lại trong ngày thứ Năm (10/4), hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng giảm vào đêm thứ Năm do nỗi lo căng thẳng thương mại có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch kinh doanh và các nội dung quan trọng trong năm 2025 - năm bản lề của ACB trong chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2025 - 2030.
Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu tăng, thị trường trái phiếu cũng đã ổn định trở lại trong phiên giao dịch sáng thứ Năm (10/4) sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tạm thời hạ mức thuế quan đối ứng trong 90 ngày đối với hàng chục quốc gia. Nhưng theo các nhà phân tích, rủi ro vẫn còn lớn.
Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/4 đã công bố tạm dừng áp thuế quan đối ứng 90 ngày đối với nhiều quốc gia. Quyết định này đã hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh trong phiên hôm qua.
Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên giao dịch thứ Ba, phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp khi mà sự lo lắng của các nhà đầu tư quay trở lại trước thời hạn áp thuế quan tiếp theo của Tổng thống Donald Trump, theo đó Trung Quốc sẽ phải chịu mức thuế tích lũy 104%.
Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Lợi nhuận năm 2024 của Sacombank tăng trưởng ấn tượng song nhiều tín hiệu cho thấy, cổ đông của ngân hàng này có thể lại lỡ hẹn với cổ tức trong năm nay.
Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Cổ phiếu châu Á phục hồi từ mức thấp nhất trong 1 năm rưỡi và hợp đồng tương lai cổ phiếu Mỹ tăng cao hơn vào thứ Ba, khi thị trường lấy lại nhịp thở sau đợt bán tháo mạnh gần đây với hy vọng rằng Mỹ có thể sẵn sàng đàm phán một số mức thuế quan mạnh của mình.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát

Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát

S&P 500 và Dow Jones tiếp tục giảm trong phiên giao dịch đầu tuần khi nỗi lo của các nhà đầu tư về suy thoái kinh tế và lạm phát gia tăng trước việc Tổng thống Mỹ Donald Trump kiên quyết áp thuế, cảnh báo ông có thể tăng thêm thuế đối với Trung Quốc.
Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam

Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung, việc triển khai thí điểm thị trường cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của các quốc gia mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia trên thị trường tài sản mã hóa là công dân.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data