Huyền thoại về bà lang xứ Mường
Năm nào cũng vậy, vào những ngày giáp Tết, nơi góc núi miền Tây xứ Thanh công việc của bà lang mường Bùi Thị Ăng, trú tại thôn Sơn Để, xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa lại trở nên bận rộn hơn bao giờ hết. Vì thời điểm cuối năm, nhiều người bệnh với tâm lý chuẩn bị thuốc trước để dùng cho mấy ngày nghỉ Tết. Và cũng bởi thời tiết năm nay khắc nghiệt, người bệnh tìm đến bà nhiều hơn.
![]() |
Bà lang Mường Bùi Thị Ăng |
Hàng ngày bà vẫn cần mẫn, sáng cắt hong thuốc, chiều khám chữa cho người bệnh. Bao năm nay bà chưa bao giờ lấy tiền của người bệnh. Những người được bà chữa khỏi để tỏ lòng biết ơn bà thì vào dịp tết mang đôi bánh chưng, đĩa bánh gói lá chuối và gói xôi đến thăm nom bà.
Chính bởi vậy mà người dân nơi đây vẫn luôn lưu truyền câu nói: “Mồng 1 tết cha, mồng 2 tết mẹ, mồng 3 tết thầy”. Nghĩa là vào mồng 3 tết những người được bà lang chữa khỏi bệnh sẽ đến chúc năm mới bà.
Bà lang ấy được người dân nơi đây gọi với cái tên gần gũi là bà Chừng. Bà Chừng năm nay đã hơn 80 tuổi. Bà nổi tiếng với phương pháp chữa bệnh không giống ai – Phương pháp niệm chú, hà hơi và lấy mũi dao chích vào chỗ đau, kết hợp với các thang thuốc gia truyền. Bà có thể chữa được rất nhiều bệnh như: Sỏi thận, phù nề, phong hủi, viêm xoang, các bệnh liên quan đến khớp, quai bị, đau đầu…
Người trong thôn khi bị hóc xương, khi lại trật khớp, bong gân… cứ bệnh đến tay là bà chữa. Những người ở khắp nơi từ Bắc chí Nam cũng tìm đến bà chữa trị. Người được bà chữa trị khỏi nhưng bà không lấy tiền đã nhận bà là mẹ nuôi.
Quách Thị Thiều người cháu ngoại của bà Chừng dẫn lại lời của anh Hải, một bệnh nhân ở Đồng Nai, được bà chữa khỏi bệnh phong nên tết năm nào cũng về thăm bà rằng: “Tôi đã nhận bà là mẹ nuôi. Tôi rất thương bà, nên dù bận rộn và xa xôi nhưng năm nào tôi cũng phải thu xếp để về thăm bà”.
Truyền nghề trong... mơ!
Khi hỏi, ai là người mà bà tin tưởng truyền lại nghề bốc thuốc cứu bệnh gia truyền này? Bà chỉ vỏn vẻn cười rồi nói với chất giọng lơ lớ: “Hiện thì chưa có đứa nào trong đám con cháu nhận được việc này. Có chỉ dạy cho chúng rồi nhưng mà nếu không có duyên căn với ông bà tổ tiên thì không thể học được đâu”.
Quả đúng như lời của bà nói, hai người con dâu được bà truyền dạy tỉ mỉ, cho đi hái lá thuốc cùng, truyển khẩu chú gia truyền cho nhưng không thể nhớ và làm được nên đành chịu.
Bà cho biết thêm: “Chắc là bà đã quá vội vàng vì không biết bà còn sống được bao nhiêu lâu nữa. Học trực tiếp không thể nhớ được, hầu như những phương thuốc và khẩu chú được truyền lại là phải qua mơ. Chỉ lúc mơ được tổ tiên chọn truyền dạy thì mới học và hành nghề được. Bà cũng học trong mơ mà”.
Chuyện tưởng không thể tin nhưng đó lại là sự thật, chính bà Bùi Thị Ăng khi về làm dâu họ Quách văn mới được ông bà của dòng họ này về báo mộng và truyền lại nghề. Từ đó mới có thể bốc thuốc cứu người.
Đến nay, tuy đã ngoài 80 tuổi, bà Chừng vẫn đau đáu hy vọng về người sẽ nối tiếp bà sự nghiệp chữa bệnh làm phước cho đời. Bởi trong tâm ý của bà, chỉ khi làm những điều tốt lành cho người khác thì dòng họ mình mới được an ổn làm ăn. Và giờ bà vẫn tin rằng, nếu tổ tiên ông bà đã có sự sắp đặt chọn lựa thì trước sau bà cũng sẽ tìm được truyền nhân cho nghề. Và giờ bà vẫn tin như vậy!
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
