agribank-vietnam-airlines

Huyện đảo Bạch Long Vĩ: Tín dụng chính sách xã hội đồng hành cùng ngư dân bám biển, bám đảo

Phúc Lập
Phúc Lập  - 
Là hòn đảo xa bờ nhất Vịnh Bắc bộ, từ chỗ không có điện, không có nước ngọt, đến nay, sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, huyện Bạch Long Vĩ đã có hệ thống hạ tầng khá đồng bộ với hệ thống cung cấp nước ngọt, đường xá, cầu cảng,... Đặc biệt, Chỉ thị số 40-CT/TW của của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội được coi là “kim chỉ nam” để các chương trình tín dụng chính sách giúp người dân Bạch Long Vĩ đảm bảo việc làm, ổn định cuộc sống và tạo niềm tin của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố vững chắc hệ thống chính trị quốc phòng - an ninh tại đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
aa
Tín dụng chính sách chắp cánh ước mơ Phát động Cuộc thi viết “Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng Dân”

Những ngày cuối tháng 8, biển động, chúng tôi - một số phóng viên báo chí trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo chân đoàn cán bộ tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh thành phố ra giải ngân tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.

Sau gần 8 giờ đồng hồ lênh đênh trên biển, sóng to, gió lớn, hầu hết anh chị em trong đoàn đều bị say sóng, mệt nhoài. Nhưng đặt chân lên đảo, hít căng lồng ngực vị mặn mòi của biển và thu vào tầm mắt vẻ đẹp hùng vĩ, bao la của mảnh đất nơi “đầu sóng ngọn gió” của Tổ Quốc, ai nấy đều nhanh chóng khỏe lại. Hầu như năm nào cũng ra công tác tại Bạch Long Vĩ nhưng chúng tôi vẫn không khỏi ngạc nhiên trước sự “thay da đổi thịt” nơi đây. Từ chỗ chỉ có chưa tới 10 hộ dân ra xây dựng vùng kinh tế mới khi huyện đảo mới thành lập hơn 30 năm trước, nay Bạch Long Vĩ có 326 hộ dân với trên 1.000 nhân khẩu.

Năm 2016 - sau 2 năm Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” ra đời, vốn tín dụng chính sách chính thức ra với Bạch Long Vĩ. Lúc này, người dân huyện đảo có điều kiện tiếp cận với vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế. Cũng từ đây, Bạch Long Vĩ ngày càng khởi sắc, các hộ dân yên tâm bám biển, bám đảo.

Gia đình anh Đinh Văn Dũng tại Khu dân cư số 3 ra lập nghiệp và xây dựng kinh tế mới tại huyện đảo được gần 20 năm. Những ngày đầu được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi của ngân hàng CSXH, vốn ít, gia đình anh Dũng chỉ có thể chăn nuôi vài con gà, con lợn cung cấp cho quân và dân huyện đảo. Luôn sử dụng vốn vay hiệu quả, trả vốn và lãi đúng hạn nên khi hạn mức cho vay tăng lên, có nhu cầu vay thêm để mở rộng quy mô sản xuất, gia đình anh Dũng được xét vay đợt mới.

Đến nay, gia trại của gia đình anh thường xuyên có khoảng chục con lợn thịt, hàng chục con gà và vài con bò, kinh tế gia đình ngày càng ổn định, khấm khá: “Gia đình tôi được vay đến nay là 100 triệu đồng. “Lấy ngắn nuôi dài”, vợ chồng tôi đầu tư mua thêm con giống ở đất liền ra, cải tạo chuồng trại. Lứa này bán đi ngoài trả cả gốc và lãi, chúng tôi ước cũng lãi được vài chục triệu đồng. Ra đây lập nghiệp từ 2 bàn tay trắng, nhờ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH, nay, chúng tôi đã có của ăn của để, con cái được học hành. Đảo với chúng tôi bây giờ như là máu thịt rồi” – Anh Đinh Văn Dũng phấn khởi chia sẻ.

Gia đình chị Trần Thị Lan ở khu dân cư số 2, huyện đảo Bạch Long Vĩ được vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH để đầu tư mở cửa hàng kinh doanh các sản phẩm nhu yếu phẩm, thu mua thuỷ hải sản phục vụ cán bộ quân, dân trên đảo cũng như gửi bán các sản phẩm thủy, hải sản của huyện đảo về đất liền. Rời quê hương Thủy Nguyên ra xây dựng kinh tế mới tại Bạch Long Vĩ 20 năm trước, từ chỗ nhiều khó khăn, thiếu thốn, vất vả ban đầu, giờ đây, gia đình chị Lan đã có sinh kế bền vững, thu nhập ổn định, kinh tế gia đình ngày càng phát triển.

Với dáng vẻ hồn hậu, bộc trực của người dân miền biển “ăn sóng nói gió”, chị Trần Thị Lan tâm sự: “May mà có nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH với lãi suất thấp, thời gian trả nợ kéo dài, thủ tục vay vốn đơn giản, chúng tôi dễ tiếp cận vay để có vốn buôn bán. Thu nhập từ quầy hàng ổn định nên kinh tế gia đình tôi giờ không còn bấp bênh như ngày mới ra lập nghiệp. Bạch Long Vĩ giờ là nhà, chúng tôi về đất liền thăm quê vài hôm thấy nhớ, lại phải ra ngay”.

Được coi là “cánh tay nối dài” của Ngân hàng CSXH, các tổ tiết kiệm và vay vốn trên huyện đảo Bạch Long Vĩ làm “cầu nối” để đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, giúp người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả. Việc bình xét cho vay được thực hiện công bằng, công khai, minh bạch. Việc giám sát, tuyên truyền, hướng dẫn để người vay nộp lãi, trả gốc đúng hạn được thực hiện thường xuyên, liên tục và trách nhiệm.

Ông Nguyễn Sỹ Bắc - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn khu dân cư số 2, huyện Bạch Long Vĩ cho chúng tôi biết: “Tổ chúng tôi có 32 hội viên với tổng vốn vay 3,2 tỷ đồng từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH. Bà con vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh với đa dạng ngành nghề, trong đó tập trung kinh doanh, sản xuất, dịch vụ, thu mua, buôn bán thủy hải sản… Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, đời sống nhiều gia đình được nâng cao, các hộ vay trả nợ đúng hạn, kinh doanh, sản xuất tốt, đúng mục đích”.

Định kỳ hàng tháng, Ngân hàng CSXH Chi nhánh Hải Phòng tổ chức hoạt động giao dịch tại UBND huyện Bạch Long Vĩ. Theo đó, ngân hàng thực hiện thu nợ, thu lãi, giải ngân kịp thời cho bà con, đồng thời, tổ chức họp giao ban cùng Hội nông dân huyện, 4 tổ trưởng tổ Tiết kiệm và Vay vốn để phổ biến các chính sách mới, rà soát nhu cầu vay vốn của bà con trên đảo. Tính đến thời điểm này, sau 8 năm triển khai cho vay vốn tín dụng chính sách tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, Ngân hàng CSXH Chi nhánh thành phố Hải Phòng đã hỗ trợ trên 90 lượt vay vốn với tổng dư nợ trên 9 tỷ đồng, trong đó gần 7,5 tỷ đồng là nguồn vốn Ngân hàng CSXH trung ương huy động và hơn 1,5 tỷ đồng là nguồn từ ngân sách thành phố ủy thác qua Ngân hàng CSXH Chi nhánh Hải Phòng.

Ông Phạm Văn Toan - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bạch Long Vĩ chia sẻ với chúng tôi: Tiếp tục quán triệt sâu rộng các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về tín dụng CSXH, chúng tôi cố gắng để cùng với Ngân hàng CSXH rà soát các hộ có khả năng kinh doanh sản xuất, tạo điều kiện hơn nữa để người dân được vay vốn và sử dụng vốn vay hiệu quả. Đối với các hộ còn chây ì trong thanh, trả vốn, trả lãi thì chúng tôi động viên, cân đối nguồn vốn cho phù hợp. Nhưng đối với khu vực huyện đảo như Bạch Long Vĩ, để phát triển một mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì khó khăn hơn, đòi hỏi thời gian dài hơn và nguồn vốn lớn hơn so với trong đất liền. Nên mong là, trong thời gian tới, mức vay tối đa cho các hộ dân có nhu cầu ở khu vực này được nâng lên để người dân có điều kiện làm ăn lớn và hiệu quả hơn”.

Ông Nguyễn Công Diễn - Phó Chủ tịch UBND huyện Bạch Long Vĩ thì không khỏi vui mừng, tự hào chia sẻ:“Nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH đã “tiếp sức” giúp bà con huyện đảo phát triển sản xuất kinh doanh, mua sắm ngư cụ, ổn định sinh kế và yên tâm bám biển, bám đảo. Từ đó góp phần xây dựng, phát triển Bạch Long Vĩ mạnh về kinh tế, vững về quốc phòng - an ninh” .

Bạch Long Vĩ đã được quy hoạch xây dựng thành Trung tâm nghề cá, tìm kiếm cứu nạn khu vực phía Bắc. Với định hướng này, nhiều năm qua, huyện tập trung cao cho việc phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá và đã xây dựng cảng cá Tây Nam. Cùng với đó, hiện tại huyện xây dựng cảng cá Tây Bắc, sau khi hoàn thiện, 2 cảng cá sẽ đảm bảo nơi neo đậu, tránh trú bão cho ngư dân đánh bắt thủy hải sản trên ngư trường.

Thay cho lời kết, chúng tôi mượn lời của ông Nguyễn Ngọc Sơn - Giám đốc Ngân hàng CSXH Chi nhánh thành phố Hải Phòng cam kết với lãnh đạo huyện Bạch Long Vĩ khi đoàn công tác chúng tôi xuống tàu để trở về đất liền: “Trên cơ sở quy hoạch phát triển huyện Bạch Long Vĩ, trong thời gian tới, Ngân hàng CSXH Chi nhánh thành phố tiếp tục bám sát nhu cầu vay vốn của người dân địa phương để kịp thời đưa nguồn vốn vay đến đúng đối tượng, tạo điều kiện ổn định sinh kế cho bà con ngư dân và góp phần vừa phát triển kinh tế xã hội vừa đảm bảo an ninh, quốc phòng tại huyện đảo tiền tiêu của Tổ Quốc”.

Phúc Lập

Tin liên quan

Tin khác

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở rắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng, thôn quê của cả nước, trong đó có cả những thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang). Bởi ở đó, có những đảng viên đi trước, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, đã và đang góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng.

Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”

Ngày 26/12, tại trụ sở NHNN, Thời báo Ngân hàng đã phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Lễ tổng kết Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”.

Tín dụng chính sách xã hội đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân.

Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng dân – kết nối sức mạnh - phát triển bền vững

“Đảng lãnh đạo, cầm quyền, nhưng dân là gốc, là chủ” Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thì nhất định phải có Đảng cộng sản theo lý luận đảng kiểu mới của Lênin lãnh đạo. Không có Đảng lãnh đạo, cách mạng không thể thắng lợi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững cần phải có nhiều nhân tố, trong đó đặc biệt là mối quan hệ Đảng với Dân. Nói đến dân là nói đến tài dân, sức dân, của dân, lòng dân, quyền dân, toát ra từ đó quyết tâm, đồng tâm, tín tâm, sự hăng hái, khôn khéo, sáng tạo, anh hùng. Ở Việt Nam chủ nghĩa dân tộc, tinh thần yêu nước và phong trào yêu nước luôn hiện hữu mọi lúc, mọi nơi, mọi thời đại của dân tộc.

Tín dụng chính sách: Khơi dậy ý chí thoát nghèo ở Tuần Giáo

Thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tuần Giáo được triển khai hiệu quả đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước nâng cao đời sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Tín dụng chính sách: Sức bật kinh tế cho người dân tộc thiểu số tại huyện Bình Liêu

Bình Liêu – vùng đất miền núi yên bình, nằm bên biên giới Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, nơi hơn 96% dân số là người dân tộc thiểu số, đã trở thành điểm sáng trong nỗ lực giảm nghèo, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Kết quả này không thể đạt được nếu thiếu sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng các cấp chính quyền địa phương, với tín dụng chính sách đóng vai trò chủ lực, giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội phát huy hiệu quả nguồn vốn vay

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phát huy vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong việc nhận nguồn vốn ủy thác để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Tiểu Cần: Hiệu quả tín dụng chính sách từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW

Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đỉnh có thu nhập thấp, nhiều hộ khó khăn tự vươn lên, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Chính sách xã hội ở nước ta thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tín dụng chính sách là “điểm sáng” trong giảm nghèo

Trong năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội được Ủy ban về các vấn đề xã hội đánh giá là đã “tiếp tục khẳng định hiệu quả thiết thực và là điểm nhấn trong công tác giảm nghèo, nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được tăng cường từ nhiều nguồn đa dạng…”.

Chính sách mang ý Đảng, lòng dân

Thành tựu 30 năm đổi mới đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và bước vào một giai đoạn phát triển mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy vậy Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp của thế giới, Theo quy luật khoảng cách giầu nghèo sẽ càng nới rộng hơn trong nền kinh tế thị trường
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data